2. Các khoản đầu tư
2.2.3. Đánh giá hoạt động tiêu thụ
2.2.3.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Bảng 2.16: Sản lượng tiêu thụ các nhóm sản phẩm qua các năm
TT Sản lượng tiêu thụ Đơn vị 2010 2011 2012
1 Máy móc thiết bị, công cụ Chiếc 390 445 650
2 Tủ, giá văn phòng, tiêu
dùng Chiếc 335 385 485
3 Sản phẩm gia công cơ khí Chiếc 240 282 450
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo phòng kinh doanh)
Qua bảng số liệu ta có thể thấy là số lượng sản phẩm tiêu thụ được của Công ty năm sau đều tăng lên so với các năm trước. Các sản phẩm tủ, giá văn phòng, tiêu dùng đều tăng so với năm trước một cách ổn định. Tuy nhiên với máy móc thiết bị, công cụ và các sản phẩm gia công cơ khí thì có bước nhảy vọt trong tiêu thụ năm 2012. Sản lượng tiêu thụ máy móc thiết bị, công cụ tăng đều qua các năm từ 2010 tiêu thụ 390 chiếc đến năm 2011 tiêu thụ 445 chiếc. Năm 2012 sản lượng tiêu thụ tăng vọt lên 650 chiếc, tăng 205 chiếc tương ứng tăng 46.07% so với năm 2011. Tương tự, sản lượng tiêu thụ sản
phẩm gia công cơ khí năm 2010 là 240 sản phẩm, năm 2011 là 282 sản phẩm, đến năm 2012 sản lượng này tăng lên 450 sản phẩm, năm 2012 tăng 168 sản phẩm so với năm 2011 tương ứng tăng 59.57%. Sản lượng tiêu thụ năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 có thể là do Công ty có sự điều chỉnh về giá, cải tiến thêm đặc tính kỹ thuật của sản phẩm và đưa ra thị trường sản phẩm mới chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh hơn.
Biểu đồ 2.6: Sản lượng tiêu thụ các nhóm sản phẩm
Qua các biểu đồ trên ta thấy công ty đang mở rộng sản xuất kinh doanh ở tất cả các mặt hàng chính để đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời gian hiện tại và tương lai.
Máy móc thiết bị, công cụ là mặt hàng chiếm 40-55% doanh số bán hàng của doanh nghiệp, các sản phẩm máy công cụ chủ yếu tiêu thụ là máy tiện T18A, máy khoan K525, máy bào B365 và máy tiện T14L. Những loại máy này rất thông dụng, được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, có một số sản phẩm tiêu thụ rất chậm như: máy tiện T630L, máy tiện T630A.3000, một phần là do giá cả của các sản phẩm này cao và công tác nghiên cứu thị trường chưa hợp lý.
2.2.3.2. Doanh thu và lợi nhuận bán hàng
• Doanh thu bán hàng
Theo bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, doanh thu hoạt động bán bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng đều qua các năm. Cụ thể doanh thu tiêu thụ các mặt hàng như sau:
Bảng 2.17: Doanh thu tiêu thụ của công ty qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
1 Máy móc thiết bị, công cụ 26,435 31,666 34,072 2 Tủ, giá văn phòng, tiêu dùng 21,120 22,796 19,817
3 Sản phẩm gia công cơ khí 7,316 9,451 10,815
Tổng 54,871 63,913 64,704
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo phòng kinh doanh)
Biểu đồ 2.7: Doanh thu tiêu thụ của các loại sản phẩm qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Dựa vào số liệu và biểu đồ trên, nhìn chung doanh thu tiêu thụ của các mặt hàng đều tăng, trong đó mặt hàng máy móc thiết bị, công cụ có tốc độ tăng cao hơn cả. Đây là mặt hàng chủ lực của công ty do vậy mà công ty luôn duy trì và gia tăng mức doanh thu cho mặt hàng này.
Để biết được tỷ lệ, cơ cấu doanh thu các mặt hàng ta dựa vào bảng số liệu và biểu đồ tỷ lệ doanh thu tiêu thụ của Công ty qua các năm sau:
Bảng 2.18: Tỷ lệ doanh thu tiêu thụ của công ty qua các năm
Đơn vị: (%)
STT Mặt hàng 2010 2011 2012
1 Máy móc thiết bị, công cụ 48.18 49.55 52.66
2 Tủ, giá văn phòng, tiêu dùng 38.49 35.67 30.63
3 Sản phẩm gia công cơ khí 13.33 14.79 16.71
Tổng 100 100 100
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo phòng kinh doanh)
Qua bảng tỷ lệ doanh thu tiêu thụ của các mặt hàng và các biểu đồ, nhìn chung mặt hàng máy móc thiết bị, công cụ chiếm tỷ trọng cao nhất và ngày càng có xu hướng tăng. Năm 2010 doanh thu tiêu thụ sản phẩm này chiếm 48.18% trong tổng doanh thu bán hàng, năm 2011 con số này tăng lên 49.55% và đến năm 2012 tiếp tục tăng lên 52.66%. Điều này chứng tỏ rằng công ty đang ngày càng tập trung đầu tư phát triển mặt hàng này để mang lại doanh thu lớn. Mặt hàng tủ, giá văn phòng, tiêu dùng có tỷ trọng khá lớn nhưng trong những năm gần đây thì tỷ trọng này lại giảm dần. Tuy nhiên, mặt hàng gia công cơ khí chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu bán hàng nhưng lại có xu hướng tăng. Năm 2011 doanh thu của mặt hàng này chiếm tỷ trọng là 14.79% cao hơn so với năm 2010 là 13.33%, đến năm 2012 tỷ trọng này lại tăng lên 16.71%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng có nhiều đơn đặt hàng với giá trị tương đối lớn, có thêm nhiều bạn hàng mới.
• Lợi nhuận bán hàng
Bảng 2.19: Lợi nhuận tiêu thụ của công ty qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Mặt hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Máy móc thiết bị, công cụ 0.263 2.079 3.490
2 Tủ, giá văn phòng, tiêu dùng 0.213 1.522 2.246
3 Sản phẩm gia công cơ khí 0.098 0.769 1.281
Tổng 0.574 4.370 7.017
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo phòng kinh doanh)
Biểu đồ 2.9 : Lợi nhuận tiêu thụ qua các năm của công ty
Những thành công của công ty thể hiện qua các chỉ tiêu như doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm, tỷ lệ doanh thu của từng thành phần, từng sản phẩm đã chứng tỏ công ty khá thành công về tất cả các chỉ tiêu từ đó tạo đà cho sự phát triển trong thời gian tới. Cụ thể:
Nhìn vào bảng tổng hợp phản ánh lợi nhuận tiêu thụ của công ty trong các năm gần đây. Năm 2010 con số lợi nhuận đạt được là 0,574 tỷ đồng, năm 2011 doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nhận được nhiều đơn hàng nên lợi nhuận có sự tăng lên đáng kể đạt con số 4,370 tỷ đồng. Năm 2012, lợi nhuận bán hàng của Công ty tiếp tục tăng lên 7,017 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận tiêu thụ của từng mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của hoạt động bán hàng toàn công ty.
Qua kết quả về doanh thu và lợi nhuận cho thấy doanh thu và lợi nhuận đều tăng qua các năm, chứng tỏ sản phẩm của công ty ngày càng thâm nhập vào thị trường mạnh mẽ hơn, thị phần công ty được mở rộng, nâng cao uy tín đảm bảo thực hiện được những mục tiêu trước mắt và tạo đà phát triển lâu dài cho công ty. Đó là nỗ lực không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty trong thời gian qua.