2.3.2.1.Tiêu chí đánh giá thu hút ODA
Việc đánh giá thu hút ODA được dựa trên một số chỉ tiêu định lượng chính như: tổng số vốn ODA cam kết, ODA ký kết, tỷ suất ODA ký kết/ODA cam kết đầu tư vào ngành nông nghiệp và PTNT. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu về cơ cấu vốn ODA phân theo thời kỳ, theo lĩnh vực, theo nhà tài trợ và theo tính chất tài trợ (hoàn lại/ không hoàn lại). Dựa vào các chỉ tiêu này, chúng ta đánh giá được thực trạng thu hút nguồn vốn ODA vào nông nghiệp và PTNT trong từng thời kỳ nhất định là nhiều hay ít và mức độ ưu đãi cao hay thấp.
2.3.2.2.Tiêu chí đánh giá sử dụng ODA
Việc sử dụng ODA được biểu hiện trước nhất ở các chỉ tiêu như tỷ lệ giải ngân, cơ cấu vốn ODA giải ngân theo lĩnh vực, mức độ hài lòng của Nhà tài trợ.
Bên cạnh đó, để đánh giá tổng thể sử dụng ODA, cộng đồng các nhà tài trợ trong thời gian qua đã đưa ra một số tiêu chí đánh giá “Hiệu quả”, “Hiệu suất”, “Tác động”, “Phù hợp” và “Bền vững” của ODA, như sau:
a. Hiệu quả (Efectiveness)
Tiêu chí này phản ánh mức độ đạt được hoặc dự kiến đạt được các mục tiêu của dự án ODA, có xét đến tầm quan trọng tương đối của chúng, là phép đo mức độ một dự án đạt được các mục tiêu đã đề ra; tức là mức độ mà một can thiệp phát triển đã đạt được hoặc dự kiến sẽ đạt được những mục tiêu liên quan một cách hiệu quả và bền vững (IFAD 2002).
Để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA về mặt kinh tế - tài chính, trong từng dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA, có thể sử dụng chỉ tiêu Giá trị hiện tại ròng NPV (Net Present Value) hoặc chỉ tiêu Tỷ suất sinh lợi IRR (Internal Rate of Return) [54b].
Chỉ tiêu Giá trị hiện tại thực NPV (Net Present Value) được tính toán theo công thức sau: ∑ = + + − = + + + + + + + − = t i i t r Ci Co r Ct r C r C Co NPV 1 2 2 1 1 ) 1 ( ) 1 ( ... ) 1 ( ) 1 (
(Trong đó: Ci là dòng tiền thực thu (số dương) và thực chi (số âm); r là tỷ lệ chiết khấu; t là độ dài thời gian của dự án đầu tư).
Nếu NPV >0, dự án thực sự làm tăng của cải hay làm lợi cho nhà đầu tư. Nếu NPV=0, dự án không làm tăng lợi ích cho nhà đầu tư (hay nói cho đúng hơn là chỉ mang lại khoản lợi bằng với mức mà bất kỳ ai cũng có thể kiếm được thông qua thị trường tài chính.
Nếu NPV <0, dự án sẽ làm giảm của cải của nhà đầu tư.
Do vậy, chỉ nên đầu tư vào dự án có NPV > 0 hoặc tối thiểu =0.
Do NPV phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu r, mà tỷ lệ này lại biến động tuy thuộc vào thị trường tài chính, nên gần đây các tổ chức tài chính quốc tế thường chỉ sử dụng [2.2]
chỉ tiêu Tỷ suất sinh lợi IRR (bao gồm Tỷ suất sinh lợi tài chính FIRR và Tỷ suất sinh lợi kinh tế EIRR) để đánh giá hiệu quả dự kiến của dự án đầu tư ODA phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư, do IRR là chỉ tiêu riêng có của mỗi dự án, chỉ phụ thuộc vào dòng thu (lợi ích) và dòng chi (chi phí) của dự án đó mà thôi. Thông thường, WB và ADB chỉ đầu tư vào các dự án có FIRR và EIRR tối thiểu bằng 10%.
Để tính IRR có nhiều phương pháp, nhưng tính IRR theo phương pháp nội suy thường được sử dụng vì việc tính toán không phức tạp, độ chính xác hợp lí có thể chấp nhận được. Công thức: 1 1 2 1 1 2 ( ) NPV ; (1) IRR r r r NPV NPV = + − − Trong đó:
IRR: Tỷ suất sinh lợi (%)
1
r: tỷ suất chiết khấu thấp hơn tại đó NPV1 >0 gần sát 0 nhất
2
r : tỷ suất chiết khấu cao hơn tại đó NPV2<0 gần sát 0 nhất
Tuy nhiên, do tính chất của nguồn vốn ODA có thành tố hỗ trợ đạt khoảng 25-35% và không phải là nguồn vốn đầu tư để sinh lợi tài chính thông thường, đặc biệt là với các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo, nên ngoài chỉ tiêu IRR, hiệu quả dự án ODA còn được xem xét, đánh giá thông qua một số chỉ tiêu về giảm nghèo, bình đẳng giới, tiếp cận giáo dục.
b. Hiệu suất (Efficiency)
Hiệu suất là phép đo về phương diện kinh tế trong việc biến các nguồn lực, đầu vào (ngân sách, chuyên gia, thời gian…) thành kết quả. (OECD-WB 2001), (OECD-DAC 2002), (SIDA 2004). Tức là so sánh đầu tư một đơn vị yếu tố đầu vào sẽ đưa lại bao nhiêu sản phẩm đầu ra.
c. Tác động (Impacts)
Tiêu chí này phản ánh các ảnh hưởng của chương trình đối với môi trường rộng lớn, và đóng góp của chương trình đối với các mục tiêu lớn hơn hoặc mục tiêu tổng thể, các ảnh hưởng này bao gồm các ảnh hưởng dài hạn tích cực và tiêu cực, nguyên
phát và thứ phát do một can thiệp phát triển gây ra trực tiếp hoặc gián tiếp, có chủ định và không chủ định. (OECD-WB, 2001), (OECD-DAC, 2002), (SIDA, 2004).
d. Phù hợp (Relevance)
Tiêu chí này xem xét tính phù hợp của các mục tiêu của dự án đối với các vấn đề thực tế, các nhu cầu và những ưu tiên cho các mục tiêu và các đối tượng thụ hưởng mà dự án cần phải chú trọng; và phù hợp với môi trường vật chất và chính sách mà dự án đang hoạt động (EC-PCM).
e. Bền vững (Sustainability)
Tiêu chí này xem xét sự tiếp tục hưởng lợi từ một can thiệp phát triển sau khi những hỗ trợ phát triển đã kết thúc, hoặc khả năng để một dự án tiếp tục có lợi ích lâu dài. (OED-WB 2001), (OECD-DAC, 2002), (SIDA, 2004).
Qua nghiên cứu các tiêu chí “hiệu quả”, “hiệu suất”, “tác động”, “phù hợp” và “bền vững” và trên cơ sở phạm vi nghiên cứu của luận án là “Thu hút và sử dụng
nguồn vốn ODA vào Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: nghiên cứu tại vùng Duyên Hải Miền Trung”, đề tài sẽ đánh giá việc thu hút và sử dụng nguồn
ODA trên cơ sở: (i) xem xét tính phù hợp của các mục tiêu của nguồn vốn ODA với các vấn đề thực tế, các nhu cầu và những ưu tiên cho các mục tiêu phát triển của ngành nông nghiệp; (ii) xem xét tác động của dự án đến chính sách, con người, cơ sở vật chất, khoa học công nghệ, … của ngành như thế nào?; (iii) xem xét liệu hiệu quả đầu tư của các dự án ODA có đạt được theo các mục tiêu đã đặt ra hay không? và (iv) xem xét tính bền vững của các chương trình/dự án sử dụng nguồn vốn ODA.