Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu phát triển văn hóa ẩm thực đăklăk phục vụ phát triển du lịch đà nẵng (Trang 71 - 78)

I. Những cơ sở lý luận văn hóa ẩm thực

3.9 Một số kiến nghị

Chính quyền địa phương và cư dân địa phương đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của việc khai thác các giá trị của nghệ thuật ẩm thực.

Để phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Đăk lawk ở Đà Nẵng gắn liền với sự phát triển du lịch bền vững và bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phương, UBND quận, thành phố cần thành lập các nhóm nghiên cứu về các nhóm ẩm thực, có chính sách khuyến khích các nhà hàng, khách sạn chế biến các món ăn, đồ uống là đặc sản Đăk lăk phục vụ khách du lịch trong nước và nước ngoài.

UBND thành phố cần tham mưu đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định quản lý hoạt động dịch vụ du lịch; quản lý giá dịch vụ du lịch chống việc nâng giá, ép giá…., kiến nghị với các cơ quan liên quan việc ban hành quy định quản lý môi trường xã hội tại các khu, điểm du lịch để tạo môi trường du lịch ổn định và an toàn bằng các biện

pháp: bảo vệ an ninh, an toàn cho khách, đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan du lịch để khách du lịch đến với khu vực

UBND thành phố phối hợp với sở VH, TT & DL cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng dịch vụ ăn uống trong du lịch bằng biện pháp ban hành tỉêu chuẩn về chất lượng dịch vụ ăn uống trong du lịch. Đặc biệt, cần phải quản lý chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống.

Hỗ trợ việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ lao động có tay nghề cao đáp ứng đủ yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời có quy chế sử dụng và bố trí nhân lực hợp lý.

Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật - hạ tầng cơ sở như hệ thống đƣờng giao thông đến các điểm du lịch, hệ thống các cơ sở phụ trợ như: các cơ sở y tế, hệ thống cung cấp điện nước… tạo điều kiện thoả mãn tối đa các nhu cầu thiết yếu của du khách. Các doanh nghiệp du lịch cần tự ý thức về tầm quan trọng của việc khai thác và phát triển du lịch ẩm thực. Để thực hiện tốt việc khai thác này các doanh nghiệp cần chú trọng tới một số yếu tố:

- Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động;

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trong bộ phận ăn uống; - Tăng cường quản lý nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống; - Phát triển và đa dạng các món ăn, đồ uống cho khách du lịch;

KẾT LUẬN

Du lịch Việt Nam vẫn trên đà phát triển thuận lợi và đặc biệt là Thành phố Đà Nẵng hàng năm vẫn thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Do vậy cơ hội phát triển ngành kinh doanh ẩm thực là hết sức khả quan. Đặc biệt hiện tại nhà nước đang hết sức chú trọng phát triển ngành nghề kinh doanh này và tương lai du lịch Việt Nam còn phát triển hơn nữa với việc sẽ có thêm hàng triệu lượt khách tới Việt Nam điều này cũng kéo theo cả những nhà đầu từ lớn từ nước ngoài.

Ẩm thực Đăk Lăk là một trong những nhân tố quan trọng trong việc phát triển du lịch Đà Nẵng. Trong những năm gần đây, du lịch Đà Nẵng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cùng với kinh tế, ngành du lịch có những bước chuyển mình quantrọng. Văn hóa ẩm thực Đăk đã được quan tâm tìm hiểu, khai thác phục vụ hiệu quả trong hoạt động của du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy hoạt động này còn những hạn chế, bất cập nhất định, chưa khai thác hết thế mạnh và tiềm năng để phục vụ du khách.

Sự phát triển của du lịch Đà Nẵng nói chung và du lịch ẩm thực Việt Nam nói riêng cũng đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm của khách du lịch. Trong xu thế phát triển chung của sự phát triển du lịch tại Đà nẵng đã có nhiều những chính sách nhằm phát triển kinh doanh du lịch ẩm thực. Những lễ hội ẩm thực được tổ chức, những phố ẩm thực được quy hoạch đầu tư. Đây là một trong những động thái cho sự phát triển của kinh doanh du lịch ẩm thực hiện nay. Tuy vậy, sự phát triển của kinh doanh du lịch hiện nay vẫn chưa có những bước phát triển thực sự tương xứng với sự đầu tư ấy.

Văn hóa ẩm thực là một loại sản phẩm du lịch hấp dẫn, vì vậy cần có những giải pháp khắc phục hạn chế, phát huy thế mạnh trong việc khai thác phục vụ du lịch. Những giải pháp được đề xuất trên một diện rộng từ cơ sở vật chất kỹ thuật cho ẩm thực du lịch đến giải pháp về sản phẩm ẩm thực du lịch, từ giải pháp về nguồn nhân lực đến giải pháp về xúc tiến quảng bá văn hóa ẩm thực du lịch cũng như giải pháp quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong khai thác ẩm thực ĐăkLăk ở Đà Nẵng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Jean Anthenlme Brillat Savarin - Phân tích khẩu vị, xuất bản tại Pháp năm 1825 [2] Nguyễn Phạm Hùng , “Khai thác ẩm thực dân tộc trong du lịch”. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5.

[3]Trịnh Xuân Dũng, Giáo trình điện tử chế biến món ăn, NXB Công An nhân dân.

[4] Trịnh Xuân Dũng , Tổ chức kinh doanh nhà hàng, NXB Lao động.

[5] Hội Tâm lý học giáo dục Việt Nam , “Tâm lý học kinh doanh”. NXB TP. Hồ Chí Minh.

[6] Hội văn nghệ dân gian Việt Nam , Tạp chí văn hoá ăn uống, số 11.

[7] Nguyễn Phạm Hùng , “Khai thác ẩm thực dân tộc trong du lịch”. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5.

[8] Nguyễn Phạm Hùng , “Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam”. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11.

[9] Nguyễn Phạm Hùng , “Bảo tồn di sản văn hóa nhƣ một hoạt động phát triển du lịch”. Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế”, [10] Nguyễn Phạm Hùng , “Cần bảo tồn văn hóa đúng cách”. Tạp chí du lịch Việt Nam, số 10.

[11] Nguyễn Phạm Hùng , “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng”, Đề tài khoa học Trọng điểm nhóm A, Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số QGTĐ 11 – 08.

[12 ]Xuân Huy (sưu tầm và giới thiệu) , Văn Hóa Ẩm Thực và Món Ăn Việt Nam, bản thứ hai. Tph HCM: Nxb Trẻ.

[22] Nguyễn Việt Hƣơng, (2007), “Văn hóa ẩm thực và trang phục truyền thống ngƣời Việt”, NXB ĐHQGHN.

[23] Hoàng Minh Khang (chủ biên), TS Lê Anh Tuấn, (2011), “Giáo trình Văn hóa ẩm thực”, NXB Lao động.

[24] Vũ Ngọc Khánh (2003), Hành Trình vào Thế Giới Folklore Việt Nam, Hà Nội: Nxb Thanh Niên.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Mẫu bảng hỏi khách Việt Nam và khách quốc tế về nhu cầu sử dụng dịch vụ văn hóa ẩm thực Đăk Lăk trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

PHIẾU ĐIỀU TRA

Xin trân trọng kính chào quý du khách!

Dưới đây là bảng câu hỏi khảo sát nhằm thu thập thông tin về suy nghĩ, đánh giá của quý du khách về ẩm thực Đăk Lăk trên địa bàn Đà Nẵng

Những thông tin trao đổi ở đây sẽ được tuyệt đối giữ kín và chỉ nhằm mục đích nghiên cứu. Sự tham gia của quý khách vào nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện. Tôi hy vọng thông qua kết quả đánh giá có được từ quý vị sẽ giúp một phần nhỏ cho việc nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của quý du khách.

Bản điều tra sẽ không lưu lại bất cứ thông tin cá nhân nào từ người được hỏi để đảm bảo quý du khách cảm thấy yên tâm và thoải mái nhất khi trả lời câu hỏi.

Cách trả lời:

- Với những câu hỏi lựa chọn: Đánh dấu vào ô vuông tƣơng ứng với các lựa chọn. - Với những câu hỏi mở : Vui lòng ghi rõ câu trả lời vào phần trống

NỘI DUNG KHẢO SÁT

1. Đây là lần thứ mấy anh (chị) sử dụng món ăn DAKLAK trên địa bàn Đà Nẵng?

Thứ nhất □ Thứ ba – thứ năm □

Thứ hai □ Trên lần thứ năm □

Tự khám phá □ Theo tour

3. Anh (chị) thích sử dụng các sản phẩm ẩm thực trong nhà hàng/ khách sạn hay tại các quán vỉa hè?

Trong nhà hàng/ khách sạn □ Quán ăn

vỉa hè

4. Anh (chị) thích cách bài trí món ăn trong các nhà hàng/ quán ăn theo phong cách nào?

Phong cách món ăn truyền thống Đà

Nẵng □

Phong cách Món ăn Đà Nẵng kết hợp Đăk Lăk

5. Anh (chị) đánh giá như thế nào về chất lƣợng món ăn ĐĂk Lăk?

Rất tốt □ Tố t □ Bình thƣờng □ Ké m □

6. Anh (chị) đánh giá nhƣ thế nào về chất lƣợng các món ăn tại các địa điểm mà anh (chị) sử dụng dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận Hoàn Kiếm?

Rất ngon □ Ng o n □ Bình thƣờng □ Khôngngon □

7. Anh (chị) đánh giá nhƣ thế nào về vấn đề giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm?

Rất tốt □ Tố t □ Bình thƣờng □ Ké m □

8. Anh (chị) mong muốn một sản phẩm du lịch ẩm thực kết hợp DawkLak và Đà nẵng thế nào?

……… ……… ………...

Một phần của tài liệu phát triển văn hóa ẩm thực đăklăk phục vụ phát triển du lịch đà nẵng (Trang 71 - 78)