Công nghệ, khoa học – kỹ thuật lỗi thời, lạc hậu

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU (Trang 54)

5. Kết cấu nội dung của khóa luận

3.3.1. Công nghệ, khoa học – kỹ thuật lỗi thời, lạc hậu

Thiết bị công nghệ của ngành dệt may Việt Nam vẫn còn lạc hậu, sản phẩm làm ra chưa có năng lực cạnh tranh về giá với các nước xuất khẩu dệt may trên thế giới. Phần lớn máy móc thiết bị của ngành được nhập cũ từ nhiều nước, khấu hao sử dụng một thời gian dài làm giảm năng suất, cũng như giảm chất lượng sản phẩm và dễ hư hỏng. Do đó mà hiện nay ngành dệt may vẫn là ngành có tính thâm dụng lao động cao và chưa có nhiều doanh nghiệp có khả năng tự động hóa hoặc sản xuất theo dây chuyền. Thêm vào đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đa phần là vừa và nhỏ, không có đủ tiềm lực kinh tế đầu tư các thiết bị dệt may tiên tiến, nhất là trong giai đoạn đại dịch Covid đang ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất như hiện nay.

3.3.2. Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu phụ liệu đầu vào

Như các số liệu đã được thống kê và phân tích bên trên, để đảm bảo sản xuất, Việt Nam cần nhập khẩu đến 90% xơ bông, 65% sợi tổng hợp, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt. Hay có thể nói ngành công nghiệp may mặc xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên phụ liệu nước ngoài. Do đó, để sản xuất ổn định các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều lựa chọn hình thức CMT, gia công theo đơn hàng có sẵn của các đối tác nước ngoài, dù lợi nhuận rất thấp (1% đến 3%

giá trị đơn hàng). Bời vì các đối tác nước ngoài sẽ cung ứng đầy đủ nguyên phụ liệu kịp thời hoặc chỉ định bên bán cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam cũng hiểu rằng khi thực hiện hình thức sản xuất OEM mua đứt, bán đoạn tuy sẽ thu được lợi nhuận cao hơn nhưng lại chịu khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên phụ liệu, đây là một thiệt thòi lớn cho ngành dệt may Việt Nam.

Điều đó không có nghĩa là năng lực các ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may ở Việt Nam kém, mà một phần do yêu cầu về thành phẩm của đối tác nước ngoài cao, nguyên phụ liệu Việt Nam chưa đáp ứng được, phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tất cả các nước trên thế giới đều phải nhập khẩu nguyên phụ liệu do nhu cầu may mặc trên thế giới rất đa dạng và không thể cùng lúc đáp ứng hết được. Vấn đề là tập trung nội lực phát triển vào loại nguyên liệu nhất định nhằm trở thành nguồn cung chính cho thị trường quốc tế. Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn cần chú trọng hơn vào phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nhằm chủ động hơn trong việc cung cấp nguồn nguyên phụ liệu cho hoạt động may xuất khẩu để các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tham gia xuất khẩu theo phương thức OEM nhằm tăng lợi nhuận ngành.

3.3.3. Nguồn lao động giá rẻ nhưng trình độ thấp

Ngành dệt may là một ngành nặng về lao động, theo thống kê từ VCOSA (2019) thì ngành đang sử dụng 3,6 triệu lao động, tương đương với 5% tổng lực lượng lao động, trong đó 80% là lao động nữ. Trình độ văn hoá của người lao động chủ yếu là trung học cơ sở, trung học phổ thông, lao động có tuổi nghề trẻ. Lao động chưa lập gia đình là một lợi thế khi mà có thể đào tạo và nâng cao năng suất lao động dễ dàng hơn. Theo đánh giá của hiệp hội dệt may Việt Nam thì công nhân may Việt Nam đa phần có bàn tay khéo léo, tiếp thu kiến thức tốt, tuy nhiên không được đào tạo bài bản, có hệ thống nên còn nhiều hạn chế.

Ngành dệt may mặc dù có kim ngạch xuất khẩu lớn song lợi nhuận mang lại không cao, do đó lao động trong ngành vẫn được xếp vào nhóm có thu nhập thấp, cộng thêm phải làm việc trong môi trường chuyên môn hóa cao, cường độ làm việc căng thẳng dẫn đến tình trạng thiếu công nhân cục bộ tại các thành phố lớn. Khi mà

các doanh nghiệp dệt may liên tục tuyển dụng lao động đầu vào, phần lớn là lao động phổ thông để đào tạo, nhưng vẫn không đáp ứng được số lượng yêu cầu dẫn đến ảnh hưởng tiến độ sản xuất của các doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề trên là số lượng lao động ra đi vượt quá số lượng lao động được tuyển dụng, dẫn đến sự thiếu hụt nhân sự mặc dù các doanh nghiệp vẫn liên tục tuyển dụng lao động.

Các doanh nghiệp dệt may liên tục tuyển lao động, chủ yếu là lao động phổ thông để đào tạo, song số lao động ra đi còn nhiều hơn số lao động tuyển vào làm ảnh hướng tới tiến độ sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ngành dệt may cần nguồn lao động quản lý và kỹ thuật, nhà thiết kế chuyên nghiệp để gắn kết sản xuất và thời trang. Mặc dù các cán bộ quản lý đều có trình độ cao đẳng, đại học nhưng vẫn không đủ để đáp ứng các phương thức quản lý chuyên nghiệp. Các cán bộ kỹ thuật chủ yếu đi lên từ công nhân bậc cao, dẫn đến việc chỉ giỏi chuyên môn, nhưng lại yếu kém trong việc thiết kế mẫu mã, kiểu dáng, dẫn đến tính cạnh tranh không cao so với các sản phẩm nhập khẩu với nhiều mẫu mã khác nhau. Do đó ngành dệt may còn cần rất nhiều kỹ sư, công nhân kỹ thuật, các nhà quản lý có bằng cấp và nhạy bén với công nghệ và xu hướng để có thể đóng góp thêm vào sự phát triển của ngành dệt may nước nhà. Những hạn chế về nguồn nhân lực đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của ngành, với định hướng phát triển thời trang hóa, công nghệ hóa hoạt động sản xuất hàng dệt may, ngành cần hướng tới nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra lợi thế cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác.

3.3.4. Hoạt động xây dựng thương hiệu, marketing và phân phối chưa hiệu quả

Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu chủ yếu thông qua các bên trung gian với vai trò nhà thầu phụ, nhiều doanh nghiệp không biết được thị trường cuối cùng nơi mà sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Điều này dẫn tới việc giảm lợi nhuận đơn hàng, không tạo được thiện cảm, uy tín với người tiêu dùng cuối cùng về sản phẩm dệt may Việt Nam, từ đó khó có thể xây dựng được thương

hiệu quy mô quốc tế để có thể có mặt và tham gia vào chuỗi tiêu thụ hàng dệt may của thế giới.

Có lẽ cũng do chi phí của mắt xích này tương đối cao, đòi hỏi cần có các thương nhân tham gia hầu hết các cuộc trình diễn thời trang hay hội chợ triển lãm quốc tế để giới thiệu thời trang Việt Nam tới bạn bè thế giới. Những công việc này không chỉ khó ở mặt tài chính, về nghiệp vụ và kinh nghiệm kinh doanh mà còn có rủi ro cao ở quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hóa cho tới thị trường đích. Do đó đây là mắt xích tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.

3.4. Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp dệt may tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu giá trị dệt may toàn cầu

3.4.1. Cơ hội

Song hành cùng sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may trên toàn thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều những cơ hội lớn khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu:

Đầu tiên, với vị trí địa lý thuận lợi, việc vận chuyển các đầu vào cho ngành dệt may Việt Nam nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngành dệt may thế giới hiện nay đang “dừng chân” tại khu vực châu Á, tập trung tại những quốc gia sản xuất và xuất khẩu nguyên phụ liệu hàng đầu như Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc... Sự gần nhau về mặt địa lý giữa Việt Nam và các thị trường này cũng khiến cho những thông tin về thị trường nhanh hơn và đầy đủ hơn.

Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa và tự do thương mại giúp mở cửa và củng cố

thị trường cho hàng dệt may Việt Nam, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ đem lại những cơ hội lớn cho Việt Nam về thuế phí nếu chúng ta đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ.

Thứ ba, thành quả của quá trình chuyển giao công nghệ giúp nâng cao năng suất và hiệu quả lao động trong ngành dệt may, tạo ra những sản phẩm đáp ứng cả nhu cầu về chất và lượng. Đặc biệt cuộc cách mạng 4.0 giúp ngành dệt may cải thiện ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị như nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, tự động hóa dây chuyền sản xuất, mở rộng kênh phân phối…

Thứ tư, nhu cầu của thế giới về hàng may mặc lớn và ngày càng gia tăng, bên cạnh đó thị thị trường nội địa của Việt Nam với dân số ngày càng gia tăng và mức sống ngày càng được cải thiện, nâng cao dẫn đến nhu cầu về hàng dệt may cũng tăng. Điều này là cơ hội để ngành dệt may Việt Nam tiếp tục mở rộng quy mô và tăng lợi nhuận.

Cuối cùng, Sau chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra, cùng với việc Trung Quốc đầu tư ra bên ngoài những ngành giá rẻ, tiêu hao nhiều năng lượng như dệt may, sản xuất hàng may mặc sẽ chuyển dịch mạnh từ Trung Quốc sang các quốc gia kém phát triển hơn. Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn nhờ lợi thế chi phí nhân công rẻ, lực lượng lao động trẻ và dồi dào.

Đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và ngành dệt may toàn cầu nói riêng, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2020 đạt 35 tỷ USD, giảm 9.8% so với năm 2019 nhưng so với khu vực thì đây vẫn coi là một sự tăng trưởng do quá trình công tác kiểm soát dịch bệnh ở Việt Nam rất hiệu quả. Đây là một cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam thu hút đầu tư từ nước ngoài, khẳng định vị thế của mình trên thị trường dệt may quốc tế.

3.4.2. Thách Thức

Sau khi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngoài việc có thêm rất nhiều cơ hội để phát triển và hoà nhập thì cũng không tránh khỏi một số thách thức như:

Nhiều quốc gia kém và đang phát triển tiếp tục thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc sẽ làm cho mức độ cạnh tranh trong ngành dệt may thế giới ngày càng gay gắt hơn. Dù vai trò của xuất khẩu hàng may mặc đối với nền kinh tế của Trung Quốc ngày một suy giảm, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc vẫn ở mức cao và hàng may mặc của Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế trên thị trường hàng may mặc thế giới.

Thương mại hàng dệt may thế giới vẫn bị bóp méo bởi các khuôn khổ thương mại ưu đãi, không chỉ riêng Việt Nam được hưởng lợi từ các khuôn khổ thương mại này mà các đối thủ cạnh tranh khác cũng được hưởng lợi từ các khuôn khổ thương

mại ưu đãi khác nhau. Tham gia các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam phải tuân thủ các quy tắc xuất xứ, chuẩn mực lao động, các yêu cầu khắt khe về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường,... Song song với đó là các rào cản phi thuế quan ngày càng tăng ở các thị trường lớn nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.

Người mua hàng toàn cầu lựa chọn nguồn hàng theo hướng hợp lý hóa chuỗi cung ứng sẽ gây bất lợi cho các nhà cung cấp nhỏ kém năng lực tại tất cả các quốc gia. Lợi thế chi phí lao động thấp cùng điều kiện tiếp cận thị trường ưu đãi sẽ không còn là những yếu tố chính làm nên tính cạnh tranh trong ngành dệt may nữa. Người mua hàng toàn cầu thường ngăn chặn nhà cung cấp thực hiện việc nâng cấp lên những khâu đem lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng may mặc.

Chi phí nhân công ở Việt Nam đang dần kém cạnh tranh so với một số quốc gia sản xuất hàng may mặc khác, đặc biệt là khi tính đến năng suất lao động. Ngành dệt may của Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với việc các nhà đầu tư nước ngoài chuyển hướng sang các quốc gia khác với chi phí lao động thấp hơn, trong khi ngành đang lệ thuộc lớn vào nguồn đầu tư nước ngoài.

Công nghệ 4.0, cùng với đó là tự động hóa và rô-bốt trong các dây chuyền sản xuất sẽ làm cho ngành dệt may dần thay đổi tính chất “thâm dụng lao động”. Đi cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là nguy cơ mất việc làm trong các ngành thâm dụng lao động như ngành dệt may. Nhiều lao động trong ngành dệt may của Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị thay thế bởi máy móc. Mặt khác, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những quốc gia và vùng lãnh thổ là thị trường xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu của Việt Nam, vốn cũng là những quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong cuộc cánh mạng này, có thể sẽ cân nhắc việc đưa các nhà máy may mặc quay trở lại nước mình.

Người mua hàng toàn cầu có thể dễ dàng chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác, vì vậy những rủi ro như bất ổn về chính trị, xã hội, môi trường kinh doanh, thiên tai... đều có thể làm cho các doanh nghiệp may mặc mất đi khách hàng một cách nhanh chóng.

Thị trường hàng may mặc trong nước có nguy cơ chịu sự kiểm soát từ nước ngoài. Một mặt, ngành dệt may hiện nay lệ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài và nguồn nguyên phụ liệu và máy móc nhập khẩu, mặt khác thị trường nội địa lại chịu sự thống trị của hàng nhập khẩu giá rẻ từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan...

Đại dịch Covid 19 đã tác động không nhỏ lên hoạt động xuất nhập khẩu dệt may khi mà hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu nhập khẩu bị đứt gãy và nhu cầu may mặc trên toàn cầu giảm. Nhiều doanh nghiệp dệt may quy mô nhỏ phải ngừng hoạt động, số lượng đơn hàng giảm nhiều so với những năm trước nhưng do hoạt động sản xuất bị ngưng trệ nên vẫn rất khó khăn trong việc trả hàng cho các đối tác.

CHƢƠNG 4: HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu đem cho Việt Nam rất nhiều những cơ hội và thách thức to lớn, nhưng chúng ta cũng cần nghiên cứu về những giải pháp khắc phục được những thách thức để tối ưu hiệu quả, đẩy mạnh sự phát triển vượt bậc và nâng cao vị thế của ngành dệt may Việt Nam.

4.1. Một số khuyến nghị đối với Chính phủ và ngành Dệt May Việt Nam

Từ kết quả nghiên cứu được mức thuế với hàng dệt may Việt Nam sau khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng được giảm mạnh, kim ngạch xuất khẩu dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam cũng dự kiến tăng đáng kể. Vì vậy, để hưởng ứng kịp những cơ hội to lớn mà chuỗi giá trị dệt may toàn cầu đem lại thì chính phủ cũng như hiệp hội dệt may Việt Nam cần phải có những biện pháp kịp thời để giúp đỡ doanh nghiệp.

Trước hết chính phủ cần rà soát lại những quy định pháp luật, chính sách của Việt Nam liên quan đến ngành dệt may được biệt là những quy định có thể làm rào cản cho sự phát triển của ngành dệt may, sửa đổi nhằm giúp ích cho các doanh nghiệp trong thời gian tới. Những vấn đề cần được quan tâm rà soát như thương mại hàng hoá (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, thuận lợi hoá thương mại. Để giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, Chính phủ cũng như hiệp hội dệt may Việt Nam cần phổ biến, tập huấn về các cam kết cũng như các quy định liên quan đến chuỗi giá trị dệt may toàn cầu do có nhiều

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)