Hoạt động dạy học mônTiếng Việt ở trƣờng tiểu học

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 31)

7. Bố cục đề tài

1.3. Hoạt động dạy học mônTiếng Việt ở trƣờng tiểu học

1.3.1. Khái quát chung về môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học

1.3.1.1. Vị trí của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học

Môn Tiếng Việt là một trong những môn học cơ bản của giáo dục tiểu học và là môn học nền tảng của bậc tiểu học, rèn khả năng ngôn ngữ cho học sinh, qua đó, cung cấp về văn hóa- xã hội, khoa học –kỹ thuật, đồng thời giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh. Môn Tiếng Việt chia thành nhiều phân môn: Học vần (lớp 1) Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn,

- Phân môn tập đọc: Là phân môn mang tính tổng hợp, ngoài nhiệm vụ dạy đọc

còn nhiệm vụ trau dồi khả năng Tiếng Việt cho học sinh, luyện câu, tạo cảm xúc, cảm nhận văn học cho học sinh.

- Phân môn chính tả: Luyện tập thực hành các kỹ năng nghe, viết và các kỹ năng khác trong quá trình học tiếng Việt; củng cố kiến thức về tiếng Việt.

- Phân môn Luyện từ và câu: Rèn kỹ năng phát âm, cấu trúc tiếng, câu, cung cấp

lý thuyết tiếng Việt cho học sinh. Đối với ngƣời dân tộc thiểu số, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai trong giao tiếp hằng ngày, thì phân môn này đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình học tiếng Việt nói riêng và cả quá trình học tập ở trƣờng phổ thông nói chung.

- Phân môn Kể chuyện: Thông qua các câu chuyện trong các bài tập đọc, giúp học sinh dựng lại dƣới hình thức hoạt cảnh. Qua đó luyện khả năng nói, diễn đạt tiếng Việt cho học sinh, giúp học sinh mạnh dạn hơn trong giao tiếp.

- Phân môn Tập làm văn (lớp 2, 3, 4, 5): Mỗi khối lớp đều có yêu cầu khác nhau, nhƣng đều tập trung luyện khả năng viết đúng từ, đúng câu, đúng ngữ pháp; tạo cho học sinh khả năng diễn đạt ý tƣởng cá nhân, cảm xúc trƣớc sự vật, hiện tƣợng, con ngƣời, thiên nhiên,..

1.3.1.2. Vai trò của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học

Ngày 05 tháng 5 năm 2006, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành chƣơng trình giáo dục phổ thông – cấp tiểu học, trong đó Toán và Tiếng Việt là hai bộ môn công cụ cơ bản. Nếu nhƣ Toán học là một môn học đòi hỏi sự chính xác, rõ ràng, cụ thể với từng công thức, phép tính, thì Tiếng Việt lại còn đòi hỏi thêm về sự tìm tòi, trau chuốt ngôn ngữ, vốn liếng từ vựng và khả năng cảm thụ ngôn ngữ văn học của cả giáo viên và học sinh. Đây là môn học vừa có vai trò trang bị cho học sinh công cụ ngôn ngữ, vừa là môn học thuộc Khoa học Xã hội và Nhân văn có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học về tiếng Việt, những kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học sinh tự hoàn thiện nhân cách của mình ở phƣơng diện ngôn ngữ và văn hóa. Tiếng Việt ta giàu và đẹp, đa dạng, rất phong phú nhƣng cũng rất phức tạp. Vì vậy, chúng ta cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh học tập, nghiên cứu để nâng cao chất lƣợng dạy và học bộ môn Tiếng Việt. [3 tr 2].

1.3.1.3. Tầm quan trọng của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học

Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc tiểu học. Bên cạnh việc học toán để phát triển tƣ duy logic cho học sinh, việc học tiếng Việt sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển tƣ duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, học sinh sẽ đƣợc học cách giao tiếp, truyền đạt tƣ tƣởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm.

Ở bậc tiểu học, tầm quan trọng của môn Tiếng Việt đƣợc thể hiện rõ rệt qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 các lớp 1, 2, 3:Đối với học sinh học lớp 1, 2, 3, nội dung của môn

Tiếng Việt tập trung hình thành những cơ sở ban đầu cho việc học đọc, học viết; định hƣớng cho việc học nghe, học nói dựa trên vốn Tiếng Việt mà các em đã có. Các bài học ở giai đoạn này chủ yếu là bài học thực hành, đƣợc thấm vào học sinh một cách tự nhiên qua các bài học thực tế. Những tri thức về câu trong đoạn hội thoại (câu hỏi, đáp và dấu câu) cũng không đƣợc dạy qua bài lý thuyết mà học sinh đƣợc hình dung cụ thể trong một văn bản cụ thể.Ở giai đoạn này, học sinh sẽ nhận diện đƣợc và sử dụng đƣợc

các đơn vị của Tiếng Việt, các quy tắc sử dụng Tiếng Việt trong lúc đọc, viết, nghe, nói. Vậy nên, việc họcTiếng Việt ở bậc tiểu học sẽ tạo nền tảng cho trẻ trong việc phát triển tƣ duy ngôn ngữ, biểu hiện qua việc học sinh đọc thông thạo và hiểu đúng ý nghĩa một văn bản ngắn; viết rõ ràng, đúng chính tả; nghe chủ động; nói chủ động, rành mạch.

Giai đoạn 2 các lớp 4, 5: Về nội dung môn học, học sinh ở giai đoạn này đã

đƣợc cung cấp những khái niệm cơ bản về một số đơn vị ngôn ngữ và quy tắc sử dụng Tiếng Việt làm nền móng cho việc phát triển kỹ năng. Bên cạnh những bài học thực hành (ở giai đoạn trƣớc), học sinh đƣợc học các bài về trí thức Tiếng Việt (luyện từ và câu, văn bản, phong cách,…). Những bài học này cũng không phải là lý thuyết đơn thuần, đƣợc tiếp nhận hoàn toàn bằng con đƣờng tƣ duy trừu tƣợng, mà chủ yếu vẫn bằng con đƣờng nhận diện, phát hiện trên những ngữ liệu đã đọc, viết, nghe, nói; rồi sau đó mới khái quát thành những khái niệm. Nội dung chƣơng trình giai đoạn này nhằm phát triển các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói lên một mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn.

Ngoài ra, tầm quan trọng củamôn Tiếng Việt ở bậc tiểu học còn hƣớng đến việc hình thành các kỹ năng mềm, kỹ năng sống cần thiết cho học sinh. Nội dung kỹ năng sống đƣợc thể hiện ở tất cả các nội dung của môn học. Những kỹ năng đó chủ yếu là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng suy nghĩ sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm chủ bản thân,..Thông qua các kỹ năng này sẽ giúp các em nhận biết đƣợc những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vƣơn lên trong học tập cũng nhƣ cuộc sống. Tiếng Việt sẽ dạy học sinh biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với ngƣời thân, với cộng đồng và với môi trƣờng tự nhiên, biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.

Tóm lại, Tiếng Việt là môn học không thể thiếu trong hệ thống giáo dục của nƣớc ta, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh ở bậc tiểu học- lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành về nhân cách và tƣ duy. Vì vậy, tiếng Việt không những là “công cụ của tƣ duy” mà còn là bƣớc đệm để hình thành nhân cách của một con ngƣời.

1.3.1.4. Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh a. Hoạt động dạy môn Tiếng Việt của giáo viên

Ngƣời giáo viên là chủ thể của giảng dạy. Dạy là sự tổ chức, điều khiển, hƣớng dẫn hoạt động học, hoạt động nhận thức của học sinh, điều khiển học sinh chiếm lĩnh nội dung bài học, bằng cách đó mà học sinh đƣợc phát triển và hình thành nhân cách.

Mục tiêu dạy học sẽ chi phối việc lựa chọn dạy những gì thiết thực đối với trẻ em. Môn học Tiếng Việt cần đảm bảo cho HS những mẫu đúng đắn của ngôn

ngữ văn hoá, giáo dục cho HS văn hoá giao tiếp, dạy cho các em biết truyền đạt tƣ tƣởng, hiểu biết, tình cảm của mình một cách, chính xác và biểu cảm.

Trong nhà trƣờng, dạy tiếng Việt phải đƣợc xem nhƣ là dạy một công cụ giao tiếp và tƣ duy, nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kĩ năng hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt. Nhƣ vậy, nghiên cứu hoạt động dạy học tiếng Việt của giáo viên là phải trả lời những câu hỏi cụ thể, chẳng hạn: thầy lựa chọn những phƣơng pháp dạy học nào, tại sao lại chọn chúng, thầy tổ chức công việc của học sinh ra sao, giúp đỡ các em thế nào trong quá trình học tập, thầy kiểm tra việc nắm tri thức, kĩ năng của học sinh nhƣ thế nào, thầy giúp đỡ học sinh hạn chế, bồi dƣỡng học sinh có năng khiếu ra sao?

Hoạt động dạy môn Tiếng Việt của giáo viên trong trƣờng tiểu học đƣợc thực hiện thông qua việc dạy học các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn với nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên tạo ra những môi trƣờng giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ theo định hƣớng, trang bị những tri thức nền và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Cụ thể trong giờ học, các hoạt động chủ yếu của giáo viên là :

- Giao việc cho học sinh: cho học sinh trình bày yêu cầu của câu hỏi, bài tập; cho học sinh làm mẫu một phần câu hỏi, bài tập ; tóm tắt nhiệm vụ, dặn dò học sinh.

- Kiểm tra học sinh: xem học sinh có làm việc không, có hiểu việc phải làm không, trả lời thắc mắc của học sinh.

- Tổ chức báo cáo kết quả làm việc: báo cáo trực tiếp với giáo viên, báo cáo trong nhóm, báo cáo trƣớc lớp với các biện pháp báo cáo bằng miệng, bằng phiếu học tập hoặc thi đua giữa các nhóm, trình bày cá nhân.

- Tổ chức đánh giá: tự đánh giá, đánh giá trong nhóm, đánh giá trƣớc lớp với biện pháp đánh giá là khen, động viên, tuyên dƣơng, khen thƣởng.

b. Hoạt động học môn Tiếng Việt của học sinh

Hoạt động học tập ở học sinh là hoạt động với đối tƣợng, trong đó học sinh là chủ thể, nội dung dạy học là đối tƣợng. Học là quá trình học sinh tích cực, tự giác chiếm lĩnh nội dung dạy học để hình thành, phát triển nhân cách dƣới sự điều khiển sƣ phạm của giáo viên.

Hoạt động học của học sinh bao gồm những hoạt động cụ thể để chuẩn bị cho giờ học, hoạt động trong giờ học, tự học ở nhà, hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm trong chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 dành cho lớp 1....Dạy học tiếng Việt là phải nghiên cứu, xem xét học sinh học tập nhƣ thế nào, các em làm việc ra sao, hoạt động trí tuệ diễn ra nhƣ thế nào, các em gặp khó khăn gì, mắc những lỗi gì và tại

sao, các em hứng thú với cái gì và cái gì không hứng thú, số lƣợng, chất lƣợng và đặc điểm kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo tiếng Việt của các em nhƣ thế nào.

Hoạt động của trò đƣợc tiến hành dƣới sự điều khiển, hƣớng dẫn của thầy. Hiệu quả hoạt động của trò là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, những phẩm chất đạo đức mà các em đạt đƣợc

Trong môn Tiếng Việt, hoạt động cụ thể của học sinh là: - Hoạt động giao tiếp (đặc thù của môn Tiếng Việt)

- Hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành lí thuyết (nhƣ ở các môn học khác) Cả hai hoạt động trên đƣợc học sinh thực hiện trong giờ học theo nhiều hình thức khác nhau: làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, làm việc theo lớp.

Trong trƣờng hợp bài tập đề ra là những câu hỏi rất cụ thể, học sinh sẽ thực hiện làm việc độc lập. Trong trƣờng hợp câu hỏi, bài tập tƣơng đối trừu tƣợng hoặc đòi hỏi sự khái quát nhất định thì làm việc theo nhóm là giải pháp tốt nhất.

Hình thức làm việc chung theo lớp đƣợc thực hiện ở các khâu giới thiệu bài, củng cố bài, nêu những câu hỏi không yêu cầu phải suy nghĩ lâu hoặc để học sinh trình bày kết quả về một vấn đề nào đó.

1.3.2. Mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học

Mục tiêumôn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm

- Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trƣờng hoạt động của lứa tuổi.

Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tƣ duy.

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt; về tự nhiên, xã hội và con ngƣời; về văn hoá, văn học của Việt Nam và nƣớc ngoài.

- Bồi dƣỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh.

1.3.3. Nội dung dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học

Nội dung chƣơng trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ GDĐT) [13], môn tiếng Việt đƣợc xác đinh rõ nôi dung dạy học từng lớp và Chuẩn kiến thức kĩ năng: (Phụ lục 1- PL 1).

1.3.4. Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học

Theo sách Những vấn đề chung của phƣơng pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học của Lê Phƣơng Nga (chủ biên) thì phƣơng pháp dạy học tiếng Việt đƣợc hiểu nhƣ sau:

Với tƣ cách là một khoa học: Phƣơng pháp dạy học tiếng Việt là một hệ thống lí thuyết và kĩ năng cơ bản để tổ chức quá trình dạy học tiếng Việt với tƣ cách là tiếng mẹ đẻ và với tƣ cách là ngôn ngữ thứ hai. Phƣơng pháp dạy học tiếng Việt bao gồm

việc dạy tiếng Việt cho ngƣời bản ngữ, cho ngƣời dân tộc, cho ngƣời nƣớc ngoài, dạy tiếng Việt trƣớc tuổi học, ở trƣờng phổ thông (tiểu học, trung học) ở trƣờng cao đẳng và Đại học. [10, tr.9]

Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt là cách thức làm việc của thầy giáo và học sinh nhằm làm cho học sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng tiếng Việt.

Những phƣơng pháp trình bày ở đây chỉ có trong dạy tiếng Việt và thƣờng đƣợc dùng phổ biến trong nhiều phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học.

- Phương pháp phân tích ngôn ngữ

Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng một cách có hệ thống trong việc xem xét tất cả các mặt của ngôn ngữ: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, cấu tạo từ, chính tả, phong cách với mục đích làm rõ cấu trúc các kiểu đơn vị ngôn ngữ, hình thức và cách thức cấu tạo, ý nghĩa của chúng trong nói năng. Các dạng phân tích ngôn ngữ: quan sát ngôn ngữ (là giai đoạn đầu trong quá trình phân tích ngôn ngữ nhằm tìm ra điểm giống nhau, khác nhau và sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định), phân tích ngữ âm, phân tích ngữ pháp, phân tích chính tả, phân tích tập viết, phân tích ngôn ngữ các tác phẩm văn chƣơng…

Tất cả các dạng phân tích ngôn ngữ đều là bộ phận cấu thành của nhiều bài tập khác nhau: bài tập đọc, tập viết, chính tả, luyện từ và câu và viết văn với nhiệm vụ mang tính phân tích.

- Phương pháp luyện theo mẫu

Phƣơng pháp luyện theo mẫu là phƣơng pháp mà học sinh tạo ra các đơn vị ngôn ngữ, lời nói bằng mô phỏng lời thầy giáo, sách giáo khoa… Phƣơng pháp này gồm nhiều dạng bài tập nhƣ đặt câu theo mẫu cho trƣớc, phát âm hoặc đọc diễn cảm theo thầy giáo. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng trên giờ tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn.

- Phương pháp giao tiếp (Phương pháp thực hành)

Phƣơng pháp giao tiếp là phƣơng pháp dạy tiếng dựa vào lời nói, vào những thông báo sinh động, vào giao tiếp bằng ngôn ngữ. Phƣơng pháp này gắn liền với phƣơng pháp luyện theo mẫu. Cơ sở của phƣơng pháp giao tiếp là chức năng giao tiếp của ngôn ngữ.. Nếu ngôn ngữ đƣợc coi là phƣơng tiện giao tiếp thì lời nói đƣợc coi là bản thân sự giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Dạy tiếng Việt theo hƣớng giao tiếp tức là dạy phát triển lời nói cho từng cá nhân học sinh. Phƣơng pháp giao tiếp coi trọng sự phát triển lời nói còn những kiến thức lí thuyết thì đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phân tích các hiện tƣợng đƣa ra trong bài

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)