Động thái đẻ nhánh của một số dòng lúa triển vọng Bắc thơm 7 cải tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng kháng bệnh bạc lá của một số dòng lúa bắc thơm 7 cải tiến (Trang 45 - 47)

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT, CHẤT

4.1.2. Động thái đẻ nhánh của một số dòng lúa triển vọng Bắc thơm 7 cải tiến

Đẻ nhánh là một đặc điểm nông sinh học của cây lúa có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông và năng suất lúa sau này. Khả năng đẻ nhánh của lúa phụ thộc nhiều vào nhiều yếu tố như: giống, phân bón, đất đai, các yếu tố khí hậu, chế độ thâm canh… Những giống lúa đẻ nhánh sớm, đẻ nhánh tập trung sẽ cho tỷ lệ bông hữu hiệu cao. Ngược lại những giống lúa đẻ nhánh muộn, đẻ nhánh lai rai thì tỷ lệ bông hữu hiệu thấp dẫn đến khả năng cho năng suất thấp. Động thái đẻ nhánh của các dòng lúa thuần được thể hiện qua bảng 4.3, 4.4.

Bảng 4.3. Động thái đẻ nhánh của một số dòng lúa triển vọng Bắc thơm 7 cải tiến trong Vụ Xuân 2019 tại Văn Lâm, Hưng Yên

Đơn vị tính: nhánh/khóm Công thức D1 D2 D3 D4 D5 D6 IRBB64 (đ/c) BT7 (đ/c) LSD0.05 CV%

Ghi chú: TSC: Tuần sau cấy; SNHH: số nhánh hữu hiệu, Trong phạm vi cột các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05

Bảng 4.4. Động thái đẻ nhánh của một số dòng lúa triển vọng Bắc thơm 7 cải tiến trong Vụ Mùa 2019 tại Văn Lâm, Hưng Yên

Đơn vị tính: nhánh/khóm Công thức D1 D2 D3 D4 D5 D6 IRBB64 (đ/c) BT7 (đ/c) LSD0.05 CV%

Ghi chú: TSC: Tuần sau cấy; SNHH: số nhánh hữu hiệu, Trong phạm vi cột các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05

Qua các bảng trên trên ta thấy ở tất cả các dòng lúa của hai giống lúa đều bắt đầu đẻ nhánh ở tuần thứ 4 sau cấy vì ở giai đoạn này đã qua gia đoạn bén rễ hồi xanh. Rễ lúa đã phát triển đầy đủ nên khi có các biện pháp kỹ thuật chăm sóc như bón phân thì cây lúa bắt đầu đẻ nhánh.

Ở tuần thứ 6 sau cấy đến tuần thứ 7 sau cấy là giai đoạn đẻ nhánh nhanh nhất, trong đó dòng D6 có số nhánh nhiều nhất, tốc độ đẻ nhánh của 6 dòng lúa thế hệ BC3F4 nhanh hơn so với Bắc thơm số 7 ở cả 2 vụ trong năm. Sau tuần thứ 7 trở đi, số nhánh ở tất cả các dòng có xu hướng giảm dần, thời kỳ này cây lúa đang trong quá trình làm đòng các chất dinh dưỡng được tập trung cho quá trình nuôi đòng, một số nhánh trong thời kỳ này đã bắt đầu lụi đi do không còn đủ chất dinh dưỡng. Những nhánh còn lại không bị lụi đi chính là số nhánh hữu hiệu của cây.

Qua bảng 2 bảng trên cho thấy, so với 2 công thức Đ/C thì số nhánh hữu hiệu của các dòng lúa thí nghiệm đều có số nhánh hữu hiệu thấp hơn, giao động từ 5,0 – 5,6 nhánh.

Khi so sánh số nhánh hữu hiệu trồng ở 2 vụ khác nhau, chúng tôi nhận thấy số nhánh hữu hiệu khi trồng ở vụ Mùa cao hơn vụ Xuân khoảng 0,5 đến 1 nhánh. Có thể cường độ chiếu sáng ở vụ Mùa lớn hơn vụ Xuân và thời gian sinh trưởng cây lúa vụ Mùa ngắn hơn vụ Xuân nên ở vụ Mùa cây lúa đẻ nhánh sớm, tập trung, kết hợp với việc bón phân tập trung thành 3 đợt (lót, thúc đẻ nhanh, thúc đón đòng) và bón “nặng đầu nhẹ cuối” nên cây lúa có nhiều nhánh hữu hiệu hơn vụ Xuân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng kháng bệnh bạc lá của một số dòng lúa bắc thơm 7 cải tiến (Trang 45 - 47)