7. Bố cục đề tài
2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và giáo dục tiểu học của
của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và giáo dục tiểu học của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
2.2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Tây Giang là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm tỉnh lị thành phố Tam Kỳ khoảng 180 km về phía tây bắc. Phía bắc giáp với huyện ALƣới tỉnh thừa Thiên Huế, phía nam giáp với huyện Nam Giang, phía đông giáp với huyện Đông Giang và phía tây giáp với huyện KaLùm, tỉnh Xê Kông – Lào. Huyện Tây Giang đƣợc tái lập vào năm 2003 theo Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ. Tây Giang có 10 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó, có 08 xã biên giới giáp với nƣớc bạn Lào, với tổng chiều dài đƣờng biên giới hơn 76 km.
Diện tích tự nhiên là 91.368,31 ha, trong đó diện tích đất ừng chiếm đa số. Tính đến năm 2019 có hơn 20.000 ngƣời. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm 21,78%. Có
14 thành phần dân tộc cùng chung sống, trong đó Dân tộc Cơ tu chiếm hơn 91%, dân tộc Kinh 7,74% còn lại là các dân tộc khác.
Huyện Tây Giang có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời. Là mảnh đất anh hùng trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Có di tích địa đạo A Sò thuộc xã Anông. Có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nhƣ Đỉnh Quế, Rừng Pơ –mu; có truyền thống văn hóa Cơ tu ở khu làng cổ tại trung tâm huyện. Ngôi nhà dài nay vẫn còn nguyên giá trị.
2.2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
Hiện nay, huyện Tây Giang có 08/10 xã chiếm 80% xã thuộc diện kinh tế đặc biệt khó khăn. Ở đây đa số là đồng bào dân tộc Cơ tu sinh sống. Nhận thức của đồng bào nơi đây còn chênh lệch nhiều và ở mức độ thấp. Nhiều phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại nên ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế- xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn, Tỉ lệ hộ nghèo cao chiếm 38,07 % (năm 2019 theo tiêu chí tiếp cận đa chiều).
Tính đến năm 2019, tổng diện tích gieo trồng: 3.015,8 ha/2.976 ha, đạt 101,34%. giá trị sản xuất nông nghiệp và thủy sản ƣớc tính 141. 177 triều đồng, tăng 14,75% so với năm 2018, đạt 106,70%. Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và xây dựng ƣớc đạt 181.413 triệu đồng, tăng 13,69% so với năm 2018, đạt 103,33%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2019 là 22,35 triệu đồng, tăng 0,22% so với năm 2018, đạt 100,20%. Trong năm 2019, lồng ghép nhiều nguồn vốn đã triển khai đƣợc 21.000m kiên cố hoá mặt đƣờng, bê tông hóa giao thông nông thôn, đạt 168%. Tổng nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trong năm 2019 là 280.290,85 triệu đồng..
Tổng thu ngân sách Nhà nƣớc năm 2019 ƣớc thực hiện là: 683.583 triệu đồng, đạt: 173% dự toán giao đầu năm; Tổng chi NSNN năm 2019, ƣớc thực hiện là: 683.583 triệu đồng; đạt 173% dự toán giao đầu năm. Nhìn chung đều đạt theo kế hoạch và Nghị Quyết đề ra.
Trong năm 2019, có khoảng 12.850 lƣợt khách du lịch đến tham quan tại huyện Tây Giang, ƣớc doanh thu từ các hoạt động khoảng 6.425 triệu đồng. Tổ chức các đoàn công tác sang thăm và hỗ trợ cho nhân dân các huyện KàLừm, ĐắkChƣng, vận động đóng góp Quỹ nghĩa tình biên giới, với số tiền 148.659.000 đồng để giúp đỡ nhân dân nƣớc bạn Lào.
Tuy nhiên, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tây Giang không ngừng phát triển văn hóa, kinh tế xã hội ở địa phƣơng, đầy lùi những khó khăn, giảm hộ nghèo, từng bƣớc đƣa Tây Giang phát triển về kinh tế xã hội. Đời sống nhân dân đƣợc cải thiện. Cơ sở hạ tầng, kinh tế từng bƣớc đƣợc nâng lên; sự nghiệp giáo dục và đào tạo đƣợc quan tâm nhiều hơn đã góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng và chất lƣợng cao cho địa phƣơng trong hiện tại và tƣơng lai nhằm đáp ứng quá
trình đổi mới của đất nƣớc.