ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG MỘT SỐ CHỦNG BẠC LÁ CỦA MỘT SỐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng kháng bệnh bạc lá của một số dòng lúa bắc thơm 7 cải tiến (Trang 70 - 72)

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG MỘT SỐ CHỦNG BẠC LÁ CỦA MỘT SỐ

MỘT SỐ DÒNG LÚA TRIỂN VỌNG BẮC THƠM 7 CẢI TIẾN

Bệnh bạc lá là bệnh do vi khuẩn Xanthomonas oryzea gây nên. Đây là bệnh phổ biến và gây thiệt hại kinh tế lớn, làm giảm năng suất lúa nghiêm trọng. Chính vì vậy, một trong những hướng quan trọng của công tác chọn tạo giống lúa hiện nay là tạo được các giống lúa vừa cho năng suất cao vừa có khả năng kháng được bệnh bạc lá. Tuy nhiên, để xác định được đã chuyển gen thành công hay chưa, biểu hiện tính kháng như thế nào thì cần phải qua kiểm chứng. Xuất phát từ vấn đề đó chúng tôi đã tiến hành lây nhiễm nhân tạo trên các dòng lúa thí nghiệm mang gen xa5, Xa7 với 3 chủng bạc lá do bộ môn Sinh học Phân tử - Viện Di truyền nông nghiệp phân lập từ các vùng sinh thái khác nhau. Quá trình lây nhiễm nhân tạo được thực hiện ở giai đoạn trước khi lúa trỗ 12 ngày. Sau khi lây nhiễm 15 ngày chúng tôi tiến hành đo chiều dài vết bệnh và đánh giá phản ứng của các dòng này và so với giống đối chứng là Bắc thơm số 7 và dòng IRBB64. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.17. Đánh giá khả năng kháng một số chủng bạc lá của một số dòng lúa triển vọng Bắc thơm 7 cải tiến vụ Mùa 2019 tại Văn Lâm, Hưng Yên

Dòng lúa thí nghiệm D1 D2 D3 D4 D5 D6 IRBB64 (đ/c) BT7 (đ/c)

Từ kết quả thí nghiệm chúng tôi thấy, các dòng lúa thí nghiệm đều biểu hiện tính kháng (R) với chủng vi khuẩn bạc lá NDD4-2 và chủng X5-1NA. Trong khi đó, giống Bắc thơm số 7 nhiễm nặng (HS) với cả 3 chủng vi khuẩn thí nghiệm, trong đó:

Đối chứng Bắc thơm số 7 có chiều dài vết bệnh 21,3 cm khi lây nhiễm chủng X5-1NA, chiều dài vết bệnh 25,7 cm khi bị nhiễm chủng X17 và chiều dài vết bệnh dài nhất là 27,6 cm khi bị nhiễm chủng NDD4-2. Vậy ở vụ Xuân 2019, Bắc thơm số 7 đều nhiễm nặng đối với 3 chủng bạc lá trong thí nghiệm.

Đối với chủng NDD4-2, các dòng lúa Bắc thơm số 7 cải tiến đều có biểu hiện tính kháng ở độ kháng R, trong đó dòng D4 có chiều dài vết bệnh ngắn nhất 1,2 cm. Dòng D1, D2 có chiều dài vết bệnh 2,4 và 2,8 (cm). Các dòng D3, D5 và D6 có chiều dài trên 3 cm, trong đó dòng D5 có chiều dài lớn nhất là 3,7 cm. Dòng lúa mang đa gen kháng bạc lá IRBB64 chỉ có chiều dài vết bệnh là 0,8 cm.

Đối với chủng X5-1NA cũng có kết quả tính kháng ở các dòng lúa thí nghiệm tương tự với chủng NĐ4-2, các dòng lúa Bắc thơm số 7 cải tiến đều có biểu hiện tính kháng ở độ kháng R, trong đó dòng D4 có chiều dài vết bệnh ngắn nhất 0,7 cm. Dòng còn lại đều có chiều dài vết bệnh không vượt quá 2 cm mà chỉ dao động từ 1,1–1,8cm, dòng D1 có vết bệnh dài nhất là 1,8 cm. Dòng lúa mang đa gen kháng bạc lá IRBB64 chỉ có chiều dài vết bệnh là 0,6 cm.

Với chủng X17, dòng lúa D2, D4 và D6 có biểu hiện kháng (R) với chiều dài vết bệnh lần lượt là 3,7; 1,8 và 4,1 (cm). Dòng lúa D3, D5 có biểu hiện kháng vừa (MR), chiều dài vết bệnh lần lượt là 6,3 và 5,1 (cm). Và dòng lúa D1 có biểu hiện nhiễm (S) với chủng X17. Trong khi đó, dòng lúa IRBB64 có vết bệnh ngắn nhất là 0,6cm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng kháng bệnh bạc lá của một số dòng lúa bắc thơm 7 cải tiến (Trang 70 - 72)