Khái quát hoạt động đăng ký đất đai của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2016 2020 (Trang 25 - 27)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.2. Khái quát hoạt động đăng ký đất đai của tỉnh Thái Nguyên

1.3.2.1 Tình hình hoạt động

Thực hiện Quyết định số: 258/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc tổ chức lại Văn phòng Đăng ký đất đai trực thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên. VPĐKĐĐ tỉnh Thái Nguyên được thành lập trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường của UBND các huyện, thành phố, thị xã với Văn phòng Đăng ký đất đai thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên. VPĐKĐĐ tỉnh Thái Nguyên có 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc, có 04 phòng ban chuyên môn và 09 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai trực thuộc.

Sau khi được kiện toàn đi vào hoạt động đã thể hiện rõ hơn tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ với bộ máy tổ chức đã được sắp xếp theo các nhóm chuyên môn và theo từng vị trí công việc chuyên sâu, quy trình giải quyết công việc đã được thực hiện thống nhất, nhiều nơi đã được thực hiện gắn với hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đã xây dựng. Hoạt động đăng ký đất đai đã có sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất, bảo đảm việc triển khai thực hiên đăng ký, cấp giấy chứng nhận của địa phương theo đúng kế hoạch, có trọng tâm.

1.3.2.2 Kết quả hoạt động của VPĐKĐĐ

Hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh VPĐKĐĐ mặc dù mới thành lập và hoạt động còn rất nhiều khó khăn về điều kiện làm việc, kinh nghiệm hoạt động chưa nhiều nhưng kết quả hoạt động của hệ thống VPĐK đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tiến độ và kết quả thực hiện cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai giúp đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa ngành quản lý đất đai, thực hiện cải cách hành chính một cách mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực đất đai liên quan đến người dân, doanh nghiệp, thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai tại những địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai được cắt giảm xuống từ 5 đến 25 ngày.

Văn phòng Đăng ký đất đai thể hiện rõ hơn tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận với bộ máy tổ chức được sắp xếp theo các nhóm chuyên môn và theo từng vị trí công việc chuyên sâu; quy trình giải quyết công việc đã được thực hiện thống nhất, nhiều nơi đã được thực hiện gắn với hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đã xây dựng.

Tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở một số địa phương đã tăng đáng kể như: ….

Hoạt động đăng ký đất đai đã có sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất. Chất lượng thực hiện giải quyết thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận được nâng cao, bảo đảm sự thống nhất trong toàn tỉnh, do Văn phòng đăng ký đất đai đã thường xuyên kiểm soát, phát hiện những sai sót để điều chỉnh, hướng dẫn các Chi nhánh. Thực hiện thủ tục giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đã đảm bảo được tiến độ theo quy định, tình trạng tồn đọng hồ sơ quá hạn đã cơ bản chấm dứt.

Việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai là cơ sở nền tảng cho việc liên thông dữ liệu với các ngành khác, tiến tới Chính phủ điện tử. Hiện nay đã có 9 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai liên thông và chia sẻ cơ sở dữ liệu địa chính với cơ quan thuế để thực hiện việc xác định nghĩa vụ tài chính khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện thủ tục hành chính về đất đai.

Văn phòng đăng ký đất đai đã có điều kiện hơn về lực lượng chuyên môn, chủ động hơn trong việc điều phối nguồn nhân lực trong toàn hệ thống, đã quan tâm, chăm lo nhiều hơn cho việc xây dựng, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính của địa phương, nhất là việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; đồng thời tăng cường kiểm tra, chỉ đạo việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính ở các cấp huyện, xã để bảo đảm sự thống nhất của hồ sơ địa chính theo quy định.

Văn phòng Đăng ký đất đai hiện nay hoạt động khá tốt với cơ cấu tổ chức lên đến gần 200 cán bộ .Văn phòng Đăng ký đất đai đã thực hiện tốt hoạt động cung cấp dịch vụ công với doanh thu lên đến hàng tỷ đồng một năm .

1.3.2.3. Các hạn chế về tổ chức và hoạt động của VPĐKĐĐ

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích có được, do mới thành lập nên hoạt động của Văn phòng đăng ký cũng có những khó khăn như như kinh phí hoạt động của Văn

phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh, trụ sở hoạt động của chi nhánh; còn hạn chế về nhân lực, nhất là ở các Chi nhánh (thường mới chỉ đáp ứng từ 20 đến 30% so với nhu cầu); thiếu các trang thiết bị kỹ thuật, trụ sở làm việc chật hẹp; do đó, nhiều Văn phòng chưa đủ điều kiện để triển khai thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ được giao nên các đơn vị khác còn phải làm thay một phần công việc, dẫn đến sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ với Phòng Tài nguyên và Môi trường. Một số địa phương do nhận thức chưa đầy đủ, hoặc do cục bộ về lợi ích dẫn đến sự không thống nhất trong việc thẩm tra, trình ký giấy chứng nhận.

Rõ ràng, sau hơn bốn năm đi vào hoạt động, mô hình văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp đã thể hiện nhiều ưu điểm nổi trội, hoạt động đăng ký đất đai đã có sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất, đội ngũ cán bộ toàn hệ thống văn phòng và các chi nhánh được điều động, sử dụng linh hoạt giữa các địa bàn để hỗ trợ hoàn thành nhiệm vụ, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận được thực hiện ngày càng thuận lợi hơn với người dân…

Tuy nhiên, để mô hình này ngày càng hoạt động hiệu quả khi được triển khai trên phạm vi toàn quốc trong thời gian tới, các khó khăn, vướng mắc trên cần được khẩn trương tháo gỡ, tạo thêm nhiều thuận lợi cho người dân và các tổ chức sử dụng đất, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2016 2020 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)