Vai trò của Hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo thực hiện xây dựng Trường

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường thpt đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 36 - 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Vai trò của Hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo thực hiện xây dựng Trường

Trong triển khai xây dựng trường chuẩn Quốc gia đối với trường trung học, có nhiều văn bản có liên quan đến các hoạt động xây dựng trường chuẩn Quốc gia, trong đó quan trọng nhất là Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn Quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Vấn đề này đòi hỏi Hiệu trưởng, cấp ủy, Ban giám hiệu, cán bộ cốt cán và các thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia của đơn vị cần nghiên cứu triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Trên cơ sở nghiên cứu kỹ các tiêu chuẩn trường đạt chuẩn Quốc gia, Ban giám hiệu nhà trường lập kế hoạch xây dựng nhà trường theo hướng đạt chuẩn Quốc gia, kế hoạch phải đánh giá được tình hình thực tế của trường và so sánh với các tiêu chuẩn để qua đó có hướng điều chỉnh, bổ sung trong công tác điều hành chỉ đạo thực hiện.

Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, trong đó Hiệu trưởng làm trưởng ban, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên có trách nhiệm đôn đốc các bộ phận thực hiện. Đồng thời tìm hiểu, học hỏi những kinh nghiệm của các đơn vị đã làm tốt việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia trong và ngoài địa bàn.

Để xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia thì công tác tự kiểm tra có vai trò hết sức quan trọng, việc tổ chức tự kiểm tra, tự đánh giá về mức độ, tiến độ của công việc sẽ giúp chúng ta rút kinh nghiệm bổ sung những cách thức, biện pháp hiệu quả hơn trong quá trình thực hiện.

Chất lượng giáo dục của đơn vị:

Để nâng cao chất lượng giáo dục thì trước tiên phải chú ý đến công tác xây dựng đội ngũ, ổn định về số lượng, vững vàng về chuyên môn, kiên định về tư tưởng chính trị. Để làm tốt điều này, Ban Giám hiệu nhà trường phải tạo điều kiện thuận lợi cho CB- GV-NV học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy khả năng, sở trường công tác; phối hợp với các tổ chức trong nhà trường có chính sách hỗ trợ giáo viên khó khăn, xa quê để giáo viên an tâm công tác tốt; thực hiện nghiêm túc các đợt tập huấn chuyên môn, các hội thảo chuyên đề do ngành tổ chức nhằm giúp đội ngũ giáo viên học tập thêm những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy đem lại hiệu quả cao.

Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn bằng cách thực hiện tốt các quy chế, quy định và các phương án chỉ đạo của Sở GD&ĐT.

Ngoài ra, cần thực hiện tốt các biện pháp như đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt học tốt trên cơ sở đổi mới phương pháp giảng dạy, thay đổi cách dạy, cách học phù hợp; tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn như thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi, làm và sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức các chuyên đề, thao giảng - hội giảng; áp dụng

công nghệ thông tin trong giảng dạy một cách hiệu quả, thiết thực. Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, tuyên dương khích lệ những học sinh có tiến bộ vượt bậc; trang bị tốt về trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, sách tham khảo cho học sinh và giáo viên; đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường thpt đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)