- Phòng thanh toán – chuyển tiền:
3.3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước.
Tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế chính sách tiền tệ, tín dụng cho các NHTM. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các TCTD có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1998, thay thế hai Pháp lệnh Ngân hàng ban hành từ năm 1990. Đến nay đã có hàng chục văn bản dưới luật: Nghị định, Quyết
định, Thông tư... hướng dẫn thi hành hai luật Ngân hàng đã được ban hành. Song một loạt cơ chế về lãi suất, tỷ giá, quản lý ngoại hối... vẫn còn những vướng mắc, bất cập làm cản trở việc huy động vốn, mở rộng tín dụng. Vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước cần thay đổi, ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn cụ thể hoạt động của các NHTM.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động của các NHTM. Thanh tra là giải pháp mạnh mẽ và có ý nghĩa quyết định đối với việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm của TCTD, làm cho TCTD hoạt động lành mạnh, hiệu quả. Nhất là trong thời gian gần đây tình hình nợ quá hạn của các TCTD ngày càng cao. Bên cạnh việc thanh tra cần yêu cầu các NHTM phải công khai về tình hình hoạt động giúp khách hàng nắm bắt được các NHTM lành mạnh, Nhà nước theo dõi được hoạt động của các ngân hàng.
Mở rộng quan hệ đối ngoại với các tổ chức tài chính nước ngoài, tranh thủ sự giúp đỡ và tài trợ các nguồn vốn có lãi suất thấp, mở rộng quan hệ tín dụng, điều hành tỷ giá đồng Việt Nam một cách linh hoạt phù hợp với tình hình hoạt động của thị trường.
Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, đề cao trách nhiệm của các NHTM, nâng cao chất lượng quản lý, thiết lập cơ chế phòng ngừa rủi ro, đảm bảo sự lành mạnh, an toàn của hệ thống ngân hàng.
Kiềm chế đẩy lùi hiện tượng như đô lá hóa nền kinh tế tạo lòng tin cho dân chúng và các doanh nghiệp vào tiền VNĐ, áp dụng cơ chế lãi suất tiền gửi VNĐ cao hơn lãi suất USD để hướng mọi người gửi tiền bằng VNĐ.
KẾT LUẬN
Trong lĩnh vực hoạt động của NHTM, nguồn vốn giữ vai trò quan trọng, trong đó vốn huy động giữ vai trò quan trọng được các ngân hàng quan tâm hàng đầu đó là khách hàng, và nguồn tiền gửi là vốn để sinh tồn của hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Để phát huy vai trò, cung ứng vốn cho nền kinh tế và hoàn thành tốt nhiệm vụ, huy động vốn mà Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho.
Chi nhánh NHLD VID Public Hải Phòng và các NHTM khác phải phấn đấu không ngừng để đổi mới hoạt động, đưa ra các giải pháp, biện pháp thích hợp để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào thời gian, sự nghiên cứu kỹ lưỡng cả về mặt xây dựng, chế độ... để phát huy tối đa nội lực, góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân.
Trên là những phân tích, đánh giá và những ý kiến đóng góp của em về tình hình tài chính, huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh cùng một số giải pháp. Em mong rằng trong tương lai những hoạt động của Ngân hàng VID Public nói chung và chi nhánh nói riêng sẽ đạt được những thành công hơn nữa. Nâng cao mức doanh lợi, uy tín, khả năng cạnh tranh của ngân hàng, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước thực hiên công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Bài khoá luận đã được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của giám đốc chi nhánh cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh. Tuy nhiên, do kinh nghiệm thực tiễn cũng như thời gian thực tập có hạn nên bài báo cáo của em còn không ít những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng của thầy giáo và bạn bè để bài báo cáo đựơc hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy Dương Hoàng Nam cùng tất cả cán bộ chi nhánh và bạn bè đã giúp đỡ em!