7. Bố cục đề tài
2.5.2. Phân tích nguyên nhân thực trạng
2.5.2.1. Nguyên nhân của những ưu điểm
Đảng và nhà nƣớc đã có những chính sách quan tâm phát triển kinh tế, xã hội vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có nhiều chế dộ ƣu tiên đầu tƣ cho giáo dục nhƣ chế độ thu hút, ƣu đãi cho cán bộ, giáo viên, chế độ học bổng cho học sinh cũng nhƣ mô hình trƣờng PTDTBT tiểu học tại các xã…. Đặc biệt nhiều chƣơng trình, dự án của Chính phủ huy động các nguồn vốn vay để đầu tƣ cho miền núi nhƣ kiên cố hóa trƣờng lớp, dự án phát triển giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, dự án xóa mù chữ phát triển cộng đồng cho ngƣời lớn, dự án SWQEP cho một số trƣờng trên địa bàn… đã góp phần tăng cƣờng cơ sở vật chất cho các trƣờng Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Các cấp quản lý giáo dục từ Bộ đến Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam đã dành nhiều sự quan tâm, chỉ đạo, có nhiều định hƣớng đối với công tác giáo dục của các huyện miền núi nói chung và huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam nói riêng;
Hầu hết cán bộ quản lý yên tâm công tác, nhiệt tình trong công việc, yêu thƣơng học sinh, gắn bó với trƣờng, với lớp, chịu khó học tập bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để tiếp thu và cập nhật cái mới nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục cũng nhƣ chất lƣợng môn tiếng Việt.
Nhận thức của chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân đối với tầm quan trọng của công tác giáo dục cũng nhƣ việc dạy học môn tiếng Việt đƣợc nâng cao. Đồng thời nhận thức của cộng đồng ngƣời Kinh và ngƣời dân miền xuôi với việc ủng hộ, giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng nhiều và hiệu quả hơn.
2.5.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Những hạn chế về năng lực quản lý của hiệu trƣởng, về năng lực dạy học tiếng Việt cho học sinh các trƣờng tiểu học huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam xuất phát từ nguyên nhân khách quan và chủ quản: Cán bộ quản lý và giáo viên các trƣờng phần nhiều là ngƣời Kinh từ miền xuôi lên, có trình độ chuyên môn tốt, phẩm chất, tốt nhƣng năng lực quản lý giáo dục và dạy học môn tiếng Việt ở vùng dân tộc thiểu số
chƣa đáp ứng đƣợc, còn lúng túng trong cách điều hành, giải quyết những vấn đề điểm nóng do chƣa am hiểu hết hất phong tục, tập quán của đồng bào cũng nhƣ rào cản về ngôn ngữ. Phần lớn CBQL chỉ đƣợc bồi dƣỡng ngắn hạn, chƣa đƣợc đào tạo bài bản về quản lý giáo dục. Bên cạnh đó, việc địa phƣơng hóa giáo viên cũng là ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng giáo dục. Giáo viên địa phƣơng có năng lực chƣa tƣơng xứng với trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Việc dạy học môn tiếng Việt cũng là ngôn ngữ thứ hai của nhóm giáo viên này. Thƣờng khi ngoài giờ lên lớp giáo viên địa phƣơng cũng giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ để nên khả năng cảm thụ tiếng Việt còn nhiều hạn chế. Phần lớn họ không chịu khó trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.
Sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng và phụ huynh học sinh đến việc học của con em chƣa cao, còn phó mặc cho nhà trƣờng. Cha mẹ học sinh có trình độ văn hóa thấp, hoặc học xong THCS, THPT nhƣng không tiếp tục học thêm nên lãng quên và thƣờng xuyên dùng tiếng mẹ đẻ, hoàn cảnh gia đình khó khăn, kinh tế eo hẹp nên đa phần họ kiếm cách mƣu sinh, lo cho cái ăn, cái mặc chứ chƣa quan tâm đến việc học của con em mình. Nhận thức của một bộ phận cán bộ địa phƣơng và nhân dân về công tác giáo dục còn sai lệch. Họ cho rằng: công tác giáo dục là của ngành giáo dục.
Nguồn lực đầu tƣ cho giáo dục miền núi huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam còn hạn chế. Mặc dù nhà nƣớc đã quan tâm đầu tƣ nhƣng mức độ hiệu quả thấp chƣa đáp ứng với yêu cầu thực tế. Ngân sách chủ yếu là lƣơng và các khoản phụ cấp theo lƣơng. Phần còn lại dành cho hoạt động chuyên môn, vừa hỗ trợ thiết bị, đồ dùng dạy học, ăn ở bán trú cho học sinh ... nên gặp khó khăn trong việc giải quyết những thiếu thốn nơi đây.
Tiểu kết Chƣơng 2
Công tác quản lý dạy học nói chung và dạy học môn Tiếng Việt nói riêng tại các trƣờng tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quang Nam đã đƣợc quan tâm, đầu tƣ chỉ đạo và thực hiện đạt hiệu quả ở mức độ khá, tạo đƣợc tiến bộ rõ rệt trong việc phát triển giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên so với mặt bằng chung của các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thì chất lƣợng giáo dục của huyện nhà vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa tƣơng xứng với với tiềm năng và thế mạng của huyện. Đội ngũ CBQL các trƣờng nơi này còn nhiều hạn chế trong việc làm việc vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng nhƣ cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin trong thời đại công nghệ thông tin 4.0.
Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lƣợng giáo dục cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng dạy học môn tiếng Việt cho học sinh các trƣờng tiểu học. Tuy nhiên các biện pháp chƣa đồng bộ, thƣờng xuyên, triệt để ở một
số thời điểm. Việc chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học môn tiếng Việt cho học sinh tiểu học đạt hiệu quả chƣa cao. Các hội thi, giao lƣu còn mang tính chất hình thức, diễn là chính. Công tác tham mƣu, phối hợp với chính quyền địa phƣơng các cấp trong việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác giáo dục địa phƣơng còn nhiều hạn chế.
Từ những thực trạng nêu trên cho thấy, việc nâng cao chất lƣợng dạy học môn tiếng Việt ở các trƣờng tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là hết sức cần thiết và cấp bách để nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện ở các trƣờng tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Do vậy, cần có những biện pháp thiết thực hơn, khả thi hơn để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Ở chƣơng 3 tác giả xin đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Việt ở các trƣờng tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020- 2023.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM