Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nghiên cứu tại vùng Duyên hải Miền Trung (Trang 58 - 60)

Thông thường các nhà tài trợ đầu tư vốn ODA vào các nước có mối quan hệ chính trị tốt và sử dụng vốn ODA có hiệu quả. Vì vậy, các nhân tố kinh tế chính trị của nước nhận tài trợ có ảnh hưởng lớn đến thu hút nguồn vốn ODA. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn ODA bao gồm:

Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia tiếp nhận viện trợ: Trong môi trường

nghiệp, cơ chế quản lý kinh tế, sự ổn định chính trị,… sẽ có những tác động trực tiếp đến quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA. Ví dụ, ở các quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, viện trợ tương đương 1% GDP có thể dẫn đến mức tăng trưởng bền vững tương đương 0,5% GDP. Vì vậy, ổn định về mặt chính trị, tăng trưởng về kinh tế là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để vận động, thu hút ODA cho đất nước và sử dụng ODA hiệu quả.

Qui trình và thủ tục của nước tiếp nhận viện trợ: Đây là nhân tố quan trọng

nhất tác động trực tiếp tới hoạt động thu hút và sử dụng vốn ODA. Ở những quốc gia có quy trình và thủ tục thông thoáng, thuận lợi cho công tác thực hiện các chương trình, dự án ODA thì ở nơi đó các chương trình, dự án ODA sẽ triển khai thuận lợi, đúng tiến độ và phát huy tốt, qua đó sẽ làm tăng khả năng thu hút thêm nguồn vốn này.

Năng lực của cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thu hút và sử dụng vốn ODA:

Năng lực của các cán bộ thực hiện chương trình, dự án ODA cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thu hút và sử dụng vốn ODA. Các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thu hút và sử dụng vốn ODA cần phải có năng lực về đàm phán, ký kết dự án, triển khai thực hiện, quản lý nguồn vốn… Điều này đòi hỏi các cán bộ phải có kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ. Bởi vì trên thực tế, các hoạt động thực hiện dự án vừa phải tuân thủ các quy định, luật pháp của Chính phủ Việt Nam vừa phải tuân thủ các quy định, hướng dẫn của Nhà tài trợ. Ngoài năng lực công tác chuyên môn, các cán bộ quản lý dự án nhất thiết phải có phẩm chất trung thực, khách quan và có khả năng chịu đựng được áp lực cao trong công việc.

Năng lực tài chính của các nước tiếp nhận viện trợ ODA: Đối với các

chương trình dự án ODA, để tiếp nhận 1 USD vốn ODA thì các quốc gia tiếp nhận phải có ít nhất 0,15 USD vốn đối ứng (khoảng 15%). Ngoài ra, cũng cần một lượng vốn đầu tư nhất định từ ngân sách cho công tác chuẩn bị các chương trình, dự án. Vì vậy, để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA các quốc gia tiếp nhận vốn phải biết tăng cường và phát huy năng lực tài chính tự có.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nghiên cứu tại vùng Duyên hải Miền Trung (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)