Khái niệm và đặc điểm

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU (Trang 26 - 27)

5. Kết cấu nội dung của khóa luận

2.3.1. Khái niệm và đặc điểm

Khái niệm chuỗi giá trị dệt may toàn cầu bắt đầu xuất hiện vào những năm 90, trước đó, hoạt động sản xuất của các công ty dệt may chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia. Có nghĩa là các công ty tự tiến hành tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị dệt may tại các địa điểm gần nhau, sản phẩm hoàn thiện sẽ được tạo ra tại cùng một khu vực. Cho đến năm 1970, khi mở rộng phạm vi và quy mô, các công ty đa và xuyên quốc gia phát hiện ra nguồn nhân công giá rẻ khổng lồ tại các nước đang phát triển. Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu dần được hình thành, khi đó một sản phẩm dệt may từ khi bắt đầu tới khi hoàn thiện và đến tay người tiêu dùng đã trải qua nhiều khâu, công đoạn được tiến hành tại nhiều quốc gia hoặc khu vực địa lý khác nhau. Các doanh nghiệp dệt may trên toàn cầu sẽ đóng các vai trò như những mắt xích quan trọng, tác động qua lại nhau và chi phối sự phát triển của chuỗi giá trị. Việc nghiên cứu từng mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu giúp xác định được năng lực

cạnh tranh, cũng như vai trò và phạm vi ảnh hưởng của quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu do người mua chi phối và định hướng mạng lưới, điều này tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm dệt may về cả mức độ đầu tư và những yêu cầu về chất lượng. Đây là đặc trưng của những ngành công nghiệp sản xuất thâm dụng lao động như ngành thủ công như dệt may, giày dép,...Các nhà sản xuất có thương hiệu nổi tiếng, các nhà bán lẻ đóng vai trò quyết định trong việc thiết lập mạng lưới sản xuất và định hình doanh số bán hàng thông qua các thương hiệu mạnh và phụ thuộc vào chiến lược gia công toàn cầu để thỏa mãn nhu cầu này. Ví dụ như một chiếc áo có thể là sản phẩm được thiết kế ở Mỹ, nguyên phụ liệu cấu thành tới từ Ấn Độ, gia công ở Việt Nam, phân phối tại Hàn nhưng thị trường tiêu dùng cuối cùng lại ở Mỹ.

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU (Trang 26 - 27)