0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Chiến lược phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO THIẾT BỊ CHĂM SÓC DA TẠI NHÀ CỦA CÔNG TY TNHH SAINT L’BEAU (Trang 40 -41 )

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2. Quy trình xây dựng và triển khai chiến lược marketing

2.2.3.3. Chiến lược phân phối

Chiến lược này giúp cho các doanh nghiệp tính cách di chuyển các sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp qua các nơi trung gian có hệ thống rõ ràng tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận với sản phẩm thuận lợi hơn. Phân phối cũng là một trong các mắt xích quan trọng của Marketing và có mối tương quan chặt chẽ với các yếu tố khác. Bên cạnh đó, khảo sát của tổ chức Deloitte (2021) cũng cho thấy trong thời gian đại dịch Covid con người lại càng tích cực tìm kiếm sản phẩm qua các nền tảng số và đa dạng kênh phân phối sản phẩm.

Các hình thức phân phối

Các hình thức tổ chức phân phối theo chiều rộng:

Phân phối đại trà sản phẩm: là hình thức phân phối sản phẩm, dịch vụ đến càng nhiều khu vực thị trường trung gian qua đó đưa hàng hóa của mình tiếp cận càng nhiều khách hàng càng tốt. Thường được áp dụng cho những sản phẩm như lương thực thực phẩm, đồ dùng gia dụng, nước ngọt,...

Phân phối chọn lọc: là sử dụng các kênh phân phối trung gian có chọn lọc và phải đáp ứng được các yêu cầu nhất định bên và có tiềm năng bán sản phẩm thường được dùng ở các doanh nghiệp đã ổn định hoặc doanh nghiệp mới vào thị trường đang tìm hướng để thu hút trung gian bằng cách hứa hẹn áp dụng hình thức này.

Phân phối độc quyền sản phẩm: là một cách để doanh nghiệp phân phối chuẩn độc quyền sản phẩm đó ở một khu vực thị trường nhất định với mục đích hạn chế số

lượng trung gian khi muốn duy trì sự kiểm soát chắc chắn hơn để đảm bảo hình ảnh tốt cho sản phẩm. Được sử dụng cho các loại sản phẩm đắt tiền, xa xỉ, các loại sản phẩm đòi hỏi nhiều dịch vụ và kỹ thuật cao như xe cộ, thiết bị điện tử, thuốc, mỹ phẩm,..

Các hình thức tổ chức phân phối theo chiều dài:

Để có thể thực hiện tốt chiến lược này thì doanh nghiệp cần tiến hành giải quyết các vấn đề về địa điểm, việc lựa chọn địa điểm tốt được phân làm 2 tiêu chí: theo địa lý và tiêu chí người tiêu dùng tại khu vực đó. Tùy thuộc vào vị trí của doanh nghiệp trên thị trường mà có những lựa chọn kênh phân phối khác nhau như : kênh phân phối trực tiếp và cũng có thể là kênh phân phối gián tiếp (kênh một cấp, hai cấp, kênh nhiều cấp).

Trên thực tế, doanh nghiệp hay tiến hành sử dụng nhiều kênh song song cùng một lúc. Ở những bước cuối cùng, doanh nghiệp cần rà soát lại các hoạt động tổ chức và kiểm soát quá trình phân phối tới các kênh trung gian. Điều kiện kiên quyết để quá trình này được diễn ra trơn chu đó là doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn cung cấp đủ hàng hoá chính xác về mặt đơn hàng, thời điểm giao hàng và địa điểm nhận hàng hóa cho các kênh phân phối của mình đồng thời tối thiểu hóa các chi phí phát sinh trong tiến trình trên và lưu ý về các điều khoản giao kết như thông tin, quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm, quyền lợi khi hợp tác giữa mình và hệ thống đại lý phân phối, các kênh trung gian khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO THIẾT BỊ CHĂM SÓC DA TẠI NHÀ CỦA CÔNG TY TNHH SAINT L’BEAU (Trang 40 -41 )

×