PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi
a. Thời kỳ ruộng cấy: Theo dõi 1 tuần 1 lần, mỗi ô thí nghiệm theo dõi ở 10 khóm ngẫu nhiên
- Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến đầu mút lá
- Số nhánh trên khóm: Đếm tổng số nhánh/khóm
- Diện tích lá: LAI = m2 lá/ m2 đất
- Trọng lượng chất khô trên toàn cây (DM): Những cây đo diện tích lá sau đó đem sấy mẫu ở nhiệt độ 800C trong 48 h.
- Tốc độ tích luỹ chất khô (CGR) (g/m2 đất/ngày) P2–P1
CGR = x mật độ
Trong đó: - P2, P1 là trọng lượng chất khô của khóm tại thời điểm lấy mẫu
- t là thời gian giữa 2 lần lấy mẫu
- Hiệu suất quang hợp thuần(NAR) (g/m2 lá/ngày) P2–P1 NAR =
½ x ( L1 + L2) x t
Trong đó: - P2, P1 là trọng lượng khô của cây ở hai thời điểm lấy mẫu
- L1, L2 là diện tích lá ở hai thời điểm
-t là thời gian giữa 2 lần lấy mẫu
b. Thời kỳ chín: Mỗi ô lấy 10 khóm
- Đo chiều cao cây: tính từ sát mặt đất đến đầu mút của bông cao nhất, không kể râu (cm)
- Số bông/khóm
- Tổng số hạt/bông
- Số hạt chắc và tỷ lệ hạt chắc/bông
- Khối lượng 1000 hạt: Cân 2 lần mỗi lần 500 hạt, sai số giữa hai lần cân không vượt quá 2%.
- Chiều dài bông: đo từ đốt cổ bông đến đầu mút bông.
- Năng suất lý thuyết (NSLT) = Số bông/m2 x Tổng số hạt trên bông x Tỷ lệ hạt chắc x Khối lượng 1000 hạt x10- 4.
c. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh và biện pháp phòng trừ: * Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh
Hàng tuần đi quan sát, thấy dòng nào xuất hiện sâu bệnh gây hại, ghi tên sâu, bệnh; mô tả mức độ sau 3 ngày quan sát lại nếu thấy mức độ tăng lên thì phun thuốc phòng trừ; ghi loại thuốc, nồng độ; thời gian ngừng gây hại sau phun; chỉ tiêu nào cho điểm thì ghi điểm.
- Khả năng chống chịu sâu
Điểm 0 1 3 5 7 9 + Sâu cuốn lá Điểm + Rầy nâu 0 1 3 5 7 9 - Khả năng chịu bệnh + Bệnh đạo ôn
Điểm 0 1 3 5 7 9 + Bệnh khô vằn Điểm 0 1 3 5 7 9
* Biện pháp phòng trừ: Có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho phòng trừ sâu bệnh, ghi loại thuốc, nồng độ; thời gian phun.
d. Đánh giá chất lượng gạo
- Phân tích phẩm chất hạt, chất lượng xay xát theo phương pháp Govindaswami và Ghose (1969), Dạng hạt gạo, độ bạc bụng theo phương pháp IRRI, (1996), độ hoá hồ theo phương pháp Little & cs. (1958), độ bền thể gel theo phương pháp Tang và ctv. (1991), mùi thơm theo phương pháp của Nagaraju
& cs. (1991), hàm lượng amylose theo phương pháp Sadavisam và Manikam (1992). Mùi thơm theo phương pháp 1,7% KOH của IRRI (1996).
e. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu
- Đặc điểm nông sinh học, hình thái, mức độ nhiễm sâu bệnh, năng suất được đánh theo tiêu chuẩn đánh giá cây lúa của Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI (2002).
f. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu theo chương trình IRRISTAT 5.0, Microsoft Excel 2003.