Cơ chế phối hợp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2016 2020 (Trang 33)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.4.5. Cơ chế phối hợp

* Việc phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo các nguyên tắc sau:

- Bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai, minh bạch; - Xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nội dung, thời hạn, cách thức thực hiện; chế độ thông tin, báo cáo;

- Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức hoạt động của từng cơ quan, đơn vị.

* Cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan thực hiện theo Quy chế phối hợp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đảm bảo nguyên tắc theo quy định tại khoản 1 Điều này và hướng dẫn của liên Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất khi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

− Đề tài nghiên cứu các nội dung hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng đất đai thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

− Đối tượng nghiên cứu cụ thể là:

+ Người sử dụng đất, đây là nhóm trực tiếp chịu tác động của việc cải cách TTHC trong quản lý đất đai với mô hình CNVPĐK đất đai thị xã Phổ Yên

+ Cán bộ trực tiếp quản lý, điều hành công việc tại CNVPĐK đất đai thị xã Phổ Yên.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

* Phạm vi không gian

Đề tài được tiến hành nghiên cứu đánh giá hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai trên địa bàn Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

* Phạm vi thời gian

Đề tài được thực hiện dựa trên các nguồn số liệu về kết quả hoạt động của thị xã Phổ Yên nằm trong giai đoạn từ 01/4/2016 đến 31/12/2020. Số liệu điều tra thực tế được tiến hành từ 01/4/2016 đến 31/12/2020.

2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Thi gian nghiên cu

Đề tài được thực hiện từ tháng 6/2020 đến 6/2021

2.2.2. Địa đim nghiên cu

- Đề tài được triển khai trên địa bàn thị xã Phổ Yên

- Đề tài được hoàn thiện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Khái quát điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi và tình hình qun lý s dng đất đai th xã Ph Yên đất đai th xã Ph Yên

2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên - Điều kiện kinh tế - xã hội

2.3.1.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn Thị xã Phổ Yên

- Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn Thị xã Phổ Yên - Tình hình sử dụng đất trên địa bàn Thị xã Phổ Yên

2.3.2. Đánh giá thc trng hot động ca Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Th xã Ph Yên giai đon 2016-2020 Th xã Ph Yên giai đon 2016-2020

- Tổ chức bộ máy của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên

- Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên

- Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên - Tình hình hoạt động và cơ chế hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên

- Đánh giá kết quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên

2.3.3. Đánh giá hiu qu ca công tác đăng ký đất đai qua ý kiến ca người dân và cán b chuyên môn và cán b chuyên môn

Tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ quản lý và người dân về hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên

2.3.4. Đánh giá nhng mt hn chế tn ti và đề xut gii pháp nâng cao hiu qu hot động Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Th xã Ph Yên

−Những điểm hạn chế tồn tại

−Nguyên nhân

−Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điu tra, thu thp x lý s liu, tài liu th cp

− Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đời sống văn hóa, giáo dục, y tế, tình hình quản lý và sử dụng đất từ năm 2016 đến năm 2020 được thu thập tại phòng Tài chính - kế hoạch, phòng Thống kê, phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phổ Yên.

−Tại Chi nhánh VPĐK đất đai thị xã Phổ Yên: thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của chi nhánh VPĐKĐĐ; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm từ năm 2016 đến năm 2020.

2.4.2. Phương pháp điu tra, thu thp s liu, tài liu sơ cp

* Chọn đối tượng điều tra:

+ Cán bộ làm việc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên; Cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phổ yên; Cán bộ Chi cục Thuế thị xã Phổ Yên; Cán bộ các cơ quan, đơn vị có liên quan và cán bộ địa chính các xã. Tổng số phiếu điều tra cán bộ là 58 phiếu. Trong đó: cán bộ địa chính các phường, xã: 18 phiếu; cán bộ Chi cục Thuế thị xã Phổ Yên: 04 phiếu; cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phổ Yên: 08 phiếu; cán bộ các cơ quan, đơn vị có liên quan: 06 phiếu; viên chức hiện đang làm việc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên: 22 phiếu.

+ Hộ gia đình, cá nhân tham gia giao dịch tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên trong năm 2020. Số lượng phiếu điều tra là 90 phiếu.

* Phương pháp điều tra:

Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ am hiểu về lĩnh vực đất đai; điều tra phỏng vấn các đối tượng sử dụng đất theo mẫu phiếu soạn sẵn, tập trung vào các nội dung sau:

− Đối với cán bộ: Nội dung thông tin được thu thập bằng một mẫu phiếu, trong phiếu có các câu hỏi bao gồm: Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của Chi nhánh VPĐK đất đai có đáp ứng được nhu cầu công việc hay không? Lượng công việc nhiều hay ít? Thời gian và quy trình giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính có đảm bảo không? Việc thực hiện các nhiệm vụ của Chi nhánh VPĐKĐĐ như nào? Kết quả hoạt động ra sao?

− Đối với các hộ gia đình, cá nhân: Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng câu hỏi bao gồm: Nhận xét về nội dung, hình thức công khai các thủ tục hành chính, trang thiết bị phục vụ người dân ở khu vực chờ giải quyết TTHC, thời gian và quy trình giải quyết TTHC, thái độ của cán bộ, viên chức khi hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết TTHC.... Thông qua đó có thể nhận định được về mức độ hài lòng của người dân đối với các hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên.

2.4.3. Phương pháp phân tích, tng hp, x lý s liu

Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện đăng ký đất đai, cấp GCN lần đầu, cấp đổi, cấp lại GCN quyền sử dụng đất, đăng ký biến động quyền sử dụng đất, đăng ký thế chấp, xóa thế chấp, lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vĩ mô và vi mô trong phân tích, mô tả, và đánh giá quy trình, hiệu quả của các công tác trên. Sử dụng phần mềm Excel để thống kê, so sánh.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý sử

dụng đất đai thị xã Phổ Yên

3.1.1. Điu kin t nhiên, tài nguyên thiên nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phổ Yên là thị xã thuộc vùng bán sơn địa. Trung tâm thị xã cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 55 km về phía Bắc. Là một trong những cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Đông Bắc.

Địa giới hành chính của thị xã được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công; - Phía Nam giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang;

- Phía Đông giáp huyện Phú Bình;

- Phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc.

Thị xã Phổ Yên có hệ thống giao thông gồm đường bộ, đường sắt, đường sông, kết nối khá thuận lợi với các trung tâm kinh tế lớn trong vùng, đồng thời là vị trí cửa ngõ trung chuyển hàng hóa giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc. (Phòng Thống kê Thị xã Phổ Yên, 2020, Báo cáo thống kê Thị xã Phổ Yên, 2020).

3.1.1.2. Địa hình

Thị xã Phổ Yên thuộc vùng bán sơn địa của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi và đồng bằng. Địa hình của thị xã thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt:

Vùng phía Đông gồm 10 xã và 3 phường có độ cao trung bình 8-15m, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng.

Vùng phía Tây gồm 4 xã và 1 phường, là vùng núi của thị xã địa hình đồi núi là chính. Độ cao trung bình ở vùng này cao 200-300m.

Nhìn chung, địa hình của thị xã Phổ Yên cũng giống như các huyện khác thuộc vùng đồi gò và vùng trung tâm của Thái Nguyên có đặc điểm địa hình bằng phẳng xen lẫn địa hình gò đồi tạo thành hai nhóm cảnh quan. (Phòng Thống kê Thị xã Phổ Yên ,2020, Báo cáo thống kê Thị xã Phổ Yên, 2020).

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Theo phân vùng khí hậu thì Phổ Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng miền núi phía Bắc. Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn thị xã cho thấy các đặc điểm khí hậu thể hiện như sau:

Nhiệt độ trung bình năm là: 23,50C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 36,80C vào tháng 6, tháng thấp nhất là 8,80C vào tháng 12.

Lượng mưa trung bình năm là 1.321 mm. Lượng mưa năm cao nhất là 1.780 mm tập trung vào tháng 6,7,8, lượng mưa năm thấp nhất là 912 mm tập trung chủ yếu vào tháng 12 và tháng 1.

−Độ ẩm không khí trung bình năm 81,9% cao nhất là 85%, tháng 12 có độ ẩm thấp nhất là 77%.

−Chế độ gió: có 2 loại gió chính là Gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam. Tóm lại: Thời tiết và khí hậu có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn, độ ẩm không khí quá cao,

lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện phát triển nông nghiệp. (Phòng Thống kê Thị xã Phổ Yên, 2020, Báo cáo thống kê Thị xã Phổ Yên, 2020).

3.1.1.4. Thủy văn

Phổ Yên có 2 con sông chính chảy qua:

Sông Cầu: Là con sông nằm trong hệ thống sông Thái Bình, lưu vực 3.480 km2, bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn), chảy qua các huyện Bạch Thông, Chợ Mới (tỉnh Bắc Cạn), Phú Lương, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Phú Bình về Phổ Yên. Trên địa bàn Phổ Yên, sông Cầu chảy theo hướng Bắc - Đông Nam, lưu lượng nước mùa mưa lên tới 3.500m3/giây.

Sông Công: Xa còn gọi là sông Giã (Giã Giang), sông Mão, có lưu vực 951km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hoá), chảy qua huyện Đại Từ, thành phố Sông Công về Phổ Yên. Sông Công chảy qua địa bàn thị xã Phổ Yên khoảng 25 km, nhập vào sông Cầu ở thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên. Năm 1975, 1976, hồ Núi Cốc được xây dựng tạo ra nguồn dự trữ nước và điều hoà dòng chảy của sông. Cảng Đa Phúc trên sông Công là cảng sông lớn nhất tỉnh Thái Nguyên.

Do phía Tây Phổ Yên có dãy núi Tam Đảo đón gió Đông Nam, nên lượng mưa ở lưu vực sông Công rất lớn. So với lũ sông Cầu, lũ sông Công lớn và đột ngột hơn, thường xẩy ra vào mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10), lên nhanh, xuống nhanh và biến động lớn, biên độ lũ từ 5 mét đến 7 mét. Đặc biệt, ở các xã ở ven dãy núi Tam Đảo (Phúc Thuận, Thành Công, Vạn Phái) thường xẩy ra những trận mưa lớn, trong phạm vi hẹp, gây lũ quét (ngày 21/10/1969, ở suối Quân Cay, xã Phúc Thuận, lượng mưa 1 giờ trong phạm vi trong 200km2 tại đây lên tới 325mm, tạo nên lũ quét, nước chảy như thác đổ làm chết 26 người). Đoạn hạ lưu sông Công (từ xã Nam Tiến xuống thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành) có 15 km đê ở 2 bên sông.

Vùng phía Nam thị xã Phổ Yên (gồm các xã: Thuận Thành, Trung Thành, Tân Phú, Đông Cao, Tiên Phong, Nam Tiến, Tân Hương) nằm kẹp giữa vùng đê sông Công và sông Cầu nên khi mưa lớn, hoặc khi nước sông Cầu dâng cao, thường bị úng, lụt.

Hồ Suối Lạnh: Nằm trên địa bàn xã Thành Công, là hồ nhân tạo lớn nhất thị xã Phổ Yên. (Phòng Thống kê Thị xã Phổ Yên ,2020, Báo cáo thống kê Thị xã Phổ Yên , 2020).

3.1.1.5. Tài nguyên đất

−Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000, thị xã Phổ Yên có 10 loại đất chính. Trong đó có các loại đất phù sa, bạc màu, dốc tụ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc thấp, tầng đất dày > 100 cm, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng loại đất này chỉ chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn thị xã. Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ có diện tích chiếm 61,6% diện tích toàn thị xã, hầu hết có độ dốc > 250. (Phòng Thống kê Thị xã Phổ Yên, 2020, Báo cáo thống kê Thị xã Phổ Yên, 2020).

3.1.1.6. Tài nguyên rừng

Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2020, diện tích rừng của thị xã là 6.576,5ha (chiếm 25,5% diện tích tự nhiên), trong đó rừng sản xuất là 4.276,50ha, rừng phòng hộ là 2.300,00 ha. Tập đoàn cây rừng chủ yếu là bạch đàn, mỡ, bồ đề, keo, tre, mai... (tập đoàn cây nhóm 4 - 6). Lượng tăng trưởng đạt 5,5 - 6,5 m3 /ha/năm. Diện tích rừng trồng mới thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo loại rừng tại thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016-2020

STT Năm Tổng diện tích (ha) Chia ra Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng 1 2016 247,95 220,4 27,55 0 2 2017 202,53 163,49 39,04 0 3 2018 180,46 150,29 30,17 0 4 2019 150,72 122,77 27,95 0 5 2020 364,7 334,6 30,10 0

(Nguồn: Phòng Kinh Tế thị xã Phổ Yên, 2020)

Diện tích rừng trồng mới năm 2020 đạt 364,7ha, đạt 293,3% kế hoạch thị xã giao và đạt 189,9% kế hoạch tỉnh giao . Trong đó thực hiện trồng rừng sản xuất theo dự án đạt 120ha; Rừng tự trồng (người dân và công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên) là 244,7ha. Phổ Yên là thị xã chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng đồng bằng nên diện

tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây của thị xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2016 2020 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)