2.1.2 .Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
2.2. NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH BẠC LÁ LÚA
2.2.2. Tính phổ biến và tác hại của bệnh bạc lá lúa
Bệnh bạc lá là một trong những đối tượng gây hại chủ yếu của cây lúa nước, có phạm vi phân bố rộng ở Châu Á, Châu Đại Dương, Châu Phi, Bắc Mỹ và vùng Caribe, xuất hiện gây hại ở hầu hết các quốc gia sản xuất lúa nước có khí hậu nhiệt đới, Á nhiệt đới từ 23o vĩ độ Bắc đến 23o vĩ độ Nam (Ezuka, 2000).
Mức độ tác hại của bệnh phụ thuộc vào giống, thời kỳ bệnh của cây sớm hay muộn và mức độ nhiễm bệnh nặng hay nhẹ. Về mức độ thiệt hại năng suất biến động rất lớn từ 20-30% có khi tới 50%, thậm chí đến 90% (Deng & cs.., 2006).
Theo Srivastava (1972), ở Ấn Độ bệnh bạc lá làm giảm năng suất lúa từ 16 –60%, tỷ lệ giảm cao hay thấp phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây; Trên các giống lúa nhiễm, bệnh phát sinh gây hại giai đoạn lúa làm đòng, trỗ và mưa bão thì tỷ lệ giảm năng xuất rất cao 60–74%, thậm chí là mất trắng. Ngược lại, các giống lúa kháng bệnh, bệnh phát sinh sớm giai đoạn lúa đẻ nhánh hoặc quá muộn sau trỗ thì tỷ lệ thiệt hại giảm năng suất rất thấp không đáng kể từ 10 - 20%. (Mew, 1987). Bệnh bạc lá gây hại giai đoạn lúa làm đòng, trỗ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các yếu tố cấu thành năng suất: Trọng lượng chất khô giảm, bông lúa nhẹ, gẫy, nát, tỷ lệ hạt lép đến 75–80%, số hạt trên bông và trọng lượng nghìn hạt đều giảm so với đối chứng. Về chất lượng: Hạt gạo dề ggayx mủn, màu xám đen, vị đắng, hàm lượng tinh bột và protein đều giảm so với đối chứng (Verma, 1977).