PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT, CHẤT
4.1.4. Khả năng tích lũy chất khô và hiệu suất quang hợp một số dòng lúa triển vọng
triển vọng Bắc thơm 7 cải tiến
Chất khô là chất hữu cơ tạo ra được từ quá trình hút dinh dưỡng và quang hợp của cây lúa, trong đó 80-90% chất khô trong cây được tạo thành do quá trình quang hợp. Tốc độ tích lũy chất khô ở các giống khác nhau, các thời vụ khác nhau là khác nhau. Tốc độ tích lũy chất khô phụ thuộc lớn vào giống, điều kiện ngoại cảnh và điều kiện thâm canh. Đối với lúa, ở thời kì sinh trưởng sinh dưỡng, hoạt động quang hợp tạo ra vật chất chủ yếu ở các lá giữa, lượng vật chất này chủ yếu được vận chuyển lên nuôi các lá non phía trên, một phần vận chuyển xuống rễ, chỉ một phần rất nhỏ được dự trữ trong lá... Cây lúa chỉ bắt đầu tích luỹ mạnh vào khoảng 2 tuần trước trỗ và đạt mức cực đại trong các bộ phận của cây, chủ yếu là trong bẹ và thân vào lúc trỗ. Lúc chín được vận chuyển chủ yếu về hạt. Khả năng tích luỹ chất khô và sự vận chuyển các chất hữu cơ từ cơ quan sinh trưởng về cơ quan sinh sản là cơ sở cho việc tạo ra năng suất hạt. Chính vì vậy, khả năng tích luỹ chất khô của cây lúa càng cao thì tiềm năng năng suất lúa càng lớn. Kết quả nghiên cứu chất khô tích lũy của các giống lúa thí nghiệm qua các giai đoạn sinh trưởng được thể hiện ở bảng 4.7 và 4.8.
Bảng 4.7. Khối lượng chất khô qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển của một số dòng lúa triển vọng Bắc thơm 7 cải tiến trong Vụ Xuân 2019 tại Văn
Lâm, Hưng Yên
Ghi chú: Trong phạm vi cột các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05
Qua bảng 4.7 chúng tôi nhận thấy: Vụ Xuân 2019, ba thời kì theo dõi các dòng lúa trong thí nghiệm đều là các thời kì có khả năng tích luỹ chất khô mạnh. Khả năng tích luỹ chất khô tăng từ thời kì đẻ nhánh đến thời kì trỗ và thời kì chín sáp.
Giai đoạn đẻ nhánh rộ, các dòng lúa thí nghiệm có khối lượng chất khô dao động từ 4,7 – 5,9 gam/khóm. Trong đó, dòng lúa D3 có khối lượng chất khô 4,7 gam/khóm, thấp hơn hai dòng, giống đối chứng; Dòng lúa D2, D4 có khối lượng chất khô 5,3 gam/khóm thấp hơn khối lượng chất khô của giống Bắc thơm số 7 và cao hơn dòng IRBB64. Các dòng lúa còn lại có khối lượng chất khô cao hơn hai dòng, giống lúa đối chứng.
Giai đoạn lúa trỗ: Các dòng lúa thí nghiệm có khối lượng chất khô dao động từ 19,7 – 23,5 gam/khóm. Trong đó, dòng lúa D3 có khối lượng chất khô 19,7 gam/khóm, thấp hơn hai dòng, giống đối chứng; Dòng lúa D2, D4 có khối lượng chất khô lần lượt là 21,1 và 22,4 gam/khóm thấp hơn khối lượng chất khô của giống Bắc thơm số 7 và cao hơn dòng IRBB64. Các dòng lúa còn lại có khối lượng chất khô cao hơn hai dòng, giống lúa đối chứng.
Giai đoạn chín sáp: Các dòng lúa thí nghiệm có khối lượng chất khô dao động từ 22,5-27,7 gam/khóm. Trong đó, dòng lúa D2, D3 có khối lượng chất khô lần lượt là 23,1 và 22,5 gam/khóm, thấp hơn hai dòng, giống đối chứng; Dòng lúa D4, D5, D6 có khối lượng chất khô lần lượt là 25,5; 26,3; 27,3 gam/khóm thấp hơn khối lượng chất khô của giống Bắc thơm số 7 và cao hơn dòng IRBB64. Các dòng lúa còn lại có khối lượng chất khô cao hơn hai dòng, giống lúa đối chứng.
Bảng 4.8. Khối lượng chất khô qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển của một số dòng lúa triển vọng Bắc thơm 7 cải tiến trong Vụ Mùa 2019 tại Văn
Lâm, Hưng Yên
D1 D2 D3 D4 D5 D6 IRBB64 (đ/c) BT7 (đ/c)
Ghi chú: Trong phạm vi cột các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05
Qua bảng 4.8 chúng tôi nhận thấy: Vụ Mùa 2019, ba thời kì theo dõi các dòng lúa trong thí nghiệm đều là các thời kì có khả năng tích luỹ chất khô mạnh.
Khả năng tích luỹ chất khô tăng từ thời kì đẻ nhánh đến thời kì trỗ và thời kì chín sáp. Ở Vụ Mùa 2019, khả năng tích lũy chất khô của các dòng lúa thí nghiệm thấp hơn so với vụ Xuân 2019.
Giai đoạn đẻ nhánh rộ, các dòng lúa thí nghiệm có khối lượng chất khô dao động từ 4,5 – 5,6 gam/khóm. Trong đó, dòng lúa D3 có khối lượng chất khô 4,5 gam/khóm, thấp hơn hai dòng, giống đối chứng; Dòng lúa D2, D4 có khối lượng chất khô 5,1 gam/khóm thấp hơn khối lượng chất khô của giống Bắc thơm số 7 và cao hơn dòng IRBB64. Các dòng lúa còn lại có khối lượng chất khô cao hơn hai dòng, giống lúa đối chứng.
Giai đoạn lúa trỗ: Các dòng lúa thí nghiệm có khối lượng chất khô dao động từ 19,5 – 23,3 gam/khóm. Trong đó, dòng lúa D3 có khối lượng chất khô 19,5 gam/khóm, thấp hơn hai dòng, giống đối chứng; Dòng lúa D2, D4 có khối lượng chất khô lần lượt là 19,9 và 22,2 gam/khóm thấp hơn khối lượng chất khô của giống Bắc thơm số 7 và cao hơn dòng IRBB64. Các dòng lúa còn lại có khối lượng chất khô cao hơn hai dòng, giống lúa đối chứng.
Giai đoạn chín sáp: Các dòng lúa thí nghiệm có khối lượng chất khô dao động từ 22,3-27,5 gam/khóm. Trong đó, dòng lúa D2, D3 có khối lượng chất khô lần lượt là 22,9 và 22,3 gam/khóm, thấp hơn hai dòng, giống đối chứng; Dòng lúa D4, D5, D6 có khối lượng chất khô lần lượt là 25,3; 26,1; 27,1 gam/khóm thấp hơn khối lượng chất khô của giống Bắc thơm số 7 và cao hơn dòng IRBB64. Các dòng lúa còn lại có khối lượng chất khô cao hơn hai dòng, giống lúa đối chứng.
Bảng 4.9. Tốc độ tích lũy chất khô và hiệu suất quang hợp thuần của một số dòng lúa triển vọng Bắc thơm 7 cải tiến trong Vụ Xuân 2019 tại Văn Lâm,
Hưng Yên Công thức D1 D2 D3 D4 D5 D6 IRBB64 (đ/c) BT7 (đ/c) LSD0.05 CV%
Tốc độ tích lũy chất khô của các dòng lúa thí nghiệm trong vụ Xuân 2019 dao động từ 16,7 – 20,7 gram/m2 đất/ngày. Trong đó, các dòng D2, D3 có tốc độ tích lũy chất khô 16,7 gram/m2 đất/ngày và D4 có tốc độ tích lũy chất khô 18,9 gram/m2 đất/ngày thấp hơn so với hai dòng giống đối chứng; Các dòng D5, D6 có tốc độ tích lũy chất khô lần lượt là 19,3 và 20,1 gram/m2 đất/ngày thấp hơn giống Bắc thơm số 7 và cao hơn dòng IRBB64; dòng D1 có tốc độ tích lũy chất khô cao nhất và bằng với giống Bắc thơm số 7 là 20,7 gram/m2 đất/ngày.
Hiệu suất quang hợp thuần của các dòng thí nghiệm tại vụ Xuân 2019 dao động từ 0,14 – 0,15 gram/m2 lá/ngày. Trong đó dòng D1, D2, D3, D5 và D6 có hiệu suất quang hợp 0,14 gram/m2 lá/ngày bằng với dòng đối chứng IRBB64 và thấp hơn dòng D4 và giống Bắc thơm số 7 có hiệu suất quang hợp 0,15 gram/m2 lá/ngày.
Tốc độ tích lũy chất khô của các dòng lúa thí nghiệm trong vụ Mùa 2019 dao động từ 18,6 – 23,1 gram/m2 đất/ngày, cao hơn so với vụ Xuân 2019. Trong đó, các dòng D2, D3 có tốc độ tích lũy chất khô 18,6 gram/m2 đất/ngày và D4 có tốc độ tích lũy chất khô 21,1 gram/m2 đất/ngày thấp hơn so với hai dòng giống đối chứng; Các dòng D5, D6 có tốc độ tích lũy chất khô lần lượt là 21,6 và 22,4 gram/m2 đất/ngày thấp hơn giống Bắc thơm số 7 và cao hơn dòng IRBB64; dòng D1 có tốc độ tích lũy chất khô cao nhất và bằng với giống Bắc thơm số 7 là 23,1 gram/m2 đất/ngày.
Bảng 4.10. Tốc độ tích lũy chất khô và hiệu suất quang hợp thuần của một số dòng lúa triển vọng Bắc thơm 7 cải tiến trong Vụ Mùa 2019 tại Văn Lâm, Hưng Yên Công thức D1 D2 D3 D4 D5 D6 IRBB64 (đ/c) BT7 (đ/c) LSD0.05 CV%
Ghi chú: Trong phạm vi cột các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05
Hiệu suất quang hợp thuần của các dòng thí nghiệm tại vụ Mùa 2019 dao động từ 0,14 – 0,16 gram/m2 lá/ngày. Trong đó dòng D1, D2, D3, D5 và D6 có hiệu suât quang hợp 0,15 gram/m2 lá/ngày bằng với dòng đối chứng IRBB64 và thấp hơn dòng D4 và giống Bắc thơm số 7 có hiệu suất quang hợp 0,16 gram/m2 lá/ngày.