Khái quát về nông nghiệp nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nghiên cứu tại vùng Duyên hải Miền Trung (Trang 66)

3.1.1.1.Thành tựu của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong những năm

gần đây

Nông nghiệp và nông thôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay, ở nước ta có trên 75% dân số sống ở nông thôn với 73% lực lượng lao động đang làm việc, sinh sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp, sản phẩm nông nghiệp trong nước là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, tạo nguyên liệu cho nền sản xuất công nghiệp, cung cấp trực tiếp và gián tiếp cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạo sự ổn định, đảm bảo sự bền vững cho xã hội phát triển.

Sản xuất nông lâm ngư nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao: từ năm

2000 đến 2011, ngành nông - lâm - thủy sản đã đạt được tốc độ tăng tăng trưởng hàng năm tương đối cao, với giá trị sản xuất tăng bình quân đạt gần 5,36%/năm, giá trị gia tăng (GDP) tăng 3,7%/năm.

Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực: cơ cấu sản

xuất nông, lâm, thủy sản chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường, đặc biệt trong giai đoạn 2000 đến nay. Tỷ trọng nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản) trong tổng GDP cả nước giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 22,02% năm 2011. Trong nội bộ ngành, đang có xu hướng tăng nhanh tỷ trọng thủy sản, giảm tỷ trọng trồng trọt

trong giá trị sản xuất. Tỷ trọng tiểu thủy sản tăng từ 15,6% năm 2000 và 24,6% năm 2011. Trong khi đó, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ khoảng 78-82% giai đoạn trước năm 2002 xuống còn 72% năm 2011 (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Báo cáo

hàng năm, 2011).

Cơ cấu ngành nghề ở khu vực nông thôn có sự thay đổi nhanh theo hướng tích cực; giảm số lượng và tỷ trọng nhóm hộ nông, lâm, thủy sản; tăng số lượng và tỷ trọng nhóm hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. So với năm 2006, tỷ trọng hộ nông, lâm, thủy sản khu vực nông thôn giảm từ 71,1% xuống còn 62%; tỷ trọng hộ công nghiệp và xây dựng tăng từ 10,2% lên 14,7%; tỷ trọng hộ dịch vụ từ 14,9% lên 18,4% [42].

Đời sống vất chất, tinh thần của cư dân nông thôn được cải thiện: về cơ bản,

Việt Nam đã xóa được đói. Công tác giảm nghèo được tập trung đẩy mạnh, hướng vào các đối tượng khó khăn vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 18,1% năm 2004 xuống còn 10,7% năm 2010, trung bình mỗi năm giảm 1,1%.

Thu nhập bình quân một nhân khẩu hộ nông thôn tăng từ 3,3 triệu đồng/người năm 2002 lên 12,9 triệu đồng/người năm 2010 tính theo giá hiện hành. Từ năm 2001 đến năm 2011, tích lũy để dành của hộ nông thôn tăng lên gấp 5,3 lần, bình quân từ 3,2 triệu đồng/hộ lên 16,8 triệu đồng/hộ [43].

Kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn được tăng cường: Đầu tư thủy lợi đang

hướng sang phục vụ đa mục tiêu. Trong 4 năm 2006-2010, tổng vốn đầu tư qua Bộ Nông nghiệp và PTNT cho thủy lợi là 29,532,1 tỷ đồng (chiếm 80% tổng vốn thực hiện các dự án do Bộ quản lý). Giao thông nông thôn có bước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, từ năm 1999 đến nay đã làm mới được 24.167 km đường. Ngoài ra, các cơ sở hạ tầng khác như chợ, y tế, nước sạch cũng được cải thiện rõ rệt, góp phần nâng cao đời sống cho người dân nông thôn.

3.1.1.2.Những vấn đề còn tồn tại trong phát triển nông nghiệp và nông thôn hiện nay

Phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện có một số tồn tại, vướng mắc sau:

Nông nghiệp tăng trưởng kém bền vững, khả năng cạnh tranh thấp. Tăng trưởng GDP nông nghiệp có xu hướng giảm dần, trong giai đoạn 1995-2000 đạt 4%/năm, giảm xuống còn 3,83%/năm trong giai đoạn 2001-2005 và còn 3,4%/năm trong giai đoạn 2006-2011. Tỷ lệ giá trị gia tăng so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cũng có xu hướng giảm, từ chiếm 66,35% năm 2000 xuống 57,6% năm 2011 (theo giá thực tế) và từ 45,6% năm 2000 xuống 38,3% năm 2011 (theo giá cố định). Năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp; kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến như kho tàng, sân phơi, bến bãi... còn kém phát triển. Công nghệ chế biến nông sản còn thủ công, quy mô nhỏ nên chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp. Phần lớn nông sản xuất khẩu ở dạng sơ chế, giá trị gia tăng thấp, chưa có thương hiệu, mẫu mã bao bì chưa hấp dẫn. Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo. Hiện có quá nhiều doanh nghiệp chế biến nông, thủy sản quy mô nhỏ, chưa được coi trọng áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm; tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng còn lớn. Ngoài ra, vấn đề dịch bệnh trong cả trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng toàn ngành và thu nhập của người nông dân.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm. Tỷ

trọng thủy sản trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành tăng nhanh trong giai đoạn từ 2000 đến 2007 (đạt mức cao nhất là 26,5% năm 2007), nhưng bắt đầu từ năm 2008 lại có xu hướng giảm, chỉ còn 22% vào năm 2008 và 24,6% năm 2011.

Lao động nông nghiệp dư thừa tương đối ở các vùng nông thôn sâu, xa.

Điều này đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp cao, thu nhập phi nông nghiệp thấp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đô thị hóa và công nghiệp hóa, xu hướng chuyển dịch lao động từ nông thôn sang khu vực thành thị, từ nông nghiệp sang phi nông

nghiệp đang diễn ra, dẫn đến tình trạng thiết hụt lao động mang tính thời vụ ở nông thôn. Người lao động nông nghiệp hiện còn thiếu kiến thức khoa học công nghệ mới, kiến thức và kỹ năng quản lý đồng ruộng, quản lý trang trại và quản lý kinh tế còn hạn chế.

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cấu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nhiều nơi còn yếu kém. Nguồn

vốn đầu tư phát triển nông nghiệp và xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của người dân, nhất là ở các vùng miền núi (đặc biệt là giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc).

Nông thôn chưa có chuyển biến rõ nét, đời sống một bộ phận nông dân chậm cải thiện. Tuy đời sống một bộ phận dân cư nông thôn được nâng cao,

nhưng so với mặt bằng chung thì nông thôn vẫn nghèo và phát triển chậm, khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn; yêu cầu về việc làm ngày càng bức xúc. Mặc dù tỷ lệ người nghèo giảm nhanh và đáng kể trong thời gian qua nhưng tốc độ giảm số hộ nghèo của nông thôn thấp hơn so với thành thị khoảng 20%, vẫn còn một bộ phận người dân sống dưới hoặc cận kề mức nghèo đói.

Bộ máy tổ chức và quản lý ngành nông nghiệp và nông thôn còn yếu. Bộ

máy quản lý nông nghiệp ở Trung ương và cấp tỉnh khá lớn nhưng ở cấp huyện và cấp xã thì mỏng, khó đủ sức giải quyết các vấn đề đặt ra. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nông nghiệp các cấp còn hạn chế với 48,7% cán bộ chưa qua đào tạo chuyên môn, 55,5% chưa được đào tạo về quản lý hành chính nhà nước.

Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thấp. Từ năm 2000 - 2010, tỷ trọng chi

tiêu công cho ngành nông nghiệp chỉ chiếm 5-6% tổng chi ngân sách nhà nước, rất thấp so với mức bình quân của các nước trong vùng (Hàn Quốc, Malaysia trong giai đoạn tương tự thường có mức đầu tư ngân sách cho lĩnh vực này trên 20%). Năm

cho cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, nếu không có vốn ODA thì ngân sách nhà nước không thể đảm đương nổi, khu vực tư nhân cũng không có động lực đầu tư vào lĩnh vực CSHT công cộng này.

Thứ tư, với sự hỗ trợ của ODA từ năm 1993 đến nay, nhiều văn bản quy

phạm pháp luật, nhiều chính sách mới trong ngành nông nghiệp đã được xây dựng và hoàn thiện nhờ tài trợ quốc tế, trong đó chuyên gia quốc tế đóng vai trò quan trọng, chẳng hạn như Pháp lệnh Giống cây trồng, Pháp lệnh Thú y, Luật Thuỷ sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước v.v. Một số chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng được xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật quan trọng của các chuyên gia trong và ngoài nước, chẳng hạn như Chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp; Chiến lược quản lý rủi ro thiên tai… Các dự án hỗ trợ kỹ thuật đóng góp đáng kể trong kết quả này được tài trợ bởi các nhà tài trợ Đan Mạch, Đức và Thuỵ Điển…. Điều có ý nghĩa là các văn bản pháp quy này đã tiếp cận, giảm thiểu sự khác biệt và từng bước hài hòa với thông lệ, quy định của quốc tế, cũng như các nước tiên tiến.

Thứ năm, với số lượng đáng kể các dự án hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường

năng lực, nguồn ODA đã hỗ trợ đắc lực trong xây dựng, điều chỉnh chiến lược, chính sách phát triển và quản lý ngành nông nghiệp, nông thôn. Nguồn ODA đã góp phần quan trọng trong phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Nguồn ODA đã đóng góp trực tiếp, kịp thời hỗ trợ kinh phí và công nghệ để khống chế dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi, như dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn, hỗ trợ phòng chống giảm nhẹ thiên tai bão lụt, hỗ trợ phổ biến công nghệ sản xuất nông nghiệp an toàn v.v. Các đóng góp quan trọng này gắn kết Việt nam với khu vực và công đồng quốc tế trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, giảm thiểu tác hại của biến đổi khi hậu, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có tinh thần trách nhiệm cao, chung tay giải quyết các vấn đề quốc tế, tạo thêm sự tin tưởng và vị thế của Việt Nam

Thứ sáu, nguồn vốn ODA cũng đã góp phần trợ giúp tăng cường tiềm lực

phát triển ngành, hỗ trợ khoa học và công nghệ nông nghiệp, các trang thiết bị nghiên cứu được tăng cường; nhiều cán bộ khoa học đã được cử đi đào tạo bậc sau đại học tại nước ngoài để làm chủ các công nghệ tiên tiến; nhiều giống tốt đã được nghiên cứu ứng dụng và đưa nhanh vào sản xuất. Cụ thể, chương trình hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp (1972 -VIE và 1973 -VIE), vay vốn ADB đã dành khoảng 924 tỷ đồng để tăng cường cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các viện nghiên cứu; thiết lập hệ thống thông tin thị trường và tăng cường khuyến nông ở 40 tỉnh thành. Nhờ vậy, đã có đóng góp rất lớn trong công tác khuyến nông, nhất là trong đợt chống dịch cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng. Nguồn ODA cũng hỗ trợ đáng kể cho cán bộ quản lý các cấp của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp nhận các kiến thức và kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới. Ngoài ra, một bộ phận cán bộ quản trị trong các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp vừa và nhỏ cũng được tăng cường năng lực nhờ hỗ trợ từ nguồn trợ giúp không hoàn lại. Chẳng hạn, với sự hỗ trợ của Quỹ ủy thác Lâm nghiệp (TFF), trong dự án Phát triển Lâm nghiệp vùng Tây Nguyên (FLITCH), 18 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp đã được hỗ trợ tư vấn tăng cường kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và hội nhập. Các kết quả này tác động vào 2 trụ cột chính cho tăng trưởng và phát triển nông nghiệp đó là KHCN và phát triển nguồn nhân lực.

b. Hạn chế

Tuy nhiên, công tác thu hút và sử dụng ODA vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn những năm qua được đánh giá chỉ mới đạt ở mức trung bình so với các lĩnh vực kinh tế khác trong nước. Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam nói chung và lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng vẫn còn một số hạn chế, bất cập chính như sau:

Một là, Khung thể chế về quản lý và sử dụng ODA của Chính phủ Việt Nam chưa hài hòa với các quy định quản lý nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ. Trong

những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp lý để hỗ trợ cho việc huy động và tạo thuận lợi cho việc giải ngân các nguồn vốn

ODA. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cán bộ quản lý ODA cấp bộ, ngành và các ban quản lý dự án các cấp cho thấy có 17/36 người không đồng ý với nhận định cho là khung thể chế về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Việt Nam hài hòa với các quy định của các nhà tài trợ, và chỉ có 4/36 người đồng ý (xem Biểu đồ 3.10).

Đơn vị tính: người 0 17 15 4 0 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Tạm chấp nhận Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Series1

Biểu đồ 3.10. Đánh giá sự hài hòa

về khung thể chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA

Nguồn: Khảo sát của tác giả năm 2013

Nhiều trường hợp, sự cụ thể hóa các nghị định của Chính phủ tại cấp Bộ còn chậm, do vậy việc triển khai thực hiện tại cấp dự án sử dụng vốn ODA gặp khó khăn. Ví dụ, Chính phủ ban hành Nghị định 131/2006/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức vào ngày 9/11/2006, nhưng đến ngày 04/8/2009 (tức sau gần 3 năm) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới ban hành Thông tư số 49/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ nước ngoài thuộc Bộ. Ngoài ra, tại Thông tư này cũng chưa có cơ chế, chế tài xử lý và chế độ khen thưởng cụ thể đối với các đơn vị quản lý dự án (PMU) và các cơ quan quản lý nhà nước khác. Điều này dẫn đến việc thực thi những quy định liên quan đến vốn ODA của các đơn vị thuộc Bộ còn hạn chế. Mặt khác, đến 23/4/2013 Chính phủ lại ban hành Nghị định số 38/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định

131/2006/NĐ-CP. Vì vậy, việc ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định này của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhanh hay chậm sẽ có ảnh hưởng đến việc thu hút và sử dụng vốn ODA cho giai đoạn tới.

Hai là, Chưa có một định hướng tổng thể về thu hút và sử dụng ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong quá trình vận động thu hút và sử dụng nguồn vốn

ODA, cần thiết phải có một định hướng tổng thể để cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào huy động nguồn lực đặc thù này cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trên thực tế trong những năm qua, Bộ NN&PTNT chưa ban hành một văn bản chính thức về qui hoạch, định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA chung của toàn ngành (ngoại trừ đến ngày 6/2/2013 Bộ đã ban hành Quyết định số 255/QĐ-BNN-TCLN về việc phê duyệt định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế khác cho ngành lâm nghiệp giai đoạn 2013-2020). Trong một số trường hợp, việc thu hút nguồn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nghiên cứu tại vùng Duyên hải Miền Trung (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)