Các loại thức uống

Một phần của tài liệu phát triển văn hóa ẩm thực đăklăk phục vụ phát triển du lịch đà nẵng (Trang 51 - 55)

I. Những cơ sở lý luận văn hóa ẩm thực

2.2.4.2 Các loại thức uống

• Rượu cây Đắk Lắk

Cây để lấy rượu, người Xê Đăng gọi là loă tea vea, người Bahnar gọi cây doak, thường mọc rải rác trong những cánh rừng sâu ở huyện Đăk Glei (Kon Tum) và xã Đăk Plin, huyện Kon Chro (Gia Lai). Cây có hình dáng tương tự cây dừa nhưng thân nhỏ, lá mảnh hơn. Nó như là một đặc ân của đại ngàn nên trở thành của hiếm, dù mọc ở rừng sâu nhưng phần nhiều đều có người đánh dấu làm chủ.

Cây non được khoảng 2 năm là có thể lấy rượu. Mỗi năm, cây ra những buồng hoa như buồng cau, rất thơm. Chừng hai tuần hoa rụng, từng chùm quả xanh non nhú lên. Thời điểm “khai rượu” đã đến. Người lấy rượu chỉ cần chặt đứt cuống của buồng quả, lấy dụng cụ đem theo hứng nước chảy ra, bỏ thêm vài thứ lá nữa là có rượu uống. Nếu cây chảy nhanh, khoảng vài tiếng là có cả chục lít rượu cây. Mỗi cây mỗi năm chỉ cho từ 2 – 3 buồng, có từ tháng 1 đến tháng 7″.

Đến mùa Ning Nơng, nhiều nhóm người lại tập hợp vào rừng cùng hưởng thứ rượu cay cay, có vị thơm rất đặc trưng. Trải lá cây xuống đất, đốt một đống lửa nhỏ nướng những con thỏ, chồn… mới săn được. Thịt rừng chấm muối giã ớt xanh, nhấp thêm chút rượu nồng giữa giá lạnh đại ngàn, hẳn không dễ gì quên được!

Rượu cây thường chỉ uống trong ngày. Đây là lý do khiến rượu thường được uống ngay gốc cây, hễ ai có rượu là mọi người cùng đến uống. Nó chưa hề có giá trị về thương phẩm. Nhưng có lẽ thứ rượu lạ lùng này cũng là một hình ảnh phản ánh giá trị độc đáo của văn hóa làng – rừng.

• Café

Trong văn hóa ẩm thực Đắk Lắk, cà phê là một điểm nhấn quan trọng. Cà phê Đắk Lắk sở hữu trên mình vị ngon độc đáo, vị thơm quyến rũ và màu sắc sánh mịn, đen huyền bí. Khi uống cà phê Đắk Lắk người uống luôn tận hưởng được cảm giác rất thật, vừa có vị cà phê nguyên chất vừa cảm nhận được hương vị nguyên sơ của cà phê mọc trên vùng đất đỏ bazan. Phải nói thêm, sở dĩ cà phê Đắk Lắk ngon là vì giống cà phê chủ lực ở vùng đất này là giống cà phê Abrica – một giống cà phê bản địa, thơm ngon tự nhiên. Bên cạnh đó, quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến cà phê cũng được người nông dân Đắk Lắk hết sức chú trọng, vì thế sự tươi ngon của hạt cà phê luôn được vẹn tròn trong từng tách cà phê một.

Thưởng thức cà phê Đắk Lắk cũng là một câu chuyện thú vị khác. Uống cà phê ở đây, người dùng không uống trong một ly to, có nhiều đá như ở những nơi mà chúng ta từng biết. Uống cà phê Đắk Lắk chúng ta phải thưởng thức từng dòng cà phê sánh

quyện trong chiếc tách nhỏ, bỏ thật ít đường mới lắng nghe được vị đắng trong ngọt độc đáo của cà phê nơi này. Đặc biệt, người dùng luôn được phục vụ kèm một chiếc đĩa nhỏ chứa hạt dưa, để có thể vừa nhâm nhi hạt dưa vừa nhấm nháp tách cà phê đậm đặc.

Cà phê ở Đắk Lắk không chỉ ngon khi uống nguyên chất mà còn ngon khi kết hợp với sữa. Độ sánh của cà phê nguyên chất hòa quyện với dòng sữa béo ngậy khiến cho hương vị trở nên quyến luyến người dùng. Tuy nhiên, ngày nay, trước sự phát triển của thị trường cà phê cả trong và ngoài nước, Đắk Lắk buộc phải chuyển mình và cho ra đời thêm các dòng sản phẩm cà phê dạng bột (pha sẵn). Cà phê dạng bột của Đắk Lắk không vì trải qua quy trình chế biến mà trở nên mất đi hương vị vốn có, mà cà phê dạng bột của Đắk Lắk vẫn giữ được tinh khí đặc biệt của mình và còn trở nên nhanh chóng, tiện lợi hơn trong cách sử dụng đối với người dùng trên cả nước.

Với nhiều lợi thế để phát triển cà phê nhân xô chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao. Hiện nay, sản lượng cà phê có chất lượng cao của tỉnh Đắk Lắk đạt khoảng 160.423,44 tấn, chiếm khoảng 28,77% tổng sản lượng cà phê toàn tỉnh. Các sản phẩm cà phê chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay có thể liệt kê là cà phê có chứng nhận UTZ, 4C, Rainforest Alliance, Fairtrade, cà phê đặc sản, cà phê có chứng nhận hữu cơ hoặc sản xuất theo hướng hữu cơ nhưng chưa được chứng nhận.

Đắk Lắk là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của Vùng Tây nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng, an ninh, Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 13.125 km2, được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn đất đỏ bazan màu mở với hơn 300 ngàn ha cùng điều kiện khí hậu ôn hòa khá thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, nhất là cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao, điều, tiêu và cây công nghiệp ngắn ngày bông vải, sắn, ngô, đậu tương, đậu đỗ các loại…là những hàng hóa nông sản có tiềm năng xuất khẩu của địa phương

Cà phê Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đã nổi tiếng trong và ngoài nước về các lợi thế, điều kiện đặc thù tự nhiên, điều kiện sinh thái và kỷ năng của con người trên vùng đất

này làm cho sản phẩm cà phê trong vùng có chất lượng cà phê tốt hơn nhiều vùng sản xuất cà phê Robusta khác trong và ngoài nước. Từ đó chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà phê nhân Robusta đã được nhà nước Việt Nam công nhận và bảo hộ, trở thành tài sản Quốc gia từ tháng 10 năm 2005. Được mệnh danh là “Thủ phủ cà phê Việt Nam” ĐăkLăk hiện có hơn 200.000 ha cà phê, với sản lượng đạt trên 550.000 tấn cà phê nhân/năm; Cà phê Buôn Ma Thuột nằm trong top 10 quà tặng đặc sản Việt nam và tóp 15 sản phẩm nông sản được thế giới ưa thích do tổ chức Kỷ lục gia Việt nam (VietKings) công bố.

2.2.5 Tìm hiểu cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa văn hóa ẩm thực Đắk Lắk vớihoạt động du lịch Thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu phát triển văn hóa ẩm thực đăklăk phục vụ phát triển du lịch đà nẵng (Trang 51 - 55)