- Phòng thanh toán – chuyển tiền:
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHLD VID Public Hải Phòng giai đoạn 2009 2011.
Public Hải Phòng giai đoạn 2009 - 2011.
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh.
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các TCKT và cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, huy động vốn thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh. Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau. Nguồn vốn này không thuộc sở hữu của ngân hàng, nhưng ngân hàng được quyền sử dụng trong thời gian huy động, có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn đối với tiền gửi có kỳ hạn hoặc khi họ có nhu cầu rút vốn tiền gửi không kỳ hạn. Vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là nguồn gốc kinh doanh của ngân hàng. Nhưng với tính chất là
nguồn vốn rất dễ biến động, nên ngân hàng không được phép sử dụng hết số vốn này vào mục đích kinh doanh mà phải tuân thủ các quy định về dự trữ bắt buộc để đảm bảo khả năng thanh toán.
Biểu đồ 01: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh:
(Đơn vị tính: nghìn đồng).
(Nguồn: Báo cáo bảng cân đối kế toán của chi nhánh)
Bảng 2.1: Tỷ lệ nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn.
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ
tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm2011
Chênh lệch 10/09 Chênh lệch 11/10 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tổng vốn huy động 475.694,89 585.765,54 511.740,31 110.070,6 5 23,14 -74.025 -12,64 Tổng nguồn vốn 629.572,27 679.871,96 568.196,84 50.299,68 7,99 -111.68 -16,43
Tỷ lệ
% 75,56 86,12 90,06 10,56 13,97 3,94 4,57
(Nguồn: Báo cáo bảng cân đối kế toán của chi nhánh).
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy nguồn vốn huy động được của chi nhánh trong ba năm qua có những biến động rõ rệt và có xu hướng giảm về mặt giá trị và tăng lên về tỷ trọng trong năm gần đây. Nguồn vốn huy động lớn nhất vào năm 2010 với 679.871,96 triệu đồng. Tỷ trọng của vốn huy động trong tổng nguồn vốn ngày càng tăng cụ thể năm 2009 vốn huy động đạt trên 475.694,89 triệu đồng chiếm 75,56%; đến năm 2010 nguồn vốn này chiếm tới 86,12% trong tổng nguồn vốn tương đương với 5.858.765,54 triệu đồng và tăng trên 10.070,65 triệu đồng, đạt tốc độ tăng cao 23,11% so với cùng thời điểm năm ngoái; năm 2011 tổng vốn huy động cả năm đạt 511.740,31 triệu đồng và giảm trên 74.025 triệu đồng tương ứng mức giảm 12,64% so với năm 2010. Tuy nhiên xét trong tổng vốn thì tổng vốn huy động chi nhánh lại tăng, chiếm 90,06% trong tổng nguồn vốn. Qua đó phản ánh năng lực huy động vốn của chi nhánh càng cao.
Lượng vốn huy động của ngân hàng tăng trong năm 2010 và giảm trong năm tiếp theo. Trong năm 2009, lượng vốn huy động đạt gần 475.695 triệu đồng và tăng gần 82.000 triệu đồng so với năm 2008. Chi nhánh đã áp dụng chính sách lãi suất hợp lý có tính cạnh tranh với mức trung bình là 8,5%/ năm. Năm 2009, lãi suất huy động vốn đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, do lãi suất thấp và trên thị trường xuất hiện nhiều kênh huy động vốn nên nguồn huy động từ khách hàng cá nhân không cao (13,41% trong tổng vốn huy động). Trong thời gian này, chính phủ đã có gói kích cầu, bơm một lượng tiền tệ khá lớn vào nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008. Thông qua các chính sách, chiến lược marketing hiệu quả chi nhánh đã huy động được lượng vốn lớn và hoàn thành trên 5% kế hoạch. Năm 2010, là một năm mà nền kinh tế được đánh giá chung đạt mức tăng trưởng khá, ổn định. Tăng trưởng GDP đạt được ở tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với sự phát triển chung của cả nước chi nhánh đã đạt được kết quả kinh doanh
phấn khởi, thể hiện một phần thông qua luồng tiền vào của chi nhánh với tổng vốn huy động đạt trên 585.765 triệu đồng tăng 110.070,65 triệu đồng xấp xỉ tăng 23,11% so với năm 2009 và vượt chỉ tiêu 3,11% mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, năm 2011 tổng vốn huy động của chi nhánh bị giảm sút xuống còn 511.740,31 triệu đồng giảm 74.025 triệu đồng và hoàn thành 94,5% kế hoạch. Một nguyên nhân phải kể đến đó là tình hình lạm phát của nền kinh tế trong năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng cao 18,12%, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ liên tục đưa ra vào quỹ I và quỹ II trong năm, chính sách thắt chặt tín dụng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô huy động vốn của chi nhánh trong năm. Mặc dù vốn huy động của chi nhánh năm 2011 có bị giảm sút nhưng xét trên nền kinh tế vĩ mô đây cũng được coi là sự nỗ lực và cố gắng mà chi nhánh đã đạt được trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, có nhiều doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh.
2.1.4.2. Hoạt động cho vay của chi nhánh .
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các TCTD khác và các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân. Ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức tài chính trung gian, vì vậy ngân hàng vừa là người đi huy động vốn vừa là người cho vay. Ngân hàng huy động dưới hình thức nhận tiền gửi của doanh nghiệp, tổ chức tài chính và cá nhân thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, nhận tiền gửi tiết kiệm… để huy động nguồn vốn trong xã hội. Ngược lại với tư cách là người cho vay ngân hàng cấp vốn tín dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp, các cá nhân trong toàn xã hội. Và ngân hàng dựa trên hoạt động này để tìm kiếm lợi nhuận.
Biểu đồ 0.2: Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh:
(Đơn vị tính: Nghìn đồng)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tổng dư nợ cho vay cao nhất là vào năm 2010 và gần đây có xu hướng giảm về mặt giá trị. Để có cái nhìn cụ thể hơn ta xem xét kết cấu dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay.
Bảng 2.2: Kết cấu dư nợ theo thời hạn cho vay:
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh số (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Doanh số (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Doanh số (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Cho vay ngắn hạn 286.555,2 8 54,38 293.431,58 52,45 270.844,7 2 57,66 Cho vay trung hạn 203.048,5 5 38,54 174.180,8 2 31,10 146.313,38 31,15 Cho vay dài hạn 37.303,15 7,08 91.882,82 16,42 52.594,32 11,19
Tổng cộng
526.906,98 100 559.495,22 100 469.752,43 100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Chi nhánh NHLD VID Hải Phòng )
Bảng 2.4: Bảng chênh lệch giá trị và tỷ trọng dư nợ cho vay:
Chỉ tiêu Chênh lệch số tiền (Triệu đồng) Chênh lệch tỷ trọng (%) 2010/2009 2011/2010 2010/200 9 2011/2010 Cho vay ngắn hạn 6.876,3 -22.586,85 2,4 -7,7 Cho vay trung hạn -28.867,75 -27.867,424 -14,22 -16 Cho vay dài hạn 54.579,67 -39.288,5 146,3 -42,76 Tổng cộng 32.588,24 -89.742,787 6,18 -16,04
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Chi nhánh NHLD VID Hải Phòng ) Nguồn cho vay chủ yếu của chi nhánh là cho vay ngắn hạn, chiếm tỷ trọng trên 50% tổng dư nợ tín dụng. Bên cạnh đó, các khoản cho vay trung hạn và dài hạn có xu hướng giảm nhằm tạo sự cân đối vốn giữa luồng tiền ra, vào của ngân hàng, và các khoản cho vay dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu cho vay. Cơ cấu vốn vay có sự thay đổi từ chỗ giảm tỷ trọng các khoản cho vay dài hạn chuyển sang ưu tiên cho việc tăng trưởng cho vay ngắn hạn.
Những tháng đầu năm 2009, chính sách kích cầu ngăn chặn suy giảm đã tạo điều kiện để tín dụng tăng trưởng mạnh trở lại. Tuy nhiên đến những tháng cuối năm các ngân hàng lại bắt đầu thắt chặt tín dụng VID Public Hải Phòng cũng đã có chủ trương đảm bảo tín dụng tăng trưởng phù hợp giảm tỷ trọng các khoản cho vay trung hạn, ưu tiên cho vay ngắn hạn. Đến cuối năm 2009, tổng dư nợ tín dụng đạt hơn 526.906 triệu đồng, trong đó chiếm chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn chiếm đến 54,38% trong tổng dư nợ, tiếp theo đó là các khoản cho vay trung hạn chiếm 38,54% và cho vay dài hạn chiếm 7,08% với 37.303,15 triệu đồng trong cơ cấu vốn cho vay. Trong khi đó, việc huy động vốn dài hạn của chi nhánh trong năm là không có, như vậy chi nhánh đã dùng các nguồn huy động ngắn hạn và trung hạn để cho vay dài
hạn. Điều này luôn tiềm ẩn rủi ro và làm giảm sút lợi nhuận trong bối cảnh lạm phát đang có diễn biến khó lường trong thời gian tới.
Năm 2010, thể hiện rõ nét được những thành công mà chi nhánh đạt được với tốc độ tăng trưởng cấp tín dụng là 6,18% chi nhánh đã cho vay trên 559.495 triệu đồng tăng trên 32.588,24 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này là do khoản cấp tín dụng dài hạn tăng 54.579,67 triệu đồng tương ứng tăng 146,3% so với đầu năm, cho vay ngắn hạn tăng 6.876,3 triệu đồng, bên cạnh đó các khoản cho vay trung hạn lại giảm gần 28.868 triệu đồng đã làm nguồn cấp tín dụng giảm tương ứng. Nguồn vốn huy động chủ yếu của chi nhánh trong năm là nguồn tiền gửi ngắn hạn từ các TCTD, TCKT, dân cư thường có thời gian tối đa là 1 năm nguồn này ổn định và lớn chiếm tới 52,45% trong tổng dư nợ cho vay. Trong năm chi nhánh đã huy động nguồn vốn ngắn hạn và trung hạn để cho vay dài hạn. Trong thời gian tới chi nhánh cần hướng cơ cấu huy động và sử dụng vốn hợp lý hơn.
Tính đến ngày 31/12/2011 tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 469.752,433 triệu đồng giảm gần 89.743 triệu đồng tương đương giảm 16,04% so với thời điểm đầu năm, giảm ở mọi thời hạn cho vay và có sự thay đổi trong cơ cấu cấp tín dụng. Các khoản cho vay trung hạn giảm mạnh nhất với 27.867,424 triệu đồng tương đương giảm 14,22%, cho vay ngắn hạn giảm 22.586,85 triệu đồng xấp xỉ 7,7% và cho vay dài hạn giảm 39.288,5 triệu đồng với tốc độ giảm 42,76% so với năm 2010. Như vậy, trong năm chi nhánh đã có chính sách ưu tiên cho các khoản vay ngắn hạn và giảm dần tỷ trọng đối với các khoản vay trung hạn và dài hạn. Đây là chính sách đúng đắn của ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, tạo sự cân đối vốn cũng như có biện pháp đối ứng kịp thời trước quy định của Chính phủ. Tuy nhiên trong thời gian tới chi nhánh cần phải nỗ lực hơn nữa trong mục tiêu đạt tăng trưởng tín dụng là 15-16%.
Chất lượng tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2009-2011.
Xem xét tình hình nợ xấu và nợ quá hạn của chi nhánh giai đoạn trên.
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại chi nhánh:
Năm Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng dư nợ quá hạn 9.911,92 9.128,79 4.746,01
Tỷ lệ nợ quá hạn 1,88 1,63 1,01
Nợ xấu 3.466,643 3.462,375 3.120,460
Tỷ lệ nợ xấu 0,66 0,62 0,66
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng và bảng cân đối kế toán)
Về tình hình nợ quá hạn. Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ lệ nợ quá
hạn của Chi nhánh NHLD VID Public Hải Phòng đạt chỉ tiêu khống chế dưới 2%, tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm dần trong các năm gần đây. Bên cạnh đó, cơ cấu nợ quá hạn đang có sự thay đổi theo chiều hướng hợp lý hơn. Thể hiện chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009 là 1,88% cứ 100 đồng dư nợ thì có 1,88 đồng quá hạn. Năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn là 1,63%, giảm 13,3% so với năm 2009. Năm 2011, với 100 đồng vốn vay thì có 1,01 đồng quá hạn.
Tổng nợ quá hạn giảm hơn 783 triệu đồng tương ứng giảm 7,9% trong năm 2010, và giảm mạnh vào năm 2011 với số lượng trên 4.382 triệu đồng xấp xỉ giảm 48% so với năm 2010. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, thể hiện sự quản lý, thẩm định chặt chẽ nguồn cho vay đảm bảo tối thiểu hóa rủi ro cho ngân hàng.
Về tình hình nợ xấu của chi nhánh.
Tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp ở mức khá thấp trong ngành. Trong năm 2009, tỷ lệ nợ xấu là 0,66% và ở mức thấp trong toàn hệ thống khi tỷ lệ nợ xấu của ngành vào khoảng 2,46%. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu của năm 2010 chỉ còn 0,62%, một số ngân hàng lớn như Vietcombank tỷ lệ nợ xấu khá cao 2,8% và SHB là 1,4%. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 0,66% thấp hơn nhiều so với Ngân hàng Vietcombank
2,01% và của ACB là 0,86%. Nợ xấu liên tục giảm trong các năm gần đây. Chi nhánh được đánh giá có hệ số nợ xấu thấp trong hệ thống ngân hàng, và năm 2011 thì tỷ lệ này thấp nhất trong hệ thống NHLD VID Public.
Hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm qua có chất lượng ngày càng nâng cao và ổn định. Chất lượng tín dụng là một vấn đề luôn được các nhà quản trị của chi nhánh quan tâm để tạo niềm tin cho khách hàng.
Về tình hình sử dụng vốn của chi nhánh:
Bảng 2.5: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh
( Đơn vị tính: Triệu đồng).
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng vốn huy động 475.694,898 585.765,546 511.740,313 Tổng dư nợ cho vay 526.906,980 559.495,220 469.752,434
Hiệu suất sử dụng vốn(%) 110 95,51 91,79
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VID Public Hải Phòng ).
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh ở mức tương đối cao và có xu hướng giảm sút trong những năm gần đây. Năm 2009, tổng dư nợ cho vay lớn hơn nguồn vốn huy động được thể hiện việc tổ chức tốt công tác cấp tín dụng cho nền kinh tế song huy động vốn không đủ, điều này luôn tiềm ẩn những rủi ro về tính thanh khoản, khi mà ngân hàng huy động ở những thời hạn khác nhau thường là ngắn hạn nhưng lại cho vay dài hạn. Theo chủ trương của Chính phủ trong năm, kích cầu ngăn chặn suy giảm kinh tế đã tạo điều kiện cho tín dụng tăng trưởng mạnh trở lại. Như vậy, nguồn vốn huy động trong năm chưa thực sự có hiệu quả đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trong năm 2010, hiệu suất sử dụng vốn đạt 94,92%; sự cân đối vốn giữa nguồn huy động được và các khoản cho vay, dự trữ của chi nhánh đã dần ổn định hơn. Đến năm 2011, hiệu suất sử dụng vốn bị giảm sút xuống còn 91,79% giảm 3,3% so với năm 2010. Cho thấy chính sách tín dụng của chi nhánh trong những năm gần đây là thực hiện chính sách tín dụng
thận trọng, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của chi nhánh.
2.1.4.3. Đánh giá chung về tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận
Trong giai đoạn 2009-2011, nhìn chung thị trường tài chính có nhiều diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó Chi nhánh NHLD VID Public Hải Phòng dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc cùng sự nhiệt tình của toàn thể cán bộ nhân viên, chi nhánh đã đạt được một số kết quả khả quan sau:
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh chi nhánh.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 10/09 Chênh lệch 11/10 Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng % Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng % Thu nhập 63.569,74 89.922,12 110.723,11 26.352,38 41,45 20.800,99 23,13 Chi phí 43.760,52 59.659,79 80.177,27 15.899,27 36,33 20.517,48 34,39 Lợi nhuận 19.809,22 30.262,34 30.545,27 10.435,12 52,77 282,39 0,93 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VID Public Hải Phòng ).
Biểu đồ 0.3: Sự tăng trưởng của thu nhập, chi phí, lợi nhuận.
(Đơn vị tính: Nghìn đồng)
Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của chi nhánh liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng không đồng đều, lợi nhuận cao nhất vào năm 2011. Cụ thể, năm 2009, chi nhánh đạt được 19.809,22 triệu đồng hoàn thành được 87,2% mục tiêu đề ra. Năm 2010, lợi nhuận tăng trở lại và vượt quá chỉ tiêu với 30.262,34 triệu đồng, tăng 10.435,12 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 52,77% so với năm 2009. Năm 2011, lợi nhuận tăng 282,39 triệu đồng với tốc độ tăng là 0,93% và vượt kế hoạch 22,2%. Trong đó thu nhập từ lãi tiền vay,