Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất một số dòng lúa triển vọng Bắc thơm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng kháng bệnh bạc lá của một số dòng lúa bắc thơm 7 cải tiến (Trang 56 - 60)

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT, CHẤT

4.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất một số dòng lúa triển vọng Bắc thơm

vọng Bắc thơm 7 cải tiến

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tác động tổng hợp của các biện pháp kỹ thuật và điều kiện canh tác trong đó có phân bón. Giống có năng suất cao phụ thuộc vào hai yếu tố chính: Yếu tố bên trong là bản chất di truyền của giống, yếu tố bên ngoài bao gồm điều kiện ngoại cảnh: khí hậu, thời tiết, đất đai, nước tưới, sâu bệnh, các biện pháp kỹ thuật thâm canh...Năng suất là tính trạng tổng hợp chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố: số bông/khóm, số hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt.

Bảng 4.11. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số dòng lúa triển vọng Bắc thơm 7 cải tiến trong Vụ Xuân 2019 tại Văn Lâm, Hưng Yên

Công thức D1 D2 D3 D4 D5 D6 IRBB64 (đ/c) BT7 (đ/c) LSD0.05 CV%

Số bông/m2: Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì số bông là yếu tố có tính chất quyết định nhất và sớm nhất. Số bông của mỗi công thức chính bằng số nhánh hữu hiệu của công thức đó. Vụ Xuân 2019, các dòng thí nghiệm đều có số bông/m2 thấp hơn giống Bắc thơm số 7 và cao hơn dòng IRBB64 và dao động từ 238,5 – 252,9 bông/m2. Dòng D6 có số bông/m2 cao nhất và D3 có số bông/m2 - thấp nhất.

Các dòng D1, D2, D4, D5 và D6 có năng suất thực thu tương tương với BT7 trong vụ xuân và cao hơn IRBB64.

Số hạt/bông: Số hạt/bông là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lúa. Vụ Xuân 2019, các dòng thí nghiệm đều có số hạt/bông thấp hơn giống Bắc thơm số 7 và cao hơn dòng IRBB64, dao động từ 138,9 – 165,1 hạt/bông. Dòng D5 có số hạt/bông cao nhất và dòng D3 có số hạt/bông thấp nhất.

Tỷ lệ hạt chắc ở các dòng lúa thí nghiệm sai khác không nhiều và đều lớn hơn 90% nhưng thấp hơn Bắc thơm số 7 có tỷ lệ hạt chắc là 91,5%.

Khối lượng 1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo năng suất lúa. So với các yếu tố khác thì P1000 hạt tương đối ít biến động, các dòng lúa thí nghiêm vụ Xuân 2019 có trọng lượng 1000 hạt dao động từ 19,3 – 23,4 gram. Trong đó, chỉ có dòng D1 có trọng lượng P1000 bằng với giống Bắc thơm số 7 là 23,4 gram, các dòng còn lại đều có trọng lượng P1000 thấp hơn hai dòng, giống đối chứng.

Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết được tính toán dựa trên các yếu tố cấu thành năng suất, là sự tổng hợp của tất cả các yếu tố cấu thành năng suất. Dựa vào các chỉ số của các yếu tố cấu thành năng suất lý thuyết cho phép chúng ta có cơ sở để xây dựng các biện pháp kỹ thuật nông học thích hợp nhằm khai thác tiềm năng năng suất của giống. Năng suất lý thuyết của các dòng thí nghiệm ở vụ Xuân 2019 từ 62,5 – 83,7 tạ/ha. Trong đó, các dòng D1, D4, D5 và D6 có năng suất lý thuyết cao nhất lần lượt là 83,7; 72,6; 77,9 và 78,8 tạ/ha. Tuy nhiên các dòng tham gia thí nghiệm đều thấp hơn năng suất của giống Bắc Thơm số 7.

Năng suất thực thu: Năng suất thực thu là lượng sản phẩm thực tế thu được, là một yếu tố tổng hợp các yếu tố trong quá trình sinh trưởng, phát triển

ở cả hai thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Đây là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tác động của các biện pháp kỹ thuật lên

các giống lúa. Trong các dòng lúa thì nghiệm vụ Xuân 2019, dòng lúa D4 có năng suất thực thu bằng giống Bắc thơm số 7 là 59,7 tạ/ha, các dòng D5, D6 có năng suất là 61,4 và 59,9 cao hơn năng suất thực thu của giống Bắc thơm số 7. Các dòng lúa còn lại có năng suất thấp hơn giống Bắc thơm số 7 và cao hơn dòng IRBB64.

Bảng 4.12. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số dòng lúa triển vọng Bắc thơm 7 cải tiến trong Vụ Mùa 2019 tại Văn Lâm, Hưng Yên

Công thức D1 D2 D3 D4 D5 D6 IRBB64 (đ/c) BT7 (đ/c) LSD0.05 CV%

Ghi chú: NSLT: năng suất lý thuyết; NSTT: năng suất thực thu; Trong phạm vi cột các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05

Số bông/m2: Vụ Mùa 2019, các dòng thí nghiệm đều có số bông/m2 thấp hơn giống Bắc thơm số 7 và cao hơn dòng IRBB64 và dao động từ 233,3 – 247,7 bông/m2. Dòng D6 có số bông/m2 cao nhất và D3 có số bông/m2 thấp nhất.

Các dòng BT7 cải tiến có năng suất thấp mơi BT7 trong vụ mùa. Trong đó cao nhất dòng D1 và D6.

Số hạt/bông: Vụ Mùa 2019, các dòng thí nghiệm đều có số hạt/bông thấp hơn giống Bắc thơm số 7 và cao hơn dòng IRBB64, dao động từ 126,9 – 153,1 hạt/bông. Dòng D5 có số hạt/bông cao nhất và dòng D3 có số hạt/bông thấp nhất. Tỷ lệ hạt chắc ở các dòng lúa thí nghiệm sai khác không nhiều và đều lớn hơn 90% nhưng thấp hơn Bắc thơm số 7 có tỷ lệ hạt chắc là 91,5%.

Khối lượng 1000 hạt: Các dòng lúa thí nghiêm vụ Mùa 2019 có trọng lượng 1000 hạt dao động từ 18,2 – 22,3 gram. Trong đó, chỉ có dòng D1 có trọng lượng P1000 bằng với giống Bắc thơm số 7 là 23,4 gram, các dòng còn lại đều có trọng lượng P1000 thấp hơn hai dòng, giống đối chứng.

Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết của các dòng thí nghiệm ở vụ Mùa 2019 thấp hơn so với vụ Xuân 2019 và đạt 52,4 – 71,8 tạ/ha. Trong đó, các dòng D1, D5 và D6 có năng suất lý thuyết cao nhất lần lượt là 71,8; 66,3 và 67,2 tạ/ha. Tuy nhiên các dòng tham gia thí nghiệm đều thấp hơn năng suất của giống Bắc Thơm số 7.

Năng suất thực thu: Các dòng lúa thí nghiệm vụ Mùa 2019 có năng suất thực thu thấp hơn vụ Xuân 2019, các dòng lúa có năng suất thực thu từ 47,2 - 64,6 tạ/ha. Trong đó, D1 có năng suất thực thu cao nhất, tuy nhiên tất cả các dòng thí nghiệm đều có năng suất thấp hơn so với Bắc thơm số 7.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng kháng bệnh bạc lá của một số dòng lúa bắc thơm 7 cải tiến (Trang 56 - 60)