Mắt xích nghiên cứu, thiết kế sản phẩm

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU (Trang 43 - 45)

5. Kết cấu nội dung của khóa luận

3.2.1. Mắt xích nghiên cứu, thiết kế sản phẩm

Đây là mắt xích tạo ra giá trị gia tăng rất lớn trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, bời vì thiết kế sẽ quyết định giá trị của sản phẩm. Để làm chủ được mắt xích này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt được xu hướng thời trang hiện hành trên thị trường quốc tế.

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và thiết kế sản phẩm vẫn còn nhiều hạn chế, một số doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam như Việt Tiến, May 10, May Nhà Bè, Canifa,... có khả năng nghiên cứu và thiết kế, tuy nhiên lại chỉ thiết kế chủ yếu phục vụ cho thị trường tiêu dùng nội địa. Còn đối với thị trường xuất khẩu, Việt Nam vẫn chưa có những kênh thông tin về xu hướng thời trang trên thị trường quốc tế, cũng như năng lực sáng tạo còn hạn chế, chủ yếu là gia công theo các mẫu mã được đặt từ trước, do đó Việt Nam chưa thể đảm nhận mắt xích này.

Trong nghiên cứu về thị trường thời trang của Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam - VIRAC (2021), trên thị trường nội địa, không có thương hiệu dệt may Việt Nam nào chiếm quá 1,5% thị phần tiêu thụ, lớn nhất tính tới thời điểm thực hiện bài nghiên cứu là Adidas Group với 1,5% thị phần. Trong top 3 thị phần đều là các doanh nghiệp nước ngoài sở hữu nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng, theo sau đó là Biti’s, Canifa, Việt Tiến, May 10,... Một số thương hiệu nổi tiếng của người Việt như Việt Tiến, may Nhà Bè, May 10,... cũng chỉ tập trung ở một số phân khúc thời trang nhất định. Do nhận gia công cho nhiều hàng thời trang trên thế giới, nên các thiết kế của doanh nghiệp Việt Nam ít nhiều có điểm tương đồng với các thương hiệu nước ngoài, chưa có nét riêng [34].

Về thị trường quốc tế, các thương hiệu thời trang tới từ Việt Nam vẫn còn lạc hậu, thiết kế mẫu vải, tạo dáng sản phẩm của Việt Nam còn yếu kém, đơn điệu và không hợp với thị thời thiếu người tiêu dùng nước ngoài. Mặc dù thời gian gần đây, ngành thời trang Việt Nam cũng đã đào tạo ra nhiều nhà thiết kế có trẻ và tài năng với nhiều bộ sưu tập nổi tiếng, đạt được sự công nhận và đánh giá cao từ các nhà

phê bình nổi tiếng quốc tế. Song, dù đạt tiêu chuẩn cao về tính thẩm mỹ, nhưng tính thực tế của các sản phẩm này chưa cao, nhưng bộ sưu tập đó chỉ có thể sống được trên sàn catwalk chứ chưa thể chinh phục được thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Khi thời trang nước nhà vẫn chưa thể làm chủ được thị trường nội địa thì việc cạnh tranh với các thương hiệu thời trang khác trên thị trường quốc tế là bất khả thi. Nhất là khi nền công nghiệp thời trang quốc tế đã phát triển mạnh mẽ và có truyền thống lâu đời với bốn trung tâm thời trang lớn ở New York, London, Paris và Milan, nơi mà những thương hiệu thời trang nổi tiếng bỏ ra cả tỷ USD nhằm quảng bá sản phẩm của mình trong nhiều năm.

Nguyên nhân thực trạng trên là do thời trang Việt Nam chỉ đi theo khuynh hướng thị trường chứ không tạo ra khuynh hướng cho thị trường. Nghĩa là các trung tâm mẫu mốt và các công ty may thời trang ở Việt Nam chỉ học hỏi những sản phẩm theo xu hướng mà không chủ động tham gia việc thiết kế mẫu mã định hướng xu thế thời trang. Những thành tựu mà ngành thời trang Việt Nam đạt được trong thời gian qua còn quá ít để có thể làm nên diện mạo hoàn toàn cho một thương hiệu chung, chủ yếu chỉ mang tính cá nhân riêng lẻ hay chỉ nổi bật trong thị trường nội địa chứ chưa thể tạo thành thương hiệu trong khu vực hay thị trường quốc tế.

Ngành thời trang Việt Nam vẫn chưa có chiến lược phát triển bền vững, do đó không theo kịp tốc độ phát triển của ngành may xuất khẩu, khiến thời trang Việt Nam chỉ đi theo khuynh hướng thị trường chứ chưa tạo ra được xu hướng. Nguyên nhân là do đội ngũ các nhà thiết kế còn quá ít, dù có khả năng sáng tạo tốt nhưng lại không được đào tạo bài bản, chưa nắm rõ thông tin thị trường nội địa, lại thiếu thông tin về khuynh hướng thời trang quốc tế, không có đầu tư chiến lược quảng bá sản phẩm cũng như vẫn phụ thuộc vào các nguyên phụ liệu nhập khẩu khiến cho hoạt động thiết kế gặp nhiều hạn chế và phụ thuộc.

Nhìn chung thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa thể đảm nhận mắt xích nghiên cứu và thiết kế trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, các thương hiệu thời trang của Việt Nam vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Có thể thấy

rằng thời trang hóa đang là một xu hướng tất yếu và lâu dài của ngành dệt may Việt nam, mang lại uy tín và thương hiệu quốc gia, do đó thời trang hóa sản phẩm là một hướng đi đúng đắn và cần thiết cho ngành dệt may Việt Nam nhằm chấm dứt tình trạng gia công theo mẫu.

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU (Trang 43 - 45)