CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.2. Quy trình xây dựng và triển khai chiến lược marketing
2.2.3.2. Chiến lược định giá
Định giá sản phẩm khá phức tạp, doanh nghiệp cần phải tính toán nghiên cứu một cách cẩn thận và chính xác. Giá của một sản phẩm khi doanh nghiệp bán ra, ngoài việc phải liên tục đảm bảo được chi phí sản xuất sản phẩm, nhân sự, tiếp thị, sales và mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp còn luôn cần phải chú ý đến mức giá cạnh tranh thể hiện được sự uy tín của thương hiệu và đối đầu với các mức giá của doanh nghiệp khác.
Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về giá của sản phẩm
Các yếu tố bên trong bao gồm mục tiêu Marketing cần định hướng rõ ràng nhất là về doanh thu và chất lượng sản phẩm cần đạt. Giảm thiểu tối đa yếu điểm gây bất lợi cho doanh nghiệp từ các bên cạnh tranh cùng ngành khác hoặc thậm chị ngăn chặn các đối thủ có ý định xâm nhập thị trường.
Các yếu tố bên ngoài thì phải kể đến nhu cầu về hàng hóa và đối tượng tiêu thụ tạo sức ép lớn đối với việc ra quyết định về giá cho sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra yếu tố cạnh tranh hay yếu tố khác của môi trường như các thay đổi về luật pháp, thể chế chính trị, các chính sách thương mại hay quy định xuất nhập khẩu mà nhà nước ban hành.
Định giá gói sản phẩm
Thường được đề cập đến từ sự kết hợp giữa nhiều sản phẩm khác nhau không như định giá các sản phẩm riêng lẻ. Doanh nghiệp thường sử dụng chiến lược này để gộp lại một số sản phẩm bán với dạng combo giảm giá. Cách định giá này sẽ thúc đẩy doanh số của các sản phẩm mà bình thường khách hàng ít để ý tới. Vì vậy cũng có thể nói rằng doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới đồng thời thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng mới nhưng bù lại điều kiện để áp dụng hình thức này là giá combo phải đủ thấp và hợp lý để mời gọi khách hàng.
Định giá khuyến mại
Doanh nghiệp có thể tạm thời định giá sản phẩm thấp hơn giá niêm yết, có thể thấp hơn cả giá thành thị trường để tăng doanh thu bán hàng cũng như gây thêm sự tò mò cho khách hàng trong thời gian ngắn. Khi bắt đầu triển khai phương pháp này doanh nghiệp cần cố gắng tạo ra sự hứng thú, hấp dẫn, kích thích mua hàng từ khách hàng.
Định giá cạnh tranh
Doanh nghiệp phải xem xét kỹ mức giá của đối thủ cạnh tranh trực tiếp với mình, sau đấy đưa vào mức giá tùy thuộc vào mục đích của doanh nghiệp và tình hình phân khúc thị trường. Doanh nghiệp áp dụng mức giá thấp cho sản phẩm của mình có thể chiếm lợi thế về giá, còn cao hơn khi chiếm lợi thế về uy tín thương
Định giá theo chi phí
Đây là phương pháp đơn giản nhất doanh nghiệp chỉ cần tính toán tất cả chi phí khi tạo ra sản phẩm, sau đó thêm mức lợi nhuận mong muốn là doanh nghiệp có giá bán sản phẩm của mình. Một số trường hợp như doanh nghiệp muốn rút sản phẩm ra khỏi thị trường vào giai đoạn cuối chu kỳ vận hành bán ra của sản phẩm hoặc thanh lý hàng tồn kho một cách nhanh chóng thì lợi nhuận mà doanh nghiệp kỳ vọng có thể không nhiều hoặc âm. Tuy chiến lược này khá phổ biến đối với mọi doanh nghiệp vì dễ tính toán, dễ xác định được mức lợi nhuận nhưng nó vẫn đi kèm theo nhiều nhược điểm cần chú ý như việc phần lớn bỏ qua quy luật cung-cầu.