Công tác xã hội hóa nhằm hỗ trợ việc xây dựng Trường THPT đạt chuẩn

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường thpt đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 37 - 40)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.3. Công tác xã hội hóa nhằm hỗ trợ việc xây dựng Trường THPT đạt chuẩn

Duy trì sĩ số học sinh bằng cách phối hợp cùng với các đoàn thể trong nhà trường, các cấp, các ngành ở địa phương, vận động học sinh bỏ học giữa chừng trở lại lớp, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn như tặng sách giáo khoa, trao học bổng, tặng quà để các em có điều kiện vươn lên học tốt.

Thường xuyên tham mưu với các cấp lãnh đạo về việc cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học.

Trong việc xây dựng trường ĐCQG rất cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm về đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường, vì đây là tiêu chuẩn khó đạt nhất trong 5 tiêu chuẩn của trường THPT ĐCQG. Trong thực tế chứng minh ở đâu có được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thì ở đó việc xây dựng trường ĐCQG sẽ gặp rất nhiều thuận lợi.

Vận động PHHS và mạnh thường quân đóng góp tạo nguồn kinh phí hỗ trợ nhà trường trong việc mua sắm trang thiết bị, cải tạo cảnh quan môi trường. Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản, máy móc, thiết bị.

1.5.3. Công tác xã hội hóa nhằm hỗ trợ việc xây dựng Trường THPT đạt chuẩn Quốc gia chuẩn Quốc gia

Xã hội hóa giáo dục trong các nhà trường hiện nay là một trong các nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng trường chuẩn Quốc gia.

Để làm tốt công tác XHHGD, nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về XHHGD. Trong nhà trường, tham gia vào công tác XHHGD là các tổ chức, các cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đây là lực lượng quan trọng ảnh hưởng và quyết định tới thành công của công tác XHHGD. Vì vậy, để làm tốt công tác xã hội hóa, cùng với nhà trường, đội ngũ giáo viên tham gia nhiệt tình công tác tuyên truyền giúp phụ huynh học sinh, các tầng lớp nhân dân hiểu được các nội dung về công tác xã hội hóa, đồng thời, nhận thức sâu sắc hơn về công tác XHHGD.

Huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và toàn dân cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Nhà trường luôn xác định phụ huynh học sinh là nhân tố tích cực tham gia vào công tác XHHGD. Vì vậy, nhà trường luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch, huy động sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh, phát huy khả năng và lòng nhiệt tình của phụ huynh học sinh,… Qua thực tế, phụ huynh học sinh đưa ra những ý kiến hay giúp nhà trường có những quyết định đúng đắn.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng luôn quan tâm tới việc tạo dựng mối quan hệ với chính quyền địa phương để tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp chính quyền. Nhà trường tích cực tham gia các công việc với UBND xã; hàng năm khi tổ chức những hoạt động lớn nhà trường thường mời lãnh đạo địa phương, đại diện các ban ngành đoàn thể, đại diện phụ huynh học sinh tới dự để họ được chứng kiến các hoạt động của trường, thấy được cách tổ chức của trường, nề nếp, khả năng của học sinh,…

Công tác XHHGD không chỉ là sự đầu tư cơ sở vật chất của nhân dân mà còn là việc nhân dân cùng tham gia các kế hoạch giáo dục của nhà trường, cùng nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, rèn sự tự tin khi giao tiếp, kỹ năng sống thiết thực,... và là hành trang để các em bước vào đời.

Tiểu kết Chương 1

Trong Chương 1, đề tài đã tổng hợp và cho thấy QL hoạt động xây dựng trường THPT ĐCQG là một yêu cầu tất yếu trong tiến trình xây dựng nhà trường theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợp với sự phát triển của xã hội trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Vấn đề đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới và cả ở Việt Nam nghiên cứu. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về biện pháp xây dựng trường THPT ĐCQG. Vì vậy, tác giả chọn quản lý hoạt động xây dựng các Trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam đạt chuẩn QG là đối tượng nghiên cứu của đề tài, đề xuất các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng giáo dục cho các trường THPT ĐCQG tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Trong chương này, đề tài cũng đã làm rõ các khái niệm cơ bản về QL, QL GD, QL nhà trường, “chuẩn”, chuẩn Quốc gia, Trường THPT ĐCQG.

Với cách tiếp cận theo chức năng quản lý, để giải quyết vần đề của luận văn quan tâm, tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường THPT ĐCQG theo các nội dung sau:

- Kế hoạch hóa việc xây dựng Trường THPT đạt chuẩn Quốc gia. - Triển khai kế hoạch xây dựng Trường THPT đạt chuẩn Quốc gia. - Chỉ đạo công tác xây dựng Trường THPT đạt chuẩn Quốc gia.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Trường THPT đạt chuẩn Quốc gia.

Đồng thời tác giả cũng đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia như: Vai trò của Hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo thực hiện xây dựng Trường THPT đạt chuẩn Quốc gia, sự phối hợp của các lực lượng xã hội, công tác xã hội hóa nhằm hỗ trợ việc xây dựng Trường THPT đạt chuẩn Quốc gia. Đây là những vấn đề lý luận cơ bản để làm cơ sở cho việc khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng các Trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam đạt chuẩn QG, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ xây

dựng trường THPT đạt chuẩn QG, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng giáo dục cho các trường THPT ĐCQG tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay ở các chương tiếp theo của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường thpt đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)