*Bộ máy quản lý và kiểm soát thông tin về chi phí
Sự phân cấp quản lý trong các doanh nghiệp SX xi măng đã trao quyền và trách nhiệm đến lãnh đạo các bộ phận là trưởng phòng ban, giám đốc các trung tâm. Tuy nhiên với nội dung chi phí phát sinh tại các địa điểm này lại không thuộc trách nhiệm của lãnh đạo bộ phận. Toàn bộ chi phí phát sinh được theo dõi tập trung tại phòng kế toán, lãnh đạo các bộ phận ngoài nội dung chuyên môn còn chịu trách nhiệm quản lý về lao động và hiện vật. Đây là tồn tại dẫn đến khó khăn trong việc tìm ra nguyên nhân và giải pháp để tối thiểu hóa chi phí tại các bộ phận.
*Mô hình bộ máy kế toán và bộ phận thực hiện kế toán quản trị chi phí
Các doanh nghiệp SX xi măng tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, tại các phân xưởng và các chi nhánh có nhân viên kế toán tập hợp chứng từ và chuyển về phòng kế toán trung tâm để tổng hợp. Trong 71 đơn vị được khảo sát có 04 đơn vị tổ chức theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán, những chi nhánh có quy mô phù hợp được hạch toán và lên báo cáo để chuyển về phòng kế toán trung tâm. Kế toán quản trị chi phí tại các đơn vị chưa được thực hiện bài bản. Các thông tin về chi phí phát sinh tại các phân xưởng sản xuất chính và các phân xưởng phụ trợđược kế toán đảm nhiệm phần hành chi phí, giá thành thực hiện. Khi cần thiết, giám đốc doanh nghiệp yêu cầu kế toán trưởng cung cấp thông tin được lấy từ kế toán chi phí, giá thành. Báo cáo về chi phí chỉ lập vào cuối kỳ kế toán khi việc ghi nhận và chi phí thực tế phát sinh được hoàn tất. Vai trò tham mưu cho giám đốc doanh nghiệp về các thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định phụ thuộc toàn bộ vào kế toán
trưởng và kế toán phần hành chi phí, giá thành. Trách nhiệm kiểm soát chi phí chưa gắn liền với người đứng đầu bộ phận phát sinh chi phí.
*Phân loại chi phí
Cũng đã có một số doanh nghiệp thực hiện phân loại chi phí theo cách ứng xử để kiểm soát chi phí theo hai nhóm là biến phí và định phí. Các doanh nghiệp này vận dụng cách phân loại chi phí theo cách ứng xử để lập báo cáo kết quả kinh doanh và xác định điểm hòa vốn trong kinh doanh. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp này chiếm 10%. Đây là cách phân loại chi phí làm tiền đề cho các phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành linh hoạt trong điều kiện thị trường nhiều biến động như hiện nay. Các đơn vị chưa thực hiện phân loại chi phí theo các phương pháp hiện đại như: Phân loại chi phí theo mức độ kiểm soát chi phí của nhà quản trị DN; phân loại chi phí phục vụ quá trình ra quyết định…Đây là tồn tại kéo theo khó khăn trong việc trao quyền và trách nhiệm kiểm soát chi phí tại các bộ phận phát sinh chi phí.
*Lập tiêu chuẩn kiểm soát chi phí (Xây dựng định mức chi phí và dự toán CP)
Trong giai đoạn thị trường cạnh tranh như hiện nay chưa có doanh nghiệp nào vận dụng dự toán linh hoạt để ứng phó với những biến động thị trường. Sản xuất gắn liền với nhu cầu thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có các giải pháp cho từng tình huống cụ thể trong kinh doanh, từng mức sản xuất thực tế. Do đó, hệ thống dự toán linh hoạt là đòi hỏi tất yếu của giai đoạn hiện nay tại doanh nghiệp.
*Nhận diện và đo lường chi phí, kết quả hoạt động
Vận dụng các phương pháp xác định chi phí, xác định đối tượng tập hợp CP; Xác định kết quả các hoạt động và các bộ phận: Tại các doanh nghiệp SX xi măng Việt Nam, đối tượng tập hợp chi phí là các phân xưởng sản xuất chính gắn liền với các giai đoạn sản xuất sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm xi măng và bán thành phẩm có thể tiêu thụ trên thị trường như Clinhker. Để ghi nhận chi phí các doanh nghiệp vận dụng phương pháp chi phí thực tế. Với phương pháp này, giám đốc chỉ có thông tin về chi phí vào cuối kỳ kế toán. Chưa vận dụng các phương pháp tính giá thành phù hợp để linh hoạt theo những biến động giá cả thị trường.
*Lập báo cáo bộ phận
Mặc dù các phân xưởng nơi phát sinh chi phí đã được phân công kế toán theo dõi nhưng chưa thực hiện lập báo cáo bộ phận theo từng phân xưởng sản xuất. Với quy mô doanh nghiệp sản xuất lớn và mô hình quản lý kiểu trực tuyến chức năng cần phải có hệ thống báo cáo được thiết kế cho từng phân xưởng chính và phân xưởng phụ trợ để kiểm soát chi phí thực tế phát sinh với dự toán chi phí của bộ phận. Từ đó phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố cấu thành chi phí, phân tích nguyên nhân tăng, giảm chi phí để có biện pháp khắc phục nhằm tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Như vậy, tại khâu lập báo cáo kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp SX xi măng Việt Nam đã thực hiện nhưng mới dừng lại ở những dạng báo cáo đơn giản để thông tin lại về chi phí thực tế phát sinh, chưa đi sâu cung cấp thông tin phục vụ cho công tác phân tích chi phí.
*Thực hiện phân tích chi phí, kết quả và hiệu quả hoạt động
Quá trình ra quyết định tại các doanh nghiệp được căn cứ vào báo cáo kế toán do kế toán chi phí, giá thành lập và trình kế toán trưởng để báo cáo lên giám đốc. Các báo cáo ở dạng thức đơn giản. Các doanh nghiệp chưa thực hiện phân tích thông tin từ mối quan hệ giữa chi phí- sản lượng- lợi nhuận để đưa ra các phương án kinh doanh tối ưu cho từng thời điểm của doanh nghiệp. Việc phân tích riêng biệt từng chỉ tiêu chi phí, doanh thu tại các doanh nghiệp không cho phép nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về mối quan hệ giữa chi phí- sản lượng- lợi nhuận dẫn đến các quyết định có thể thiếu chính xác. Các giám đốc DN quan tâm nhiều đến các quyết định dài hạn như quyết định đầu tư dây truyền công nghệ, quyết định liên quan đến xây dựng cơ bản… Các quyết định ngắn hạn liên quan đến vấn đề giá, doanh số tiêu thụ tại từng thị trường do bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm nên chưa kết gắn được mối liên hệ mật thiết giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ.
Các trung tâm trách nhiệm chưa được hình thành. Do vậy, thông tin cung cấp cho việc ra quyết định mới dừng lại ở các thông tin thô mà chưa được phân tích để thấy rõ biến động chi phí gắn liền với nguyên nhân ảnh hưởng. Đây là những hạn chế trong khâu kiểm soát dẫn đến việc tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề tăng chi
phí chưa tốt. Doanh nghiệp chưa gắn trách nhiệm của các cấp quản lý đến từng biến động chi phí để có chếđộ đãi ngộ phù hợp nhằm kích thích các sáng tạo trong quản lý và sản xuất tại các bộ phận.
Thực trạng kế toán quản trị chi phí đã cho thấy tại các doanh nghiệp đã manh nha thực hiện một số khâu và công việc kế toán quản trị chi phí như lập định mức chi phí, dự toán chi phí, báo cáo kế toán về chi phí… Những nội dung và công việc đã làm chỉ là manh mún sơ khai chưa đồng bộ, khoa học để kiểm soát được các chi phí phát sinh trong doanh nghiệp.
Nguyên nhân của những tồn tại trên đây là do các doanh nghiệp hiện nay chỉ chú trọng xây dựng hệ thống kế toán tài chính để hoàn thiện hồ sơ lên báo cáo tài chính. Vai trò của kế toán quản trị chưa được xem xét và đầu tư đúng tầm. Nhà quản trị chưa tận dụng được vai trò tư vấn từ đội ngũ kế toán khi ra các quyết định kinh doanh. Do đó, công việc của kế toán quản trị dù đã manh nha được thực hiện tại các doanh nghiệp nhưng chưa bài bản và đảm bảo tính khoa học.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Vận dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn sâu các nhân viên kế toán và nhà quản lý tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam, tác giảđã hệ thống được thực trạng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp XS xi măng Việt Nam.
Qua kết quả khảo sát, tác giả trình bày và đánh giá theo từng nội dung của các yếu tố cấu thành mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp SX xi măng Việt Nam. Từ đó đánh giá khách quan về những mặt đạt được và những mặt chưa đạt được, làm cơ sở cho việc định hướng thiết kế và xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam.
Tìm hiểu rõ thực trạng kế toán quản trị chi phí hiện tại của các doanh nghiệp và nhu cầu tất yếu phải vận dụng các giải pháp quản lý hiện đại để vượt qua những khó khăn giai đoạn hiện nay bằng việc phát huy được thế mạnh của kế toán quản trị chi phí- công cụ cung cấp thông tin quản trị nội bộ trong doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ CHO
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG VIỆT NAM 3.1. Chiến lược phát triển dài hạn của các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam
Theo trung tâm thông tin của Bộ Xây dựng, tính đến hết năm 2013, cả nước có 129 dây chuyền SX xi măng đã được đầu tư và đi vào khai thác với công suất thiết kế là 83,4 triệu tấn. Dự kiến đến năm 2020, sản lượng xi măng trong nước sản xuất khoảng 112 triệu tấn, cao hơn nhu cầu 19 triệu tấn. Như vậy với ngành sản xuất xi măng trong các năm tới, khả năng cung vượt cầu, vì vậy Bộ xây dựng đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương không đăng ký thêm các dự án xi măng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Dự kiến công suất thiết kế và sản lượng sản xuất xi măng dự tính đến năm 2020 được thể hiện qua bảng biểu 3.1.
Bảng 3.1: Dự kiến công suất và sản lượng sản xuất đến năm 2020 Năm 2010 (triệu tấn) Năm 2015 (triệu tấn) Năm 2020 (triệu tấn)
Công suất Sản lượng Công suất Sản lượng Công suất Sản lượng
62,56 59,02 101,16 88,5 120,68 112
(Nguồn: Viện vật liệu xây dựng)
Về dự báo nhu cầu xi măng của nước ta đến năm 2020 của nhiều chuyên gia với các con sốđưa ra có khác nhau, tuy nhiên mức độ chênh lệch không lớn, nhìn chung dự báo mức tiêu thụ thị trường xi măng nước ta trong thời gian tới theo các vùng miền thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng tại các vùng miềnđến năm 2030 Vùng kinh tế Nhu cầu qua các năm (Triệu tấn)
2010 2015 2020 2025 2030
-Miền Bắc (chiếm 47% so với cả nước) 24,4 35,3 43,7 50,8 53,1 -Miền Trung (chiếm 18% so với cả nước) 9,4 13,5 16,7 19,4 20,3 -Miền Nam (chiếm 35 % so với cả nước) 18,2 26,2 32,6 37,8 39,6
Cả nước 52 75 93 108 113
Về thị trường xi măng trong cả nước có thể phân tích qua số liệu thống kê của Tổng Công ty xi măng Việt nam (CCBM) cho thấy tình hình tiêu thụ xi măng tại các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam và việc phân bổ tiêu thụ bình quân trong giai đoạn vừa qua ở các miền theo tỷ lệ sau: Miền Bắc: 47%; Miền Nam: 35%; Miền Trung: 18%; Định hướng quy hoạch phát triển ngành sản xuất xi măng được thể hiện theo Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 của Thủ tướng Chính Phủ về quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:
Về đầu tư: Đầu tư phát triển công nghiệp xi măng bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng tài nguyên hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan và bảo đảm an ninh, quốc phòng. Ưu tiên các dự án xi măng đầu tư ở các tỉnh phía Nam; các dự án đầu tư mở rộng; các dự án công suất lớn, công nghệ hiện đại, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp. Các dự án xi măng thuộc danh mục đầu tư kèm theo Quyết định này, chỉ được phép đầu tư xây dựng công đoạn nghiền xi măng có công suất tương ứng với năng suất lò nung clinhke; không đầu tư các trạm nghiền độc lập, riêng lẻ.
Về công nghệ: Sử dụng công nghệ tiên tiến với mức độ tự động hóa cao, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, năng lượng trong sản xuất. Lựa chọn thiết bị phù hợp nhằm đảm bảo sản xuất ổn định, sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý, tăng sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đầu tư đồng bộ hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải trong các nhà máy xi măng để phát điện, cụ thể: Các dự án xi măng đầu tư mới, có công suất lò nung từ 2.500 tấn clanhke/ngày trở lên, phải đầu tư ngay hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện, trừ các dây chuyền sản xuất xi măng sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải làm nhiên liệu; đối với các nhà máy xi măng đang hoạt động, các dự án xi măng đang triển khai đầu tư nhưng đã ký hợp đồng cung cấp thiết bị trước ngày Quyết định này có hiệu lực phải hoàn thành đầu tư hạng mục này trước năm 2015. Đối với các nhà máy xi măng có công suất dưới 2.500 tấn clinhke/ngày, khuyến khích nghiên cứu đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện; Khuyến khích đầu tư công nghệ
sản xuất xi măng gắn với việc xử lý và sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải (kể cả rác thải y tế) làm nhiên liệu để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Đến cuối năm 2015 hoàn thành chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng từ lò đứng sang lò quay.
Về quy mô công suất: Phát triển các nhà máy có quy mô công suất lớn, các dự án đầu tư mới, công suất tối thiểu 2.500 tấn clanhke/ngày. Đối với các dự án ở vùng sâu, vùng xa và các dự án chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng lò đứng sang công nghệ sản xuất xi măng lò quay có thể áp dụng quy mô công suất phù hợp. Khuyến khích hình thành các tổ hợp sản xuất xi măng lớn từ các dự án hiện có bằng các hình thức phù hợp.
Về bố trí quy hoạch: Ưu tiên đầu tư các dự án xi măng ở các tỉnh phía Nam, các vùng có điều kiện thuận lợi về nguyên liệu, có điều kiện phát triển công nghiệp, có điều kiện hạ tầng giao thông. Hạn chếđầu tư các dự án xi măng ở những vùng có khó khăn về nguyên liệu, ảnh hưởng đến các di sản văn hóa, phát triển du lịch.
Để thực hiện được những mục tiêu trên đây cần phải thực hiện các giải pháp: Kết hợp đồng bộ giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa các ngành và các lĩnh vực như: cơ khí, giao thông vận tải, tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, xây dựng hạ tầng… để đáp ứng phát triển ngành công nghiệp xi măng, đồng thời thúc đẩy phát triển các ngành khác. Nâng cao năng lực cơ khí chế tạo trong nước đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển công nghiệp xi măng. Trước mắt, sản xuất các thiết bị phi tiêu chuẩn, các chi tiết, phụ tùng thay thế phục vụ việc sửa chữa, giảm tỷ lệ nhập khẩu, tiến tới nghiên cứu chế tạo các thiết bị đồng bộ cho các dây chuyền xi măng. Bố trí nguồn vốn khoa học hợp lý cho việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thử những thiết bị mới, các dây chuyền sản xuất xi măng lò quay, các thiết bị, phụ tùng thay thế; có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất thiết bị thay thế hàng nhập khẩu. Một trong những giải pháp không thể thiếu đối với