Nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên các Trường

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường thpt đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 79 - 81)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên các Trường

Trường THPT

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng là nhằm mục đích đạt Chuẩn hiệu trưởng. Đòi hỏi hiệu trưởng phải có khả năng quản trị trường học, khả năng lập kế hoạch chiến lược, kế hoạch hành động, khả năng quản trị nhân lực trong nhà trường, khả năng quản trị tài chính,… Đồng thời, nâng cao năng lực quản lý góp phần nâng cao giá trị bản thân hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải xây dựng được giá trị bản thân mình, để dẫn dắt nhà trường thay đổi đáp ứng yêu cầu mới. Cùng với đó là trách nhiệm giải trình, hiệu trưởng phải có trách nhiệm giải trình về các hoạt động của nhà trường cho nhà nước, nhân dân, học sinh, phụ huynh…

Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ hiệu trưởng, giáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định nhằm thúc đẩy đội ngũ hiệu trưởng, giáo viên không ngừng học tập, hoàn thiện mình đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước những thay đổi nhanh chóng của kinh tế - xã hội và của ngành. Nếu tất cả hiệu trưởng, giáo viên đạt tiêu chuẩn theo các qui định về chuẩn hiệu trưởng và chuẩn giáo viên thì chất lượng đội ngũ sẽ được nâng lên một bước quan trọng.

Nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên khi và chỉ khi chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên được nâng lên, điều đó khẳng định uy tín của nhà trường trước xã hội.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Đối với hiệu trưởng:

Thứ nhất: Hiệu trưởng phải đáp ứng yêu cầu của chuẩn về trình độ đào tạo, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ quản lý, phẩm chất chính trị, có năng lực và uy tín.

Thứ hai: Hiệu trưởng phải nhiệt tình, tâm huyết gắn bó với công việc, đầu tư cao nhất cho quá trình xây dựng trường chuẩn Quốc gia.

Đối với giáo viên:

Giáo viên phải đạt trình độ chuẩn đào tạo theo qui định. Hàng năm, được bồi dưỡng kiến thức mới cũng như các kiến thức về công tác chủ nhiệm lớp, tổ trưởng tổ chuyên môn,... ở trường phổ thông.

Phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống trong sạch, vững về chuyên môn nghiệp vụ để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, xây dựng thành công trường đạt chuẩn Quốc gia.

trình độ chính trị cũng như nghiệp vụ chuyên môn.

Phương thức và hình thức đào tạo - bồi dưỡng: Đào tạo và tự đào tạo, đào tạo, bồi dưỡng tập trung và không tập trung; đào tạo bồi dưỡng theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ, đào tạo hệ thống và đào tạo mang tính chất bổ sung, cập nhật, đào tạo, bồi dưỡng tại cơ sở đào tạo và nơi làm việc.

Về trình độ lý luận chính trị: Tạo điều kiện để tất cả giáo viên trong các trường THPT được tham gia học tập các lớp trung cấp chính trị tại địa phương tổ chức, giúp giáo viên nâng cao trình độ lý luận, áp dụng vào thực tiễn một cách linh hoạt, năng động, biết nghiệp vụ hành chính cơ bản hoặc dự thi vào cao học các ngành xã hội

Về nghiệp vụ quản lý:

Tham mưu với lãnh đạo Sở GD-ĐT mở các lớp học nâng cao công tác quản lý, các trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia.

Mặt khác, cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tại chỗ bằng các hình thức tổ chức hội thảo, báo cáo điển hình, tham quan các đơn vị trong và ngoài tỉnh.

Về kế hoạch bồi dưỡng giáo viên: Một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục là chất lượng và động lực dạy học của giáo viên.

Giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện chất lượng giáo dục. Muốn có chất lượng giáo dục tốt trước hết phải xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có chất lượng cao. Từ lâu công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đã được các nhà trường coi trọng một cách đúng mức, nội dung và hình thức bồi dưỡng phong phú đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Muốn kế hoạch bồi dưỡng giáo viên thành hiện thực cần phải khảo sát, xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung bồi dưỡng đồng bộ.

Việc đầu tiên là khảo sát, nắm bắt thực trạng đội ngũ, phân tích để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn, thuận lợi. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, chú ý khắc phục điểm yếu của giáo viên trong giảng dạy. Vừa bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên, vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới của các cấp học, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là nội dung chính.

Nội dung bồi dưỡng dựa trên cơ sở tình hình thực tế đội ngũ giáo viên của các trường THPT, dựa trên yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Nội dung bồi dưỡng giáo viên bao gồm những kiến thức chuyên sâu, năng lực sư phạm và kiến thức bổ trợ theo các mô-đun của Bộ GD-ĐT.

Hình thức đào tạo - bồi dưỡng giáo viên: bồi dưỡng theo chuyên đề dạy học, giáo dục, bồi dưỡng theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ, hội thảo, hội giảng về tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục, tự bồi dưỡng, giáo dục chính quy, giáo dục không chính quy, giáo dục từ xa,… Việc bồi dưỡng giáo viên cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan. Ngoài cách làm thường xuyên như dự giờ, thao giảng, nhà trường cần tập trung hội thảo chuyên đề: Đổi mới

hình thức dạy học, thay đổi không gian lớp học, dạy học ở hiện trường, dạy học cá nhân, tăng cường sử dụng vở bài tập, thảo luận nhóm,…

Để đội ngũ giáo viên yên tâm công tác, phát huy vai trò của mình, các cơ sở giáo dục cần xây dựng nội quy, quy định chế độ, lề lối làm việc tạo môi trường làm việc nghiêm túc, khoa học, thân thiện cho đội ngũ giáo viên. Đồng thời, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo công khai, minh bạch gắn với công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, bảo vệ quyền lợi của giáo viên, cán bộ quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường thpt đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 79 - 81)