Lý thuyết đƣờng cong nụ cƣời trong chuỗi giá trị dệt may

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU (Trang 30)

5. Kết cấu nội dung của khóa luận

2.4. Lý thuyết đƣờng cong nụ cƣời trong chuỗi giá trị dệt may

2.4.1. Khái niệm

Năm 1992, khái niệm về đường nụ cười đã được Stan Shih, người sáng lập Acer, đề xuất. Shih (1996) quan sát thấy rằng trong ngành sản xuất máy tính cá nhân, hai phần cuối của chuỗi giá trị đều mang tới giá trị gia tăng cho sản phẩm cao hơi những phần giữa chuỗi giá trị. Trình bày hiện tượng này dưới dạng biểu đồ với trục Y cho giá trị gia tăng và trục X cho chuỗi giá trị, đường cong kết quả sẽ xuất hiện dưới dạng một nụ cười.

Hình 2.7: Khung khái niệm về đƣờng cong nụ cƣời

Nguồn: Ming Ye, Bo Meng, Shang-jin Wei, 2015

Trục tung trong Hình 2.7 cho thấy giá trị gia tăng của một hoạt động, với các hoạt động có giá trị lớn hơn xuất hiện ở vị trí cao hơn trên biểu đồ, trong khi trục hoành phản ánh các quy trình cần thiết để sản xuất một sản phẩm hàng hoá như một quá trình tuyến tính xuyên thời gian dọc theo chuỗi giá trị. Theo cách tiếp cận này, giá thị trường được tạo ra nhiều hơn so với thời điểm bắt đầu và kết thúc của chuỗi giá trị trong hầu hết các ngành.

Logic của đường cong nụ cười đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu điển hình của các công ty riêng lẻ, nhưng hiếm khi được xác định, đo lường và đánh

giá ở cấp quốc gia bằng cách sử dụng dữ liệu thực có xem xét rõ ràng các mạng lưới sản xuất quốc tế. Bài khóa luận nhằm mục đích sử dụng mô hình đường cong nụ cười ở góc độ rộng hơn, áp dụng vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu để từ đó xác định được mức độ và vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

2.4.2. Ứng dụng lý thuyết đường cong nụ cười vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

Thiết kế:

Đây là công đoạn đầu tiên trong một chuỗi giá trị dệt may, tạo ra giá trị gia tăng rất cao do kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm sẽ quyết định giá trị sản phẩm. các nước có ngành công nghiệp dệt may phát triển đều chuyển hoạt động gia công sang các nước đang phát triển nhằm tối ưu chi phí. Họ chỉ cần chú trọng tới khâu thiết kế vì lợi nhuận cao, do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu thời trang nên họ đã đầu tư nghiên cứu sự thay đổi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để có những thiết kế nắm bắt được xu hướng thời trang.

Sản xuất nguyên liệu, phụ liệu:

Đây là mắt xích quan trọng, có giá trị lớn và chi phối chất lượng sản phẩm. Nguyên vật liệu thô gồm xơ tự nhiên ( bông, lông cừu, tơ.. ) và xơ nhân tạo ( sợi tổng hợp từ dầu, khí tự nhiên…. ). Việc sản xuất sợi có nguồn gốc từ Trung Quốc, cách đây khoảng 2000 năm. Mỹ là quốc gia trồng bông lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Sản xuất sợi bông của Mỹ chiếm tới 20% sản lượng, ¼ kim ngạch xuất khẩu thế giới. Các khu trồng bông của Mỹ trải dài trong các bang Texas, Missisipi, California. Bên cạnh đó, các quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia… cũng là nhà cung cấp sợi bông lớn. Sợi nhân tạo được ra đời cùng với sự phát triển của ngành hóa dầu. Ngày nay, xơ sợi tổng hợp từ dầu, khí tự nhiên cũng là nguyên liệu quan trọng cho ngành may mặc. Nguyên liệu, phụ liệu của dệt may gồm 2 loại: phụ liệu và nguyên liệu chính. Nguyên liệu chính gồm các loại vải (vải dệt thoi và vải dệt kim). Ngành dệt đã tồn tại từ rất lâu, cung cấp nguyên vật liệu cho ngành may. Dệt chia làm 2 công đoạn: kéo sợi và dệt vải. Đây là ngành cần quy mô vốn đầu tư ban đầu lớn, nhiều nhân công, có độ ô nhiễm môi trường cao.

Các tập đoàn kinh tế có xu hướng chuyển dịch cơ cấu công ty dệt sang các nước đang phát triển để xây dựng mô hình dệt – may kép kín. Phụ liệu gồm chỉ may, kéo, cúc, dây thun… hỗ trợ để hoàn thiện sản phẩm.

Công đoạn cắt may:

May là mắt xích có lợi nhuận thấp nhất trong chuỗi giá trị. Đây là mắt xích có liên quan đến sử dụng lao động, có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất. Công đoạn cắt may thường được thực hiện ở các nước đang phát triển như Việt Nam, Bangladesh, Pakistan… do nguồn lao động rẻ, không yêu cầu đầu tư về công nghệ. May xuất khẩu thực hiện gia công theo hợp đồng cho các quốc gia có ngành dệt may phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… “Giá trị thu về phụ thuộc vào phương thức xuất khẩu CMT, FOB, OBM hay OEM”

Mạng lƣới xuất khẩu:

Đây là khâu trung gian nhưng có lợi nhuận cao. Mạng lưới xuất khẩu ngành dệt may gồm “các công ty may có thương hiệu, các văn phòng mua hàng, các công ty thương mại nước ngoài”. Họ được mệnh danh là “nhà sản xuất không nhà máy”, đóng vai trò là trung gian kết nối doanh nghiệp, các trung gian phân phối và người nhà bán lẻ trên thế giới. Hiện nay, người mua tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông nắm vai trò lớn nhất và có lợi nhuận cao nhất trong mạng lưới xuất khẩu này.

Marketing và phân phối:

Đây là mắt xích cuối cùng trong chuỗi giá trị dệt may. Marketing và phân phối đem lại lợi nhuận cao nhưng yêu cầu cao về nhân lực, vốn, tri thức. Tại Mỹ, EU, Nhật Bản, nhà thiết kế thường đóng vai trò luôn là các nhà phân phối. Họ là người mở đầu và kết thúc cho chuỗi giá trị, thu được lợi nhuận khổng lồ vì nắm bắt trực tiếp được thay đổi trong nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Họ cũng là người định hướng phát triển cho chuỗi giá trị dệt may. Theo ước tính, khoảng 70% lợi nhuận trong chuỗi thuộc về các công ty này. Do vậy, việc thâm nhập vào thị trường này là vô cùng khó khăn với các doanh nghiệp mới.

CHƢƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU

3.1. Thực trạng ngành dệt may Việt Nam

3.1.1. Tổng quan ngành dệt may Việt Nam

Hiện nay ngành dệt may được coi là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam, được chính phủ và nhà nước tích cực thúc đẩy, phát triển. Theo Bộ Công Thương, ngành dệt may liên tục đứng đầu trong số các ngành của kim ngạch xuất khẩu cao nhất Việt Nam (sau dầu thô), đóng góp từ 10% đến 15% GDP của cả nước. Sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ vào năm 2000, chế độ hạn ngạch trong thương mại quốc tế được xoá bỏ, và ngành dệt may đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vì nguồn nhân công dồi dào giá rẻ. Chính phủ Việt nam đang khuyến khích đầu tư FDI bằng cách đưa ra giá thấp, nguồn lực dồi dào và lợi ích về thuế [41].

Trước khi đại dịch covid diễn ra vào cuối năm 2019, theo số liệu công bố của Tổng cục thống kê, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam ghi nhận nhiều sự tăng trưởng vượt bậc cả về chất và lượng trong suốt giai đoạn 2000 – 2018, tốc độ phát triển bình quân lên tới 15%/ năm. Sở dĩ bài luận văn chọn khoảng thời gian từ 2000 -2018 thì tốc độ phát triển tăng dần nhưng đến năm 2019 do đại dịch covid nên mọi thứ chững lại, chỉ mang tính ngắn hạn và không ảnh hưởng trực tiếp tới ngành dệt may quá nhiều. Khi làm nghiên cứu toàn ngành, Hiệp hội bông sợi Việt Nam – VCOSA (2019) đã so sánh ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2000 và 2018 với các tiêu thức về quy mô ngành, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, số lượng lao động, số cọc sợi cũng như tổng vốn FDI, được trình bày theo bảng 3.1 dưới đây [32]:

Bảng 3.1: Ngành dệt may Việt Nam năm 2000 với 2018

Tiêu thức Đơn vị Năm Ghi chú

2000 2018

Quy mô ngành

Tỷ USD 2.00 26.00 Tăng 13 lần

Doanh thu Tỷ USD 2.00 42.00 Tăng 21 lần Xuất khẩu Tỷ USD 1.85 36.5 Tăng 20 lần, bình quân

15%/năm Lao động Triệu người 0.20 3.60 Tăng 18 lần

Số cọc sợi Triệu 1.00 9.70 Tăng 9.7 lần

Tổng FDI Tỷ USD 0.00 18.00 Đầu tư nước ngoài trực tiếp

Nguồn: Hiệp hội bông sợi Việt Nam, 2019

Trong bài nghiên cứu ngành dệt may của VCOSA (2019), năm 2018 ngành dệt may Việt Nam có khoảng hơn 6500 doanh nghiệp trong đó, số lượng doanh nghiệp gia công hàng may mặc chiếm 85%; Số lượng doanh nghiệp sản xuất vải, nhuộm chiếm 13%; trong khi số lượng doanh nghiệp tham gia sản xuất chế biến xơ, sợi chỉ chiếm 2%. Toàn ngành sử dụng 3,6 triệu lao động, tăng 18 lần so với năm 2000 và chiếm gần 5% tổng lực lượng lao động toàn quốc. Phần lớn các doanh nghiệp gia công hàng may mặc phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, do đó kim ngạch xuất khẩu toàn ngành cũng đạt con số tăng trưởng ổn định và ấn tượng 15%/ năm trong giai đoạn từ 2000 – 2018. Về quy mô, các doanh nghiệp dệt may chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, chỉ tập trung sản xuất một số mã hàng cố định do chỉ đủ điều kiện đầu tư chuyên môn hóa cơ sở vật chất gia công một số mặt hàng theo mẫu và các khách hàng nước ngoài đặt gia công cũng chỉ chuyên mạnh về một số mã hàng nhất định.

Về phương thức xuất khẩu, phần lớn các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam thực hiện nghiệp vụ gia công may mặc (chiếm 85% tổng số doanh nghiệp dệt may), do đó ngành dệt may Việt Nam mới chỉ tham gia khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp là “cắt may” trong chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp thực hiện gia công theo mẫu mã của các đơn hàng. Về ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may Việt

Nam chưa thực sự được chú trọng khi các doanh nghiệp trong lĩnh vực phụ trợ cho ngành chỉ chiếm chưa tới 15%. Do đó nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may “ cung không đủ cầu”, chúng ta phải phụ thuộc chính vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (khoảng 70% đến 80%), chủ yếu là từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc, năng lực sản xuất ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu phải nhập tới 90% bông, các loại sợi tổng hợp, hoá chất nhuộm, máy móc, thiết bị và phụ tùng, 70% vải và các loại phụ liệu cho may xuất khẩu…, chi phí sản xuất do đó tăng cao. Do không tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như chỉ nhận các đơn hàng gia công theo mẫu nên phương thức xuất khẩu chính của ngành dệt may Việt Nam là CMT tức bên đặt hàng/ người mua hàng sẽ cung cấp cho doanh nghiệp nguyên vật liệu, mẫu thiết kế và các yêu cầu cụ thể, doanh nghiệp sản xuất chỉ cắt, may và hoàn thiện sản phẩm.

Về thị trường xuất nhập khẩu, các sản phẩm dệt may Việt Nam đã phần nào gây dựng được vị thế ở các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc, bên cạnh đó, một số thị trường như khối ASEAN, Trung Quốc đang có tốc độ tăng trưởng đáng ghi nhận. Nhờ đã và đang thỏa thuận hiệp định thương mại tự do (FTA) với hầu hết các thị trường xuất khẩu (trừ Hoa Kỳ), mang đến cho các doanh nghiệp kinh doanh dệt may Việt Nam cơ hội được hưởng thuế suất ưu đãi và giảm bớt rào cản trong xuất khẩu sang các thị trường đối tác FTA, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo dấu ấn cho mặt hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế. Về khâu nhập khẩu, Việt Nam vẫn còn phải phụ thuộc phần lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu nước ngoài, theo thống kê từ báo cáo xuất nhập khẩu 2021, nhập khẩu vải nguyên liệu từ các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan,... tăng mạnh; nhập khẩu bông nguyên liệu của Việt Nam có sự chuyển dịch từ thị trường Hoa Kỳ sang các thị trường Brazil, Ấn Độ, Australia,…; Nhập khẩu xơ, sợi dệt các loại từ các thị trường chính là Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Hàn Quốc,... đều tăng trưởng mạnh.

Mặc dù là ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, tuy nhiên đối với thị trường tiêu dùng trong nước, ngành dệt may vẫn còn nhiều hạn chế khi chi tiêu bình

quân đầu người cho dệt may còn chưa cao. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa do khó cạnh tranh với hàng giả, hàng nhái và hàng ngoại nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Bên cạnh đó, với tư duy sính ngoại của người tiêu dùng Việt, ưa thích các mặt hàng nhập khẩu hơn là hàng Việt Nam dù chất lượng tương đương. Mặc khác cũng là do các thương hiệu dệt may tới từ Việt Nam chưa có sự đầu tư và mảng thiết kế và marketing thương hiệu, với mức giá tương đương thì khó có thể cạnh tranh được với các thương hiệu nước ngoài tại Việt Nam.

Về tổng quan, ngành dệt may Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển tốt, tuy nhiên các doanh nghiệp trong ngành đa phần có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính cũng như năng lực cạnh tranh còn yếu. Bên cạnh đó, phần lớn doanh thu ngành tới từ hoạt động gia công theo các đơn hàng có sẵn và xuất khẩu theo phương thức CMT, chưa tạo ra giá trị gia tăng lớn, về lâu dài thì đây không phải phương thức phát triển bền vững cho ngành. Cần có những biện pháp để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia nhiều hơn và tới các khâu có giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.

3.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu ngành dệt may

Trong những năm trở lại đây, kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng ở mức ổn định. Mặc dù do tác động rất của đại dịch Covid 19 cuối năm 2019 khiến cho kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng nhập khẩu vẫn tăng nhẹ.

Xuất Khẩu

Ngành dệt may Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời, đóng góp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện rõ nhất ở việc tạo ra việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động và trở thành một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu chính của Việt Nam. Mặc dù có sự tăng trưởng vượt bậc trong hơn 1 thập kỷ trở lại đây, quy mô các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ, tập trung vào hoạt động gia công thành phẩm, khả năng tự thiết kế và xây dựng thương hiệu còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, cơ cấu ngành phát triển vẫn chưa cân đối khi lĩnh vực may mặc phát triển rất nhanh, trong khi các lĩnh vực khác như kéo sợi, dệt

vải, nhuộm vải, thiết kế và marketing vẫn chưa được chú trọng và làm giảm sức cạnh tranh của ngành.

Theo Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2020 từ Bộ Công Thương (2020), dưới sự tác động của đại dịch Covid 19, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may năm 2020 đạt 35 tỷ USD, giảm 9,82% so với năm 2019, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2000, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt tăng trưởng âm. Trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm gần 20% (từ 740 tỷ USD về 600 tỷ USD), các quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may đều có mức giảm từ 15% đến 20% thậm chí gần 30% do bị cách ly dài thì việc kim ngạch xuất khẩu chỉ giảm 9,825 của ngành dệt may Việt Nam vẫn là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu năm 2020 [23].

Điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam thể hiện rõ ràng trong Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2021 từ Bộ Công Thương (2021) khi kim ngạch xuất khẩu toàn ngành hàng dệt may đạt 40,3 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2020 và tăng 5,44% so với năm 2019. Sau khi xuất khẩu chậm lại trong quý III/2021 do ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 thứ 4 đặc biệt là tại các tỉnh phía Nam, xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam đã hồi phục, bứt phá và hồi phục nhẹ so với thời điểm trước dịch. Trong đó, hàng dệt, may đạt 32,8 tỷ USD tăng 9,9% so với năm trước, xơ sợi đạt 5,6 tỷ USD, tăng 50,2%, nguyên phụ liệu đạt

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU (Trang 30)