2.2.1. Thực trạng tuyển dụng nhân sự
2.2.1.1. Cơ cấu nhân sự
Do công ty đang trên con đường tự động hóa hoàn toàn quá trình sản xuất nên nhu cầu tuyển dụng nhân sự có trình đ ộ chuyên môn cao đang được chú trọng. Cụ thể trong năm 2011, số nhân viên trình đ ộ đại học, cao đẳng bằng ¼ tổng số công nhân viên trong công ty, chiếm hơn 80% số nhân viên văn phòng. Đây là m ột tín hiệu tốt để hoàn thành công cuộc tự động hóa hoàn toàn.
Bảng 2.4
Qua bảng trên ta thấy tình hình nhân sự của công ty từ năm 2008 đến 2011 có những thay đổi đáng kể. Tổng số công nhân viên đang có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể là giảm 17 nhân viên trong vòng 4 năm (2008- 2011) chiếm tỉ lệ 17% so với tổng số công nhân viên. Điều đó cho thấy rằng công ty đang tiến dần lên tự động hóa hoàn toàn trong sản xuất, máy móc đóng vai trò ch ủ yếu trong quá trình sản xuất nên số lượng công nhân viên giảm dần.
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng số nhân viên 100 97 80 83 Trình độ nhân sự Đại học, cao đẳng: 15 Trung cấp: 16 CN tay nghề : 8 LĐ phổ thông : 60
Xét về trình độ nhân sự
Đây là công ty sản xuất kinh doanh nên phần lớn là công nhân và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số công nhân viên toàn công ty. Chính vì vậy mà số lao động ở trình độ lao động phổ thông là tương đối lớn và đang có xu hướng giảm dần qua các năm do máy móc đang đóng vai trò ch ủ chốt. Cụ thể là năm 2008 số lao động phổ thông là 60 người chiếm 60% tổng số lao động toàn công ty, bước sang năm 2009 giảm 2 lao động (giảm 0.2% so với năm 2008) và tiếp tục giảm tiếp 3 lao động trong năm 2010. Mặc dù năm 2010 số lao động giảm số với năm 2009 nhưng tỷ trọng của năm lại tăng 8,75% so với năm 2008, tăng 8.95% so với năm 2009. Năm 2011, số lao động phổ thông giảm đi đáng kể, chỉ còn 47 laođ ộng chiếm 56,6% giảm 12.1% so với năm 2010.
Trong khi đó, trình đ ộ đại học và cao đẳng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Điều đó chứng tỏ rằng công ty đang chú trọng đến chất lượng người lao động kể cả lao động quản lý và lao động sản xuất.
Cụ thể năm 2011, số lao động trình đ ộ đại học và cao đẳng 20 người (chiếm 24.1% về tỷ trọng) và cao hơn so với năm 2008 là 5 người (tăng 9.1% so với năm 2008), bên cạnh đó số lao động ở trình đ ộ trung cấp năm 2011 chỉ có 9 người (10.84% về tỷ trọng) giảm so với 2008 là 7 người (giảm 6.84% so với năm 2008).
Ta thấy rằng, số lao động trình đ ộ đại học không ngừng tăng lên. Nguyên nhân là do hàng năm công ty luôn tổ chức đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ ngư ời lao động. Trình độ người lao động mà công ty đòi h ỏi ngày càng cao hơn do đó công ty rất chú trọng vấn đề đào tạo người lao động. Không những thế trong công tác tuyển dụng nhân sự, công ty đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với các ứng cử viên trong đó có yêu cầu về trình độ.
Nói chung, cơ cấu trình đ ộ theo trình đ ộ của công ty là phù hợp với một doanh nghiệp sản xuất có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để ngày càng thích ứng hơn với nền kinh tế mới công ty đang từng bước thay đổi dần cơ cấu lao động theo trình đ ộ: tăng dần lao động có trìnhđ ộ đại học và hạn chế dần cấp chuyển dụng, giới hạn thấp nhất của người lao động là ở mức trung cấp. Điều này công ty đang dần đổi mới, hoàn thiện và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Xét về giới tính nhân sự
Nói chung lao động nam chiếm tỷ trọng lớn 73% vào năm 2008,72.2 vào năm 2011. Đây là đặc điểm của nghành sản xuất, gia công kính ô tô nói chung. Lao động nam chủ yếu tập chung ở dưới xưởng như: tổ cắt, tổ mài, tổ khoan, tổ mộc, tổ hàn, tổ đóng gói.. . Còn lao động nữ trong công ty chiếm tỷ trọng nhỏ hơn: 27% vào năm 2008,28.9% vào năm 2009, 28.8% vào năm 2010 và 27.7% vào năm 2011. Lao động nữ của công ty chủ yếu tập trung ở các phòng ban: phòng tổng vụ, phòng kinh doanh và phòng kế toán.
Xét về hình thức tuyển dụng nhân sự
Số lao động đã kí h ợp đồng dài hạn và số lao động theo hợp đồng ngắn hạn có sự thay đổi qua từng năm. Cụ thể là số lao động đã kí hợp đồng dài hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn và gia tăng qua các năm. Năm 2008 có 89 lao động đã kí hợp đồng dài hạn chiếm 89% tổng số hợp đồng, năm 2011 chiếm 90.4% tăng 0.4% so với năm 2008. Trong khi đó số lao động theo hợp đồng ngắn hạn có xu hướng giảm dần. Từ năm 2008 (11%) đến năm 2011 (9.6%) số lao động kí hợp đồng ngắn hạn giảm 1.4%.