Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường thpt đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 68 - 72)

7. Cấu trúc luận văn

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Thuận lợi

- Công tác xây dựng trường ĐCQG ở các cấp nói chung và ở cấp THPT nói riêng trên thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam có được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của UBND tỉnh Quảng Nam, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam và Thành ủy, UBND thành phố Tam Kỳ.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong các nhà trường được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị.

- 100% các trường thực hiện công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng, 24 trường được đánh giá ngoài (4 trường đạt cấp độ 2, 19 trường đạt cấp độ 3 và 1 Trường THPT đạt cấp độ 1).

- Cơ sở vật chất của các trường THPT tiếp tục được đầu tư, nâng cấp ngày càng khang trang đáp ứng các tiêu chuẩn của trường THPT ĐCQG.

- Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT hằng năm đạt cao hơn mặt bằng chung của tỉnh. Số lượng học sinh đạt giải quốc gia, khu vực và cấp tỉnh ở các bậc học tăng hằng năm, nhiều năm liền ở tốp đầu của tỉnh.

2.4.2. Khó khăn

- Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia ở bậc THPT tại thành phố Tam Kỳ chậm hơn rất nhiều so với các bậc học khác ngay ở trên cùng một địa bàn. Điều này cho thấy tự bản thân các trường THPT chưa thật sự cố gắng vươn lên. Có những khó khăn về cơ sở vật chất nhưng chưa tham mưu với các cấp hoặc vận động để xây dựng. Chưa triển khai mạnh các công tác tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá.

- Công tác chỉ đạo còn có những bất cập: Một số trường có kế hoạch, đề án nhằm định ra lộ trình xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia nhưng chưa có quyết tâm cao do bị những khó khăn chi phối.

- Hoạt động của các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, các hội đồng nhà trường chưa đồng đều và nề nếp do thực hiện qui chế chuyên môn còn hạn chế, việc đăng ký thi giáo viên giỏi và kết quả đạt được của các trường chưa đạt theo chuẩn đề ra, sự kiểm tra đôn đốc của CBQL chưa chặt chẽ và thường xuyên. Một bộ phận giáo viên chưa nhận thức cao về hoạt động xây dựng trường ĐCQG, chỉ tập trung dạy chữ, ít chú tâm công tác dạy người. Một số bộ phận giáo viên còn quan niệm rằng, đối với trường THPT làm thế nào để học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và thi vào các trường Đại học, Cao đẳng đạt kết quả cao là được, các công tác khác chưa thật sự cần thiết.

- Một số CBQLGD chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển của quá trình đổi mới sự nghiệp giáo dục, chưa tham mưu, đề xuất và định ra các giải pháp đúng đắn để xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Một bộ phận giáo viên THPT chưa thường xuyên nâng cao nhận thức chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Việc đổi mới sự nghiệp giáo dục đòi hỏi phải đổi mới công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD trên tất

cả các khâu: đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ và giải pháp xử lý.

- Chất lượng giáo dục toàn diện của một số trường chưa đáp ứng tiêu chuẩn trường THPT đạt chuẩn Quốc gia, cụ thể tỉ lệ học sinh khá giỏi không đạt được tỉ lệ, mới đạt 20,5%.

- Công tác xã hội hóa giáo dục còn có những hạn chế: Việc cụ thể hóa chủ trương chính sách xã hội hoá giáo dục còn chậm và nhiều khi còn mang tính tự phát trong quá trình thực hiện. Việc tuyên truyền về bản chất, nội dung của xã hội hoá giáo dục chưa được chú ý đúng mức. Chính những hạn chế trong thực hiện xã hội hoá giáo dục cũng gây trở ngại với việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn Quốc gia.

2.4.3. Thời cơ

Các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ nhận được sự quan tâm, tạo điều của lãnh đạo chính quyền các cấp và Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Quảng Nam.

Hầu hết các trường khẳng định được vị trí trong khối các trường THPT, tạo được sự tín nhiệm của học sinh và phu huynh học sinh trong tỉnh.

Đội ngũ cán bộ đều đạt chuẩn và một số đang phấn đấu đạt trên chuẩn, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt. Tập thể đoàn kết và có quyết tâm cao trong xây dựng nhà trường lớn mạnh về mọi mặt.

Nhu cầu giáo dục chất lượng cao ngày càng tăng, tình hình phát triển học sinh trên địa bàn khá ổn định và theo chiều hướng tốt, phụ huynh, xã hội ngày càng quan tâm và đầu tư cho vấn đề học tập của học sinh.

2.4.4. Thách thức

Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

2.4.5. Nhận xét

Việc quản lý xây dựng trường THPT đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn thành phố Tam Kỳ đã có những cố gắng và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, đến nay cũng chỉ có 2 trường được công nhận là trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm và trường THPT Trần Cao Vân. Từ năm 2015 đến nay chưa có trường nào được công nhận. Điều này thể hiện có những khó khăn nhất định trong việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia của 4/6 trường còn lại trên địa bàn phố Tam Kỳ. Khó khăn nhất đó chính là việc các trường này đã xây dựng nhiều năm trước nên cơ sở vật chất không đáp ứng được phần lớn yêu cầu đề ra của Thông tư số 18/2018/TT- BGDĐT.

Tiểu kết chương 2

Trong thời gian qua, các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng trường ĐCQG. Các trường THPT đã xây dựng lộ trình cụ thể trong kế hoạch của nhà trường về việc xây dựng trường THPT ĐCQG. Các trường THPT đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường cơ sở vật chất, CBQL, giáo viên không ngừng học tập nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công tác xã hội hóa giáo dục cũng ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, công tác quản lý xây dựng trường THPT ĐCQG trên địa bàn thành phố Tam Kỳ vẫn còn hạn chế nhất định, cần phải được sớm khắc phục: Nhận thức về tầm quan trọng và nội dung xây dựng trường THPT ĐCQG của một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa thật sự đầy đủ, chỉ chú tâm đến công tác dạy học là chính, chưa chú ý đến các mặt công tác toàn diện khác. Kế hoạch hóa xây dựng trường THPT ĐCQG chưa đạt yêu cầu. Công tác xã hội hóa giáo dục còn chậm nhiều khi còn mang tính tự phát trong quá trình thực hiện,… Chất lượng giáo dục toàn diện chưa đáp ứng chuẩn Quốc gia. Cơ sở vật chất còn thiếu. Số lượng giáo viên giỏi cấp cơ sở chưa đạt chỉ tiêu so với chuẩn Quốc gia. Từ thực tế trên đòi hỏi các trường THPT cần áp dụng các biện pháp khả thi trong công tác xây dựng trường THPT ĐCQG trong thời gian đến nhằm mục đích hoàn thiện các tiêu chuẩn của trường THPT ĐCQG.

Xuất phát từ những khó khăn trong việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn thành phố Tam Kỳ trong thời gian qua, tác giả mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để xây dựng trường THPT đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn thành phố Tam Kỳ trong thời gian đến. Các biện pháp được thể hiện ở chương III của Luận văn.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường thpt đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)