Mắt xích cung cấp nguyên liệu

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU (Trang 45 - 47)

5. Kết cấu nội dung của khóa luận

3.2.2. Mắt xích cung cấp nguyên liệu

Đây là mắt xích đầu tiên tạo ra giá trị cơ bản trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, nguyên liệu cơ bản của ngành dệt may có thể được sản xuất theo hai phương pháp đó là nguyên liệu tự nhiên là sản phẩm của ngành nông nghiệp như sợi cotton, len và tơ tằm và nguyên liệu là sợi tổng hợp được sản xuất từ dầu thô và khí tự nhiên.

Tuy nhiên, xét trên tình hình xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may thì các doanh nghiệp dệt may Việt nam vẫn chưa tham gia vào mắt xích này do nguyên phụ liệu sản xuất hầu hết phải nhập khẩu, nguồn cung trong nước không đủ và không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất. Các doanh nghiệp trong nhóm ngành công nghiệp phụ trợ dệt may còn ít và kém phát triển cả về nhân lực và công nghệ dẫn đến năng suất và chất lượng không đủ đáp ứng nhu cầu ngành, dẫn đến ngành dệt may xuất khẩu hoàn toàn bị động về nguyên liệu

Theo Bộ Công Thương, chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém trong khâu sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào. Theo báo cáo từ VCOSA (2019), năm 2018 Việt Nam mới chỉ cung cấp được 0.3% nhu cầu về bông, 40% nhu cầu xơ, còn lại là phải nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài Loan,…. Sản lượng sợi đạt 1,4 triệu tấn một năm nhưng hơn 70% trong đó là xuất khẩu; mặt khác lại phải nhập khẩu gần 0,1 triệu tấn sợi chỉ số cao từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,… Khâu dệt vải tạo ra khoảng 2,8 tỷ mét vải/ năm (chiếm 30% nhu cầu), vẫn phải nhập khẩu 6,1 tỷ mét vải từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan là những nước không tham gia các Hiệp định thương mại tự do lớn như TPP, EVFTA, VJEPA (chiếm hơn 70%) [41].

Về sản xuất bông, do diện tích đất đai hạn chế, thổ nhưỡng không hợp nên hiện việc sản xuất bông ngày càng thu hẹp, phần lớn bông dùng cho sản xuất đều từ

nguồn nhập khẩu. Về sản xuất sợi, sau khi được đầu tư mạnh mẽ trong giai đoạn 2014-2016, năm 2017 Việt Nam có 6,5 triệu cọc sợi với năng suất 1,2 triệu tấn sợi bông nhân tạo. Quy mô sản xuất sợi tăng nhanh nhờ thu hút được các dự án FDI và các nhà máy đã được đầu tư trong giai đoạn trước đi vào vận hành. Trong đó, có thể kể đến những doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Texhong với quy mô khoảng 450.000 tấn sợi/năm tại khu công nghiệp (KCN) Hải Yên, tỉnh Quảng Ninh và nhà máy mới của Công ty cổ phần sợi Thế Kỷ công suất 30.000 tấn sợi/năm tại KCN Trảng Bàng 3, tỉnh Tây Ninh.

Bảng 3.5: Sản lƣợng vải và sản lƣợng quần áo ngƣời lớn năm 2020

Chủng loại Đơn vị tính Năm 2020 So với năm 2019 (%)

Vải dệt từ sợi tự nhiên Triệu m2 683,9 8,1

Vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo

Triệu m2 938,3 -8,9

Quần áo mặc thường Triệu cái 4.446,1 -4,9

Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu 2020 – Bộ Công thương

Về sản xuất vải, do công nghệ dệt nhuộm hoàn tất chưa phát triển, nên mặc dù sản xuất sợi rất tốt nhưng phải xuất khẩu đến 2/3 lượng sản xuất được. Hàng năm chỉ sản xuất được 1,7 tỷ mét vải và phải nhập khẩu đến 7 tỷ mét vải. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng vải dệt từ sợi tự nhiên năm 2020 đạt 683,9 triệu m2, tăng 8,1% so với năm 2019. Sản lượng vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo đạt khoảng 938,4 triệu m2, giảm 8,9% so với năm 2017. Sản lượng quần áo mặc thường đạt 4,446 tỷ cái, giảm 4,9% so với năm 2019 [41].

Theo thống kê từ hiệp hội dệt may (2019), nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để đảm bảo sản xuất cần đến 90% xơ bông, 65% sợi tổng hợp, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt. Nói cách khác, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Để có thể ổn định được sản xuất, hầu như các

doanh nghiệp trong ngành đều phải chấp nhận gia công cho các đối tác nước ngoài, nguyên do là các đối tác sẽ đảm bảo cung ứng kịp thời và đầy đủ nguyên phụ liệu đầu vào khi thực hiện hợp đồng. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam cũng hiểu rằng khi thực hiện hình thức sản xuất OEM mua đứt, bán đoạn tuy sẽ thu được lợi nhuận cao hơn nhưng lại chịu khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên phụ liệu, đây là một thiệt thòi lớn cho ngành dệt may Việt nam.

Bên cạnh đó, việc vận chuyển, thông quan, thiết bị và chi phí liên quan đến việc nhập khẩu nguyên vật liệu dệt may khiến cho chi phí đầu vào của ngành dệt may cao hơn hẳn so với Trung Quốc và Ấn Độ và chi phí đầu vào chiếm tới gần 50% tổng chi phí. Nhiều doanh nghiệp dệt may cho biết rằng càng xuất khẩu nhiều thì nguy cơ thua lỗ càng lớn do thiếu chủ động về nguyên liệu đầu vào, giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm xuất khẩu dệt may còn quá thấp để mang lại lợi nhuận sau cùng cho doanh nghiệp. Mặc dù ngành dệt may đã đề ra những chiến lược phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, tuy nhiên trên thực tế thì tỉ lệ nội địa hóa của ngành dệt may vẫn chưa cao.

Qua các phân tích trên, ngành dệt may Việt Nam vẫn còn khó khăn trong vấn đề tự chủ nguồn nguyên phụ liệu đầu vào, trước mắt, việc sản xuất nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam vẫn chưa đạt tỷ lệ nội địa hóa mong đợi. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể tham gia mắt xích cung cấp nguyên phụ liệu trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU (Trang 45 - 47)