Cơ cấu tổ chức Văn phòng đăng ký đất đaitỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2016 2020 (Trang 29)

Chương 1 .TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Các quy định về nội dung hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai

1.4.3. Cơ cấu tổ chức Văn phòng đăng ký đất đaitỉnh Thái Nguyên

a. Lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai

Văn phịng đăng ký đất đai có Giám đốc và khơng q 02 Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định.

b. Các tổ chức trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai * Phịng chun mơn nghiệp vụ

- Phịng Hành chính - Tổng hợp.

- Phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận. - Phịng Lưu trữ.

- Phịng Kỹ thuật địa chính.

Lãnh đạo các phịng chun mơn có: Trưởng phịng và các Phó Trưởng phịng, việc bổ nhiệm Trưởng phịng và các Phó Trưởng phịng các phịng chun mơn do Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên quyết định sau khi có ý kiến

của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và tuân thủ các quy định của pháp luật và của Tỉnh về công tác cán bộ.

* Các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là đơn vị hạch tốn phụ thuộc; có con dấu riêng và được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật.

Lãnh đạo Chi nhánh VPĐK đất đai có Giám đốc, khơng q 02 Phó Giám đốc và các bộ phận chuyên môn.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phịng, Phó Trưởng phịng của Văn phòng đăng ký đất đai và Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định.

Các bộ phận trực thuộc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai gồm có: bộ phận Hành chính -Tổng hợp; bộ phận Đăng ký và cấp giấy chứng nhận; bộ phận Kỹ thuật; bộ phận Lưu trữ.

Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên có 9 Chi nhánh với tên gọi như sau: - Chi nhánh VPĐK đất đai Thành Phố Thái Nguyên

- Chi nhánh VPĐK đất đai Thành Phố Sông Công - Chi nhánh VPĐK đất đai Thị Xã Phổ Yên - Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Phú Bình - Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Phú Lương - Chi nhánh VPĐK đất đai Định Hóa

- Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Võ Nhai - Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Đại Từ - Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Đồng Hỷ * Biên chế, số lượng người làm việc

Số lượng người làm việc của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên phải đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thực tế.

Giám đốc VPĐKĐĐ

Số lượng người làm việc của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên được Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ hàng năm theo Đề án vị trí việc làm được phê duyệt trong tổng số lượng người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Số lượng người làm việc của Văn phòng đăng ký đất đai Tỉnh Thái Nguyên được kế thừa của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất 9 huyện, Thị xã, Thành phố.

Mơ hình hoạt động của Văn phịng đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên như sau:

Hình 1.1. Mơ hình hoạt động của Văn phịng đăng ký đất đai tỉnh Thái Nguyên 1.4.4. Cơ chế hoạt động

* Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập.

* Nguồn kinh phí của Văn phịng đăng ký đất đai - Kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo, gồm:

+ Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp) theo quy định hiện hành;

+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

Các Phó Giám đốc VPĐKĐĐ Các chi nhánh VPĐKĐĐ Phòng kỹ thuật bản đồ Phòng đăng ký và cấp GCN Phịng Hành chính – Tổng hợp Phịng Thơng tin - Lưu trữ

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Kinh phí khác.

- Nguồn thu sự nghiệp, gồm:

+ Phần tiền thu phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước;

+ Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị;

+ Thu khác (nếu có). * Nội dung chi, gồm:

− Chi thường xuyên, gồm: chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho cơng tác thu phí, lệ phí của đơn vị, gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí cơng đồn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phịng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ chun mơn; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định;

− Chi hoạt động dịch vụ, gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí cơng đồn theo quy định hiện hành; ngun, nhiên, vật liệu; khấu hao tài sản cố định; sửa chữa tài sản cố định; chi các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; các khoản chi khác (nếu có);

− Chi khơng thường xun, gồm:

+ Chi thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. Đối với nhiệm vụ có định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá được cấp có thẩm quyền ban hành thực hiện theo đơn giá đã được quy định và khối lượng thực tế thực hiện. Đối với nhiệm vụ chưa có định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá dự tốn, thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Chi khác.

1.4.5. Cơ chế phối hợp

* Việc phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo các nguyên tắc sau:

- Bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai, minh bạch; - Xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nội dung, thời hạn, cách thức thực hiện; chế độ thông tin, báo cáo;

- Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức hoạt động của từng cơ quan, đơn vị.

* Cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan thực hiện theo Quy chế phối hợp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đảm bảo nguyên tắc theo quy định tại khoản 1 Điều này và hướng dẫn của liên Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Mơi trường quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất khi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

− Đề tài nghiên cứu các nội dung hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng đất đai thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

− Đối tượng nghiên cứu cụ thể là:

+ Người sử dụng đất, đây là nhóm trực tiếp chịu tác động của việc cải cách TTHC trong quản lý đất đai với mơ hình CNVPĐK đất đai thị xã Phổ Yên

+ Cán bộ trực tiếp quản lý, điều hành công việc tại CNVPĐK đất đai thị xã Phổ Yên.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi không gian

Đề tài được tiến hành nghiên cứu đánh giá hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai trên địa bàn Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

* Phạm vi thời gian

Đề tài được thực hiện dựa trên các nguồn số liệu về kết quả hoạt động của thị xã Phổ Yên nằm trong giai đoạn từ 01/4/2016 đến 31/12/2020. Số liệu điều tra thực tế được tiến hành từ 01/4/2016 đến 31/12/2020.

2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 6/2020 đến 6/2021

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

- Đề tài được triển khai trên địa bàn thị xã Phổ Yên

- Đề tài được hoàn thiện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý sử dụng đất đai thị xã Phổ Yên đất đai thị xã Phổ Yên

2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên - Điều kiện kinh tế - xã hội

2.3.1.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn Thị xã Phổ Yên

- Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn Thị xã Phổ Yên - Tình hình sử dụng đất trên địa bàn Thị xã Phổ Yên

2.3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016-2020 Thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016-2020

- Tổ chức bộ máy của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên

- Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên

- Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên - Tình hình hoạt động và cơ chế hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên

- Đánh giá kết quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên

2.3.3. Đánh giá hiệu quả của công tác đăng ký đất đai qua ý kiến của người dân và cán bộ chuyên môn và cán bộ chuyên môn

Tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ quản lý và người dân về hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên

2.3.4. Đánh giá những mặt hạn chế tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thị xã Phổ Yên hoạt động Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thị xã Phổ Yên hoạt động Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thị xã Phổ Yên

− Những điểm hạn chế tồn tại

− Nguyên nhân

− Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập xử lý số liệu, tài liệu thứ cấp

− Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đời sống văn hóa, giáo dục, y tế, tình hình quản lý và sử dụng đất từ năm 2016 đến năm 2020 được thu thập tại phịng Tài chính - kế hoạch, phòng Thống kê, phịng Tài ngun và Mơi trường thị xã Phổ Yên.

− Tại Chi nhánh VPĐK đất đai thị xã Phổ Yên: thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của chi nhánh VPĐKĐĐ; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm từ năm 2016 đến năm 2020.

2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp

* Chọn đối tượng điều tra:

+ Cán bộ làm việc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên; Cán bộ Phịng Tài ngun và Mơi trường thị xã Phổ yên; Cán bộ Chi cục Thuế thị xã Phổ Yên; Cán bộ các cơ quan, đơn vị có liên quan và cán bộ địa chính các xã. Tổng số phiếu điều tra cán bộ là 58 phiếu. Trong đó: cán bộ địa chính các phường, xã: 18 phiếu; cán bộ Chi cục Thuế thị xã Phổ Yên: 04 phiếu; cán bộ Phịng Tài ngun và Mơi trường thị xã Phổ Yên: 08 phiếu; cán bộ các cơ quan, đơn vị có liên quan: 06 phiếu; viên chức hiện đang làm việc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên: 22 phiếu.

+ Hộ gia đình, cá nhân tham gia giao dịch tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên trong năm 2020. Số lượng phiếu điều tra là 90 phiếu.

* Phương pháp điều tra:

Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ am hiểu về lĩnh vực đất đai; điều tra phỏng vấn các đối tượng sử dụng đất theo mẫu phiếu soạn sẵn, tập trung vào các nội dung sau:

− Đối với cán bộ: Nội dung thông tin được thu thập bằng một mẫu phiếu, trong phiếu có các câu hỏi bao gồm: Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của Chi nhánh VPĐK đất đai có đáp ứng được nhu cầu cơng việc hay khơng? Lượng cơng việc nhiều hay ít? Thời gian và quy trình giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính có đảm bảo khơng? Việc thực hiện các nhiệm vụ của Chi nhánh VPĐKĐĐ như nào? Kết quả hoạt động ra sao?

− Đối với các hộ gia đình, cá nhân: Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng câu hỏi bao gồm: Nhận xét về nội dung, hình thức cơng khai các thủ tục hành chính, trang thiết bị phục vụ người dân ở khu vực chờ giải quyết TTHC, thời gian và quy trình giải quyết TTHC, thái độ của cán bộ, viên chức khi hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết TTHC.... Thông qua đó có thể nhận định được về mức độ hài lòng của người dân đối với các hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên.

2.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu

Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện đăng ký đất đai, cấp GCN lần đầu, cấp đổi, cấp lại GCN quyền sử dụng đất, đăng ký biến động quyền sử dụng đất, đăng ký thế chấp, xóa thế chấp, lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vĩ mơ và vi mơ trong phân tích, mơ tả, và đánh giá quy trình, hiệu quả của các công tác trên. Sử dụng phần mềm Excel để thống kê, so sánh.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý sử dụng đất đai thị xã Phổ Yên dụng đất đai thị xã Phổ Yên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phổ Yên là thị xã thuộc vùng bán sơn địa. Trung tâm thị xã cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách thủ đơ Hà Nội 55 km về phía Bắc. Là một trong

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2016 2020 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)