Như đã trình bày ở trên, hiện tại Việt Nam có mối quan hệ hợp tác phát triển với khoảng 50 nhà tài trợ song phương và đa phương, và hàng trăm nhà tài trợ phi Chính phủ. Mỗi nhà tài trợ lại có một cơ chế quản lý và chuyển giao nguồn vốn ODA khác nhau, đặc biệt là cơ chế chuyển giao vốn thông qua dự án đang được các nhà tài trợ áp dụng rộng rãi. Chính cơ chế này đang gây trở ngại lớn cho quá trình quản lý của phía Việt Nam đối với toàn bộ nguồn vốn ODA do số lượng dự án ngày một tăng cao và diễn ra dưới nhiều quy mô, hình thức, lĩnh vực. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí chuyển giao vốn, tăng tốc độ giải ngân, đặc biệt là góp phần giúp Chính phủ Việt Nam không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý đối với nguồn vốn
ODA trong thời gian tới, tác giả kiến nghị Cộng đồng các nhà tài trợ đa phương, song phương, NGOs nên xem xét, hoàn thiện một số điểm sau:
Thứ nhất, xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy và cùng sẻ chia trách nhiệm giữa phía Việt Nam và Nhà tài trợ.
Thứ hai, cùng với quá trình thay đổi phương thức chuyển giao vốn, cộng đồng các nhà tài trợ cũng cần xem xét giao thêm quyền hạn cho phía Việt Nam trong việc tự lựa chọn các phương thức mua sắm hàng hóa và dịch vụ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn tại Việt Nam trong khuôn khổ các chương trình vay vốn ODA.
Thứ ba, các Nhà tài trợ cũng cần xem xét nâng tỷ trọng viện trợ không hoàn lại trong tổng vốn hỗ trợ phát triển chính thức hàng năm để giúp Việt Nam khắc phục hậu quả thiên tai, xóa đói giảm nghèo tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, tiếp cận với các nguồn vốn chính thức khó khăn; tăng các khoản hỗ trợ kỹ thuật để chuyển giao các kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, nâng cao năng lực đội ngũ quản lý nhà nước các cấp. Trong hỗ trợ kỹ thuật, nên giảm tỷ lệ tư vấn quốc tế và trong nước, đồng thời có cơ chế khuyến khích cán bộ địa phương tham gia để tăng cường quyền làm chủ và tính bền vững của dự án.
Thứ tư, đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn các tỉnh Duyên hải Miền Trung, các Nhà tài trợ cần xem xét ưu tiên hơn nguồn vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn để đối phó với thiên tai và biến đổi khí hậu vì đây là vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất cả nước về thiên tai, lũ lụt, trong khi phần lớn các tỉnh trong vùng là các tỉnh nghèo không đủ vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn.
Thứ năm, các Nhà tài trợ nên xây dựng các tài liệu hướng dẫn thực hiện dự án đơn giản hơn và hài hòa một số thủ tục chính của Nhà tài trợ với một số thủ tục của Việt Nam, đặc biệt cho các hoạt động (xác định danh mục, chuẩn bị dự án, thẩm định dự án, phê duyệt dự án, đàm phán, ký kết, đấu thầu, thi công, giám định, đánh giá, kiểm toán dự án...).
KẾT LUẬN
ODA là hình thức hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế cho nước đang phát triển để phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi, phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo là lĩnh vực được ưu tiên tài trợ ODA.
Trong 20 năm 1993-2012, Việt Nam đã thu hút được 8,85 tỷ USD vốn ODA ký kết cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo, chiếm 15,17% tổng nguồn vốn ODA vào Việt Nam. Trong đó Bộ Nông nghiệp và PTNT trực tiếp thu hút và quản lý 5,58 tỷ USD. Các nhà tài trợ ODA chính cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn là WB (chiếm 28,1%), ADB (27%), JIBIC & JICA (10,4%), Ausaid (5,5%), DANIDA (3,2%).
Cũng trong thời kỳ này, Vùng DHMT đã thu hút được 884.122.506 USD vốn ODA ký kết (chiếm 15% tổng vốn ODA ký kết huy động được qua Bộ Nông nghiệp và PTNT) và đã giải ngân được 486.267.379 USD (chiếm 55% vốn ODA ký kết). Nguồn vốn ODA này chiếm khoảng 25-30% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của Vùng, là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển Vùng. Đặc biệt, nguồn vốn ODA đã góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân các tỉnh trong Vùng.
ODA đầu tư vào nông nghiệp nông thôn Việt Nam nói chung và vùng DHMT nói riêng đã góp phần xây dựng CSHT, CSVC kỹ thuật thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; góp phần đổi mới tư duy, nâng cao kiến thức trong việc chuyển đổi phương thức sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản theo hướng thị trường; hỗ trợ KHCN thúc đẩy đa dạng hóa nông nghiệp, nânng cao năng suất và giá trị nông sản; góp phần xóa đói giảm nghèo; phòng chống và giảm thiểu thiệt hại thiên tai; nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn trong nôn gnghiệp và nông thôn của cả nước cũng như vùng DHMT.
Tuy nhiên, thu hút và sử dụng vốn ODA vào phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam nói chung và Vùng DHMT nói riêng vẫn còn một số hạn chế trong xây dựng dự án ODA, trong tổ chức quản lý thực hiện dự án, trong giải ngân và bố trí vốn đối ứng...
Trong bối cảnh mới của quốc tế, của phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và Vùng Duyên hải Miền Trung trong những năm tới, để thu hút nguồn vốn ODA theo như dự kiến, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp tổng thể như: Xây dựng đề án thu hút vốn ODA; Áp dụng mô hình quản lý dự án chuyên nghiệp; Thành lập quỹ vốn đối ứng; Hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến thu hút và sử dụng ODA; Tăng năng lực đội ngũ cán bộ hoạt động ODA; Nâng cao nhận thức đúng đắn về bản chất nguồn vốn ODA.
Bên cạnh đó. cần chú trọng thực hiện các giải pháp cụ thể như: Tăng cường hài hòa hóa quy trình và thủ tục giữa Chính phủ và Nhà tài trợ; Đẩy nhanh quá trình thẩm định, phê duyệt các chương trình, dự án ODA trong nông nghiệp, nông thôn; Hoàn hiện công tác đấu thầu và tuyển chọn nhà thầu; Cải tiến quy trình giải ngân đối với các dự án ODA nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn nói riêng; Phát triển hệ thống giám sát và đánh giá chương trình, dự án ODA; Quan tâm đầy đủ công tác bàn giao và xây dựng cơ chế vận hành, duy tu bảo dưỡng các công trình xây dựng từ các dự án ODA trong phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam và vùng Duyên hải Miền Trung.
Để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nói chung và vùng DHMT nói riêng, trong thời gian tới, Nhà nước cần tăng cường vai trò và đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo Quốc gia về ODA theo như đã được phê duyệt tại Quyết định số 216/QĐ-TTg ngày 23/1/2013 về việc thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi; phát huy hơn nữa hiệu quả và tác động của các Hội nghị Nhóm tư vấn và các Nhà tài trợ; thúc đẩy xây dựng và phê duyệt sớm Đề án thu hút ODA và vốn vay ưu đãi của Bộ NN&PTNT và Đề án thu hút ODA và vốn vay ưu đãi của vùng DHMT giai đoạn 2013 - 2020, để Bộ và Vùng có khung, có cơ sở cho việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này./.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Hà Thị Thu (2012), Vai trò của nguồn vốn ODA đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam, kỷ yếu hội thảo "Hỗ trợ doanh nghiệp lâm
nghiệp tại 5 tỉnh Tây Nguyên và Phú Yên giải quyết về vốn cho đầu tư và phát triển kinh doanh".dự án FLITCH, tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuật, tháng 11/2012, pp. 36-57.
2. Hà Thị Thu (2013), Thực trạng quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA đối với ngành Lâm nghiệp và một số đề xuất cho giai đoạn 2013-2020, Tạp trí Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, số 14/2013, pp 3-8.
3. Vũ Thị Minh, Hà Thị Thu (2013), Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, Tạp trí Nông nghiệp và Phát
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1991,2001), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII và VIII.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007): Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Được mùa những lựa chọn chiến lược để phát
triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, Công ty Cổ phần in La Bàn.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Hai mươi năm (20 năm) hợp tác phát triển,
NXB Công ty TNHH một thành viên in Tiến Bộ. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bản tin ODA từ số 01-35,
(http://oda.mpi.gov.vn/odavn/).
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002): Kỷ yếu khoa học nghiên cứu
kinh tế nông nghiêp và PTNT 1996-2002, NXB Nông nghiệp.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Báo cáo hoàn thành dự án Khoa
học công nghệ Nông nghiệp (khoản vay 2283 VIE-SF), NXB Nông nghiệp.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013): Quyết định số 2679/BNN- HTQT ngày 12/8/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc báo cáo 20 năm hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các Nhà tài trợ.
9. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (2002), Tổng quan viện trợ phát triển
chính thức tại Việt Nam năm 2002, Văn phòng thường trú UNDP tại Việt Nam
phát hành, Hà Nội.
10. Công Thông tin Điện tử của Chính phủ Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng,
http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/Thon gTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000716&articleId=1 0038382 [Truy cập: 05/02/2014].
11. Đại học Michigan (2002), Hoạt động ODA của JBIC tại Việt Nam, NXB Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản.
12. Đặng Kim Sơn và Hoàng Thu Hòa (2002), Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, NXB Thống kê.
13. Danh Đức, 2013, Những điều ít biết về ODA. Tuổi trẻ cuối tuần, Địa chỉ: http://tuoitre.vn/tuoi-tre-cuoi-tuan/386518/nhung-dieu-it-biet-ve-oda.html [Truy cập: 2/11/2013].
14. Dương Đức Ưng (2006), Hiệu quả viện trợ có thể đạt được bằng cách thay đổi hành vi, Hội thảo cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ và các mô hình viện
trợ mới, Hà Nội.
15. Hà Thị Thu (2012), Vai trò của nguồn vốn ODA đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam, kỷ yếu hội thảo "Hỗ trợ doanh nghiệp lâm
nghiệp tại 5 tỉnh Tây Nguyên và Phú Yên giải quyết về vốn cho đầu tư và phát triển kinh doanh".dự án FLITCH, tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuật, tháng 11/2012, pp. 36-57.
16. Hà Thị Thu (2013), Thực trạng quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA đối với ngành Lâm nghiệp và một số đề xuất cho giai đoạn 2013-2020, Tạp trí Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, (14/2013), pp 3-8.
17. Hồ Hữu Tiến (2009), “Bàn về vấn đề quản lý vốn ODA ở Việt Nam”, Tạp trí
khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 2(31)/2009.
18. Lê Hữu Nghĩa và Lê Ngọc Tòng (2004), Toàn cầu hóa: những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia.
19. Lê Thị Vân Anh (2011), vay nợ nước ngoài của Việt Nam để lượng tăng, chất tăng, Tạp chí Tài chính, (8/2011), pp 11-13.
20. Linh Chi (Việt Nam +) (2013), Ban quản lý các dự án ODA: Nhiều nhưng vẫn yếu!: Địa chỉ: http://www.vietnamplus.vn/Home/Ban-quan-ly-cac-du-an- ODA-Nhieu-nhung-van-yeu/20138/212586.vnplus. [Truy cập: 21/5/2013].
21. Minh Thúy .2013. Vietnam+. Địa chỉ:
http://www.vietnamplus.vn/Home/Viet-Nam-su-dung-co-hieu-qua-nguon- von-vay-ODA/20136/200484.vnplus [Truy cập: 15/11/2013].
22. Nguyễn Hữu Dũng (2010), Thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng Thế Giới
tại Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin.
23. Nguyễn Thắng và Cộng sự (2011), Giảm nghèo Việt Nam, thành tựu và thách
thức, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội.
24. Nguyễn Thanh Hà (2008), “Quản lý ODA : Bài học kinh nghiệm từ các nước”, Tạp trí Tài chính, (9/2008), pp 54-57.
25. Nguyễn Văn Sĩ (2010), Giải pháp tiếp nhận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam giai đoạn 2010-2020, Tạp chí Ngân hàng, (5/2010), pp 5-6. 26. Phạm Hảo và Võ Tiến Xuân (2004), Toàn cầu hóa kinh tế: những cơ hội và
thách thức đối với Miền Trung, NXB Chính trị Quốc gia.
27. Phạm Thị Túy (2009), Thu hút và sử dụng ODA vào phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.
28. Phan Trung Chính (2008), “Đặc điểm nguồn vốn ODA và thực trạng quản lý nguồn vốn này ở nước ta” Tạp trí Ngân hàng, (4/2008), pp18-25.
29. Quốc hội Việt Nam (2002), Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002
30. Quốc hội Việt Nam (2005), Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc
tế năm 2005
31. Quốc hội Việt Nam (2009), Luật Quản lý nợ công năm 2009
32. Thủ tướng Chính phủ (2009): Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính Phủ ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
33. Thủ tướng Chính phủ (2012): Quyết định số 106/QĐ-TTg ngày 19/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án ”Định hướng thu hút, quản lý và sử