7. Bố cục đề tài
1.4. Quản lý hoạt động dạy học mônTiếng Việt ở trƣờng tiểu học
1.4.1. Quản lý mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học
Mục tiêu cơ bản của môn tiếng Việt ở tiểu học là hình thành ở học sinh các kỹ năng (đọc, viết nghe, nói) để giao tiếp trong môi trƣờng hoạt động của lứa tuổi; rèn luyện tƣ duy, bồi dƣỡng tình yêu tiếng Việt và góp phần hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh.
Nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học nói chung, dạy học môn tiếng Việt nói riêng thì cần xác định rõ mục tiêu dạy học tiếng Việt ở các trƣờng tiểu học sao cho phù hợp. Cần công khai mục tiêu của nhà trƣờng, của từng môn học cụ thể, trong đó có môn tiếng Việt để từng lớp có hƣớng phấn đấu đạt đƣợc mục tiêu đó.
Quản lý việc triển khai dạy học môn tiếng Việt trong trƣờng tiểu học cũng nhƣ các môn học khác thì Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện mục tiêu giáo dục, chịu trách nhiệm về chất lƣợng GD&ĐT của nhà trƣờng. Từ đó, góp phần hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh. Vì vậy, Hiệu trƣởng nhà trƣờng phải có chủ trƣơng, có những biện pháp phù hợp trong quá trình quản lý hoạt động dạy học để đạt đƣợc mục tiêu cao nhất của nhà trƣờng là nâng cao chất lƣợng giáo dục.
1.4.2. Quản lý nội dung dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học
Nội dung dạy học môn tiếng Việt ở bậc tiểu học bao gồm chuẩn kiến thức kĩ năng (theo từng khối lớp) đây là quy định chung của Bộ GD& ĐT cho tất cả học sinh
toàn quốc.
Căn cứ theo mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức kĩ năng môn tiếng Việt từng khối lớp, Hiệu trƣởng quán triệt việc triển khai nội dung dạy học đến các tổ chuyên môn và từng giáo viên về việc thực hiện nội dung dạy học trong trƣờng tiểu học.
Nội dung triển khai dạy học môn tiếng Việt đƣợc thể hiện ở Kế hoạch dạy học hằng tuần (lịch báo giảng) của các tổ chuyên môn, Hiệu trƣởng cần quản lý việc thực hiện nội dung dạy học môn tiếng Việt đảm bảo theo chuẩn Kiến thức kĩ năng theo quy định. Hiệu trƣởng quản lý thực hiện dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng và mức độ cần đạt để nắm bắt việc triển khai nội dung dạy học, từ đó có những biện pháp quản lý và điều chỉnh việc thực hiện nội dung phù hợp cho trƣờng tiểu học.
1.4.3. Quản lý phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học
Phƣơng pháp dạy hoc tiếng Việt là một hệ thống lí thuyết và kĩ năng cơ bản để tổ chức quá trình dạy học tiếng Việt với tƣ cách là tiếng mẹ đẻ và với tƣ cách là ngôn ngữ thứ hai.
Quản lý tốt các phƣơng pháp dạy học môn tiếng Việt sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục cho học sinh. Trƣớc tiên, Hiệu trƣởng cần nắm rõ các phƣơng pháp dạy học môn tiếng Việt ở tiểu học theo sự chỉ đạo của ngành, của đặc trƣng môn học nhằm biết đƣợc ƣu điểm và nhựơc điểm của từng phƣơng pháp để có hƣớng chỉ đạo các tổ chuyên môn sử dụng phƣơng pháp dạy học cho môn tiếng Việt.
Bên cạnh đó, Hiệu trƣởng cần lựa chọn phƣơng pháp dạy học phù hợp với đối tƣợng học sinh, với mục tiêu môn tiếng Việt và nội dung dạy học cũng nhƣ mức độ cần đạt để triển khai trong việc dạy học môn tiếng Việt để nâng cao chất lƣợng học tập của học sinh.
Hiệu trƣởng cần triển khai các phƣơng pháp dạy học môn tiếng Việt đến tất cả cán bộ, giáo viên và tổ chức tập huấn các phƣơng pháp dạy học mới đến giáo viên. Chỉ đạo giáo viên trong một tiết dạy không dùng một phƣơng pháp mà cần linh hoạt sử dụng các phƣơng pháp dạy học phù hợp với đối tƣợng học sinh.
Hiệu trƣởng thƣờng xuyên theo dõi việc thực hiện các phƣơng pháp dạy học môn tiếng Việt của giáo viên thông qua các tiết dự giờ nhằm tìm ra những ƣu điểm và hạn chế của từng phƣơng pháp để điều chỉnh việc thực hiện các phƣơng pháp phù hợp với từng đối tƣợng học sinh, từng thời điểm cụ thể của môn học nhằm đem lại kết quả học tập tốt nhất cho môn học.
1.4.4. Quản lý hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học
Hình thức tổ chức dạy học là cách tiến hành tổ chức quá trình học tập cho học sinh phù hợp với mục đích, nội dung bài học nhằm làm cho bài học đạt kết quả tối ƣu.
trƣởng trƣởng phải chỉ đạo giáo viên sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy năng lực của học sinh để nâng cao chất lƣợng môn Tiếng Việt.
Quản lý hình thức tổ chức dạy học là quản lý cách thức tiến hành dạy học của giáo viên trên lớp. Quá trình ấy diễn ra trong các tiết dạy, giờ dạy. Ngƣời Hiệu trƣởng phải nắm vững các hình thức tổ chức dạy học môn tiếng Việt ở tiểu học nhằm chỉ đạo tốt việc tổ chức dạy học trong nhà trƣờng để nâng cao chất lƣợng dạy học môn Tiếng Việt nói riêng và chất lƣợng giáo dục nói chung.
1.4.5. Quản lý điều kiện tổ chức dạy học dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học
a. Quản lý đội ngũ giáo viên
Năng lực của đội ngũ giáo viên có liên quan rất nhiều đến chất lƣợng dạy học của môn Tiếng Việt. Việc phân công giáo viên giảng dạy dựa vào năng lực của giáo viên. Giáo viên có năng lực tốt, đủ khả năng đảm nhận theo khối lớp sẽ làm cho chất lƣợng lớp đó đảm bảo và chất lƣợng dạy học toàn trƣờng sẻ tốt.
Đối với giáo viên dạy văn hóa (giáo viên chủ nhiệm lớp dạy tiếng Việt) cần có năng lực vững vàng để đẩm nhận tốt vai trò chủ nhiệm lớp; có khả năng xử lý linh hoạt trong việc dạy tiếng Việt cho học sinh nói chung và học sinh ngƣời dân tộc thieuer số nói riêng;
Đối với giáo viên ngƣời dân tộc thiểu số dạy văn hóa thì ngoài việc sõ năng lực vững vàng để dạy tiếng Việt còn phải am hieuer tiếng Việt và thƣờng xuyên giao tiếp bằng tiếng Việt để hiểu hơn về tiếng Việt;
Đối với giáo viên chuyên dạy các môn học khác cũng cần nắm vững tiếng Việt để tăng cƣờng tiếng Việt cho học sinh thông qua các môn học của mình.
Hiệu trƣởng phải nắm rõ trình độ năng lực của từng giáo viên để lựa chọn đội ngũ tham gia dạy học môn tiếng Việt, phân công giáo viên dạy văn hóa (giáo viên chủ nhiệm) hợp lý cho từng lớp, bồi dƣỡng đọi ngũ giáo viên dạy học môn Tiếng Việt cũng nhƣ có biện pháp thúc đẩy giáo viên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt hoạt động dạy học trong nhà trƣờng nói chung và dạy học môn Tiếng Việt nói riêng.
b. Quản lý học sinh sinh
Học sinh tiểu học trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi tính theo năm. Hiệu trƣởng phải nắm rõ tổng số học sinh toàn trƣờng, học sinh từng khối lớp, số học sinh trên lớp nhằm quản lý tốt mạng lƣới trƣờng lớp của nhà trƣờng. Đặc biệt quản lý học sinh trong các hoạt động:
- Việc đi học chuyên cần của học sinh; - Nghe, viết tiếng Việt của học sinh
- Đọc tiếng Việt của học sinh; - Viết câu, đoạn văn của học sinh; - Giao tiếp tiếng Việt của học sinh.
c. Phương tiện dạy học -Thiết bị dạy học
Phƣơng tiện dạy học đƣợc hiểu là những đồ dùng trong tiết dạy nhằm hỗ trợ cho giáo viên và học sinh thực hiện tốt tiết dạy. Để cho tiết dạy đảm bảo cũng nhƣ hoạt động dạy học môn Tiếng Việt trong nhà trƣờng đạt chất lƣợng thì cần sử dụng phƣơng tiện dạy học. Nhờ có phƣơng tiện dạy học mà tiết học phong phú và hứng thú hơn rất nhiều.
Ngƣời Hiệu trƣởng phải nắm rõ những phƣơng tiện cần có cho các môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng để hỗ trợ giáo viên dạy học. Ngoài ra, trong thời đại 4.0 Hiệu trƣởng khuyến khích giáo viên sáng tạo những phƣơng tiện dạy học phù hợp và cập nhật những phƣơng tiện dạy học trên internet để phục vụ tốt các hoạt động dạy học.
d. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là điều kiện cần cho hoạt động dạy học. Hiệu trƣởng quản lý tốt cơ sở vật chất, phân bố hợp lý cho hoạt động dạy học trong nhà trƣờng. Cụ thể nhƣ:
- Môi trƣờng vật chất:
+ Đảm bảo phòng học cho từng lớp học, sĩ số học sinh theo quy định (không quá 35 học sinh/01 lớp);
+ Sách giáo khoa đảm bảo đủ sách giáo khoa cho mỗi học sinh một bộ; + Sách giáo viên đảm bảo cho mỗi giáo viên một bộ
+ Sách thảm khảo nhiều nhất có thể cho giáo viên và học sinh tham khảo;
+ Từ diểm tiếng Việt (Từ điển Việt- Việt) cho giáo viên học sinh tham khảo và tra cứu từ ngữ;
+ Đối với trƣờng có học sinh là ngƣời dân tộc thiểu số có từ điển tiếng dân tộc ( tiếng Việt- tiếng dân tộc hoặc tiếng dân tộc- tiếng Việt) để giáo viên (đặc biệt giáo viên ngƣời Kinh công tác vùng dân tộc thiểu số) và học sinh tham khảo.
- Môi trƣờng vật chất khác
+ Tranh, ảnh, vật thật mô hình dạy học môn tiếng Việt + Các phần mềm hỗ trợ dạy học môn tiếng Việt; + Máy chiếu, ti vi, bài giảng điện tử.
Trong nhà trƣờng chƣa đảm bảo về cơ sở vật chất thì Hiệu trƣởng tham mƣu các cấp để xây dựng, nâng cấp phòng học cho đảm bảo phục vụ hoạt động dạy học trong nhà trƣờng.
e. Quản lý các lực lượng tham gia giáo dục
- Các lực lƣợng giáo dục bên trong nhà trƣờng: cán bộ quản lý, giáo viên, nhận viên và học sinh.
+ Cán bộ quản lý tham gia các hoạt động quản lý của nhà trƣờng;
+ Đối với giáo viên dạy văn hóa (giáo viên chủ nhiệm dạy tiếng Việt) cần quản lý việc lên lớp của giáo viên, quản lý ngày công của giáo vien và quản lý thời gian làm việc của giáo viên đảm bảo không cắt xén thời gian dạy học;
+ Đối với giáo viên chuyên cần quản lý giờ lên lớp của giáo viên và việc tăng cƣờng tiếng Việt trong tiết dạy;
+ Đối với nhân viên quản lý việc giao tiếp với học sinh trong nhiệm vụ chuyên môn của mỗi nhân viên và thời gian làm việc của mình.
+ Đối với học sinh: Quản lý nề nếp học tập của học sinh.
- Các lực lƣợng bên ngoài nhà trƣờng: Các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phƣơng và phụ huynh học sinh.
+ Chính quyền địa phƣơng: Quan tâm đến các hoạt động của nhà trƣờng ; + Các ban ngành đoàn thể: Quan tâm đến việc ra lớp của học sinh;
+ Đối với phụ huynh: Quan tâm việc đến lớp của con em mình và việc học môn tiếng Việc.
Hiệu trƣởng cần quản lý các hoạt động bên trong nhà trƣờng và có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ban ngành, đoàn thể để làm tốt công tác giáo dục ở địa phƣơng.
g. Cơ chế phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Đối với nhà trƣởng tiểu học, thì mối quan hệ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội là rất quan trong. Xã hội ngày càng văn minh, thì nhiều vần đề xã hội cũng thay đổi theo. Có những thay đổi tốt mà cũng có những điều ảnh hƣởng không tốt đến học sinh. Nhất là học sinh tiểu học. Do vậy trong quản lý dạy học nói chung và quản lý dạy học môn tiếng Việt nói riêng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội để đào tạo những học sinh có tình yêu với tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Hiệu trƣởng cần có nhiều biện pháp để tăng cƣờng sự gắn kết, liên hệ giữa phụ huynh học với nhà trƣờng (mà cụ thể là với giáo viên chủ nhiệm) và xã hội.
1.4.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học
Kiểm tra đánh giá là biện pháp để đánh giá kết quả học tập của học sinh về định tính và định lƣợng. Tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh để có cơ sở xây dựng kế hoạch cũng nhƣ mục tiêu dạy học và sử dụng các phƣơng pháp, hình thức dạy học thích hợp để nâng cao chất lƣợng dạy học của các môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng.
Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng phải căn cứ vào Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ giáo dục về đánh giá học sinh tiểu học. Đó là Thông tƣ 30/2014/BGDĐT và Thông tƣ 22/2016/BGDĐT sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tƣ 30 về đánh giá học sinh tiểu học.
Hiệu trƣởng phải nắm vững quy trình kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt từ việc đánh giá thƣờng xuyên đến đánh giá định kỳ và việc tổ chức kiểm tra đánh giá qua các lần kiểm tra định kỳ. Từ đó có kế hoạch và biện pháp phù hợp trong việc kiểm tra- đánh giá để nâng cao hoạt động dạy học môn tiếng Việt và chất lƣợng giáo dục ở trƣờng tiểu học.
Tiểu kết Chƣơng 1
Hoạt động dạy học là hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động của nhà trƣờng. Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trƣng cho bất kì loại trƣờng học nào và đây là con đƣờng duy nhất để con ngƣời tiếp cận tri thức.
QL hoạt động dạy học là quá trình CBQL xác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS nhằm đạt mục tiêu đề ra là công việc thƣờng xuyên của nhà quản lý giáo dục. Quá trình triển khai dạy học của nhà trƣờng theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục, Sở giáo dục và phòng giáo dục,.. Thế nhƣng để giúp cho ngƣời nghiên cứu dễ dàng tiếp cận với việc nghiên cứu cần phải có cơ sở lý luận vững chắc, khoa học về vấn đề nghiên cứu. Chƣơng 1 của luận văn trình bày cơ bản đảm bảo cơ sở về QL hoạt động dạy học môn tiếng Việt ở các trƣờng tiểu học.
QL hoạt động dạy học môn tiếng Việt ở trƣờng tiểu học là một trong những nhiệm vụ quản lý dạy học nói riêng và quản lý giáo dục nói chung. QL hoạt động dạy học môn tiếng Việt ở trƣờng tiểu học theo cách tiếp cận có những điểm chính sau: QL mục tiêu dạy học; QL nội dung dạy học; QL phương pháp dạy học; QL các hình thức tổ chức dạy học; QL các điều kiện tổ chức dạy học; QL kiểm tra- đánh giá dạy học. Đây cũng chính là những nghiên cứu trọng tâm của đề tài nhằm làm cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo:
- Phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trƣờng Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong chƣơng 2.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trƣờng Tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong chƣơng 3.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN TÂY GIANG,
TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trƣờng tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao chất lƣợng giáo dục môn Tiếng Việt trên địa bàn huyện.
2.1.2. Đối tượng khảo sát
- Đối tƣợng khảo sát ở mỗi trƣờng: + Cán bộ quản lý, tổ trƣởng chuyên môn. + Giáo viên dạy môn Tiếng Việt.
+ Học sinh lớp 4, 5.
+ Phụ huynh học sinh lớp 4, 5.
- Phòng GD&ĐT: Lãnh đạo, chuyên viên phụ trách tiểu học.
Tiến hành khảo sát, thu thập ý kiến phản hồi qua phiếu hỏi với sự tham gia của CBQL, TTCM, GV, HS, PHHS của 10 trƣờng Tiểu học huyện Tây Giang.
Bảng 2.1. Bảng phân bố đối tượng khảo sát ( KS) bằng phiếu hỏi
STT Trƣờng CB CBQL GV HS PHHS CBQL TTCM 01 PTDTBT Tiểu học A vƣơng 02 02 16 10 04