Cơ cấu cho vay trung và dài hạn theo đối tượng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng vietcombank chi nhánh thành công (Trang 61 - 62)

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu cho vay trung-dài hạn theo đối tượng doanh nghiệp tại Vietcombank Thành Công năm 2013

Doanh nghiệp nhà nước Công ty cổ phần

Công ty TNHH Doanh nghiệp FDI

Qua biểu đồ cơ cấu ta có thể thấy dư nợ cho vay trung và dài hạn cuối năm 2013 của chi nhánh là không đồng đều.Tỷ trọng các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng rất cao, chiếm đến 60,03% tương ứng 1165,57 tỷ đồng. Nguyên nhân là do ngân hàng TMCP Vietcombank vốn có quan hệ hợp tác với nhiều Tập đoàn và Tổng Công ty nhà nước. Đây cũng là các khách hàng thường xuyên và được khuyến khích của ngân hàng. Chi nhánh Thành Công thực hiện trách nhiệm của một chi nhánh cấp 1 cũng hướng tới các doanh nghiệp là các Tập đoàn, Tổng công ty lớn như một thị trường an toàn, có thể kể đến là: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Tổng Công ty Sông Đà và các đơn vị thành viên; Tổng công ty Dầu khí PEVP; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT; Tập đoàn Điện lực EVN; Tổng công ty xây dựng Vinaconex và các đơn vị thành viên… Tuy nhiên, rủi ro cũng có thể xảy ra đối với thành phần kinh tế quốc doanh (điển hình là vụ việc của Tập đoàn Vinashin thời gian qua). Bên cạnh đó, chi nhánh còn phải đảm nhận vai trò thực thi các chính sách, chỉ đạo từ NHNN và chính phủ cho mục tiêu ổn định nền kinh tế. Đôi khi những chỉ thị này không gắn liền với lợi ích của chi nhánh.

Tỷ trọng với công ty cổ phần và công ty TNHH lần lượt là 18% và 14,77%. Thực tế cho thấy đầu tư trung và dài hạn vào khu vực ngoài quốc doanh, ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn, ngay cả trong trường hợp có tài sản thế chấp thì ngân hàng cũng rất khó khăn trong việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn. Giá của tài sản thế chấp luôn biến động, có thể lúc đánh giá là cao nhưng khi phát mại thì giá của tài sản lại ở

10.15% 10.56%

19.11% 60.18%

mức thấp. Hơn nữa, công ty ngoài quốc doanh (trừ một số công ty liên doanh nước ngoài) thường có quy mô nhỏ và vừa, công nghệ lạc hậu, trình độ tổ chức, trình độ của đội ngũ nhân viên còn hạn chế, rủi ro xảy ra đối với thành phần kinh tế này rất cao.

Thấp nhất trong cơ cấu dư nợ cho vay trung và dài hạn là doanh nghiệp FDI, chỉ chiếm 7,2% dư nợ, tương ứng 139,8 tỷ đồng. Chi nhánh tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, sản xuất linh kiện phụ tùng. Có thể thấy rằng chi nhánh vẫn chưa chú trọng đến khu vực doanh nghiệp FDI. Nguyên nhân chủ yếu là trong giai đoạn 2011-2013, nhiều doanh nghiệp FDI liên tục kêu lỗ, hiện tượng chuyển giá xuất hiện ở nhiều doanh nghiệp lớn như: Coca-cola, Adidas, Metro,… khiến nhiều ngân hàng dè chừng và e ngại. Từ những thực trạng trên, chi nhánh thường ngại cho vay nhóm doanh nghiệp này và thường đưa ra các điều kiện khắt khe khi cho vay vì khó đảm bảo khoản vay dù có TSĐB. Hơn nữa, khi đứng trước những dự án lớn, đặc biệt là các dự án áp dụng công nghệ hiện đại thì việc thẩm định của chi nhánh gặp không ít khó khăn bởi hạn chế về kiến thức cũng như hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực chuyên biệt. Do vậy, hầu hết các dự án lớn của khu vực doanh nghiệp FDI đều được đưa lên hội sở quyết định và quản lý.

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng vietcombank chi nhánh thành công (Trang 61 - 62)