7. Bố cục đề tài
2.5.1. Đánh giá chung
Qua thu thập, phân tích, tổng hợp các bảng tổng kết hằng năm của các trƣờng, phòng giáo dục cũng nhƣ phiếu thu thập thông tin từ CBQL, TTCM, GV các trƣờng tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Việt của các trƣờng tiểu học có những ƣu điểm và hạn chế, tồn tại sau:
2.5.1.1. Những ưu điểm
Công tác chỉ đạo, quản lý chỉ đạo dạy học từ phòng GD&ĐT tới các trƣờng có sự thống nhất và thông tin qua lại cập nhật, kịp thời đồng bộ nên việc triển khai dạy học môn tiếng Việt đảm bảo thông suốt và có nhiều chuyển biến tích cực.
- Về quản lý mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt: Về mục tiêu dạy học môn tiếng
Việt đƣợc nhà trƣờng quản lý đúng theo chức năng nhiệm vụ của trƣờng tiểu học. Nhìn chung thực trạng quản lý mục tiêu ở các trƣờng tiểu học huyên Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là đảm bảo, phù hợp với đối tƣợng học sinh tiểu học theo đúng sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.
- Về quản lý nội dung dạy học môn tiếng Việt: Các nội dung quản lý đề đƣợc phòng GD&ĐT quan tâm chỉ đạo và các trƣờng thực hiện nghiêm túc. Công tác quản lý nội dung dạy học môn tiếng Việt là phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng, đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học..
- Thực trạng quản lý phương pháp dạy học: Việc quản lý các phƣơng pháp đều
đƣợc chỉ đạo và thực hiện theo đúng yêu cầu. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng đúng với chức năng môn học nhƣng còn gặp khó khăn trong việc thực hiện.
- Thực trạng quản lý về hình thức tổ chức dạy học: từng bƣớc đƣợc cải thiện và
thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng. Từ đó phát huy những mặt tích cực để học sinh hứng thú học tập nhằm nâng cao chất lƣợng học tập của học sinh.
- Thực trạng quản lý điều kiện tổ chức dạy học: Điều kiện tổ chức dạy học đã
có sự thay đổi từng ngày theo chiều hƣớng tốt. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã có sự quan tâm, đầu tƣ.
-Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá môn tiếng Việt: Việc kiểm tra đánh giá
dạy học môn tiếng Việt thực hiện đảm bảo theo sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT và của Thông tƣ 22/2016 về đánh giá chất lƣợng học sinh tiểu học.
2.5.1.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những ƣu điểm đạt đƣợc thì việc quản lý dạy học môn tiếng Việt vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:
- Thứ nhất là mục tiêu dạy học môn tiếng Việt phù hợp với lứa tuổi nhƣng còn cao so với học sinh dân tộc thiểu số ở các trƣờng tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam;
- Thứ hai là về nội dung dạy học môn tiếng Việt đảm bảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn học nhƣng còn nặng so với học sinh vùng dân tộc thiểu số ở các trƣờng tiểu học huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam;
Về phƣơng pháp dạy học môn tiếng Việt là phù hợp với đặc trƣng bộ môn nhƣng vẫn còn gặp khó khăn trong quá trình dạy học. Vì nếu sử dụng phƣơng pháp đặc trƣng thì nhiều khi mất thời gian nên nhiều khi cần có sự lồng ghép.
Về các hình thức tổ chức dạy học thì cũng gặp khó khăn trong quá trình triển khai do khả năng tiếp thu của học sinh còn chậm.
- Về các điều kiện tổ chức dạy học môn tiếng Việt thì năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và năng lực của giáo viên dạy tiếng Việt còn hạn chế. Học sinh giao tiếp tiếng Việt ở nhà không thƣờng xuyên. Do đó chất lƣợng giáo dục nói chung và chất lƣợng dạy học môn tiếng Việt nói riêng ở các trƣờng tiểu học huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam chƣa cao, chƣa đáp ứng yêu cầu giáo dục giai đoạn hiện nay. Về cơ sở vật chất, trƣờng lớp, thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu nhiều so với quy định. Điều kiện
học tập của học sinh còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Học sinh đa số là ngƣời dân tộc thiểu số Cơ tu, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai nên việc học tiếng Việt của các em cũng ít ghi nhớ nếu không thƣờng xuyên ôn luyện.
- Việc kiểm tra đánh giá học sinh vẫn còn mang tính hình thức, chƣa đánh giá đƣợc thực tiễn việc học tập của các em. Việc quản lý đánh giá kiểm tra đánh giá của đội ngũ còn hạn chế ở vấn đề này.
- Chƣa có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh cũng nhƣ xây dựng cơ sở vật chất trƣờng học.