Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng vietcombank chi nhánh thành công (Trang 46 - 50)

Hoạt động huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng của NHTM, huy động vốn càng nhiều thì ngân hàng càng có khả năng mạnh trong hoạt động cho vay, nhất là thực hiện chức năng tạo tiền. Đặc biệt việc thu hút được nguồn vốn đầu vào với lãi suất thấp sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong các hoạt động sử dụng vốn cho vay, làm tăng thêm lợi nhuận của ngân hàng, đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng. Nhận thức rõ vai trò quan trọng đó ngân hàng đã rất chú trọng, và dùng nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyển quảng bá hình ảnh của ngân hàng, áp dụng nhiều mức lãi suất hấp dẫn, cam kết trả đúng hạn... để có thể huy động được một cách tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi. Chỉ tiêu hoạt động huy động vốn của Vietcombank Thành Công được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietcombank chi nhánh Thành Công

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn VHĐ 5326 100 6703 100 7795,58 100 1. Theo TP kinh tế Tiền gửi TCKT 1891,80 35,52 2579,31 38,48 3370,80 43,24 Tiền gửi dân cư 2664,60 50,03 3574,04 53,32 3816,72 48,96 Vốn huy động khác 769,60 14,45 549,65 8,20 608,06 7,8

2. Theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 1290,49 24,23 1441,15 21,50 2003,46 25,70

Ngắn hạn 2472,86 46,43 3299,89 49,23 3223,48 41,35

7795.58 6703

5326

3. Theo loại tiền

Tiền VNĐ 4259,73 79,98 5534 82,56 6696,40 85,90

Ngoại tệ quy đổi 1066,27 20,02 1169 17,44 1099,18 14,10

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank Thành Công)

Biểu đồ 2.1 Tình hình tăng trưởng nguồn vốn Vietcombank Thành Công giai đoạn 2011-2013 9000 8000 7000 6000 5000 4000 3000 2011 2012 2013 Đơn vị: Tỷ đồng

Qua biểu đồ 2.1 cho thấy tình hình huy động vốn của Vietcombank Thành Công giai đoạn 2011-2013 tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước và luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch được đề ra. Cụ thể: Thời điểm cuối năm 2011, mức vốn huy động của Vietcombank Thành Công đạt được là 5326 tỷ đồng. Đến 31/12/2012, huy động vốn từ nền kinh tế của Vietcombank Thành Công đạt 6703 tỷ đồng, tăng 25,9% so với cuối năm 2011. Mặc dù trong giai đoạn 2011-2012, nền kinh tế đang còn chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, nhưng chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng về nguồn huy động vốn. Chi nhánh có những chiến lược phát triển hợp lý bằng việc đưa ra những chiến lược quảng cáo, theo sát biến động thị trường, làm tốt công tác dịch vụ, đảm bảo uy tín cũng như chất lượng mà chi nhánh đã xây dựng trong suốt thời gian qua. Tiếp tục đà tăng trưởng đó, trong năm 2013 chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh việc thu hút tiền gửi từ nền kinh tế. Vietcombank Thành Công trong năm 2012- 2013 đã áp dụng mức lãi suất hấp dẫn với lãi suất thực là dương so với lạm phát, từ đó tạo tâm lý an toàn trong việc gửi tiền tiết kiệm của khách hàng. Vì vậy, dù cho nền kinh tế có ảnh hưởng của khủng hoảng, nhưng đến thời điểm cuối năm 2013, Vietcombank Thành Công vẫn đạt được 7795,58 tỷ đồng, tương ứng tăng 16,30% so với năm 2012. Trong đó:

Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế: Giai đoạn 2011 - 2013, huy động vốn từ

dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao so với huy động từ tổ chức kinh tế và các nguồn huy động khác. Thể hiện sự nhìn nhận đánh giá cao của xã hội đối với ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng. Năm 2012, nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 3574,04 tỷ đồng, chiếm 53,32% tổng vốn huy động. Đến 31/12/2013, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 242,68 tỷ đồng, tương ứng tăng 6,8% so với cuối năm 2012. Đây là nguồn vốn với chi phí huy động vốn thấp, lượng tiền gửi ổn định. Có được điều này là bởi Vietcombank Thành Công thuộc ngân hàng quốc doanh, có nhiều uy tín. Thêm vào đó, nhờ có nhiều điểm bán lẻ (POS) và nhiều điểm ATM trên địa bàn đã tạo điều kiện thuận lợi để thu hút tiền gửi thanh toán cá nhân. Điều này ít nhiều giảm được áp lực cạnh tranh huy động tiền gửi bằng lãi suất với các ngân hàng khác trong giai đoạn căng thẳng như hiện nay. Tiếp theo sau là nguồn vốn của các tổ chức kinh tế. Năm 2012, lượng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 2579,31 tỷ động, chiếm 38,48%. So với cuối năm 2011, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng 687,51 tỷ đồng, tương ứng tăng 36,34%. Điều đó thể hiện sự uy tín của chi nhánh và trở thành địa chỉ tin cậy của các tổ chức. Đến cuối năm 2013, nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, tăng 791,49 tỷ đồng, tương ứng tăng 30,69% so với năm 2012. Vốn huy động từ các nguồn khác như phát hành giấy tờ có giá (trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu,...) cũng góp phần vào sự tăng trưởng chung của tổng nguồn vốn huy động. Nhìn chung, nguồn vốn huy động từ các nguồn khác chiếm tỷ lệ nhỏ, không ổn định và đang giảm dần qua các năm. Năm 2012, lượng vốn huy động từ hình thức này đạt 549,65 tỷ đồng so với năm 2011 giảm 219,95 tỷ đồng. Có sự giảm mạnh như vậy là bởi trong năm 2012 nền kinh tế gặp nhiều khủng hoảng, chi nhánh đã gặp nhiều khó khăn trong việc phát hành giấy tờ có giá để tăng vốn huy động. Đến năm 2013, nền kinh tế dần phục hồi nên vốn huy động từ hình thức này đã tăng nhẹ 58,41 tỷ đồng. Nhưng tỷ trọng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ là 7,8% so với các nguồn huy động khác trong thành phần kinh tế.

Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn: Là cơ cấu khá quan trọng mà chi nhánh cần đặc biệt

quan tâm khi muốn đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng cho vay trung- dài hạn đối với doanh nghiệp.

+ Huy động vốn ngắn hạn: Đây là nguồn vốn được đánh giá không ổn định, chi phí huy

động thường thấp. Qua bảng trên ta có thể thấy, nguồn vốn huy động chủ yếu là từ việc huy động vốn ngắn hạn. Trong năm 2011, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn chiếm đến 46,43%. Tiếp tục tăng trong năm 2012, nguồn vốn ngắn hạn mà chi nhánh huy động được là 3299,89 tỷ đồng (tương ứng tăng 49,23 %). Trong năm 2013, chi nhánh có sự thay đổi lớn về cơ cấu huy động vốn. Sự thay đổi này là do đường lối

chính sách của Vietcombank cũng như sự chỉ đạo của NHNN. Cụ thể là giảm nguồn huy động vốn ngắn hạn và tăng tỷ trọng nguồn vốn trung – dài hạn.

+ Huy động vốn trung- dài hạn: Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng vốn huy động

trung- dài hạn đối với nền sự phát triền kinh tế, nhu cầu về nguồn vốn trung

- dài hạn của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Vì vậy, cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn được chi nhánh thay đổi theo hướng tích cực ngày càng đồng đều hơn, nguồn vốn ngắn hạn giảm và tỷ trọng nguồn vốn trung - dài hạn được tăng lện. Cụ thể: Nguồn vốn huy động ngắn hạn năm 2012 giảm từ 49,23% xuống còn 41,35% so với năm 2013. Có được điều này là do Vietcombank Thành Công đã nỗ lực chủ động tiếp cận nguồn vốn trung- dài hạn bằng nhiều cách khác nhau: Đẩy mạnh công tác marketing, tiếp xúc tạo mối quan hệ các tổ chức, các nguồn vốn ổn định nhàn rỗi trên khắp địa bàn thành phố... Tuy sự gia tăng về vốn huy động trung và dài hạn còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng qua đó thấy được lối đi đúng đắn cũng như sự cố gắng của chi nhánh trong việc góp phần đẩy mạnh phát triển bền vững nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường.

Nguồn vốn huy động theo loại tiền: Cơ cấu huy động vốn theo lại tiền của

Vietcombank Thành Công chủ yếu là huy động từ tiền gửi VNĐ. Trong giai đoạn 2011- 2013, lượng vốn huy động từ VNĐ ngày càng tăng cao và giảm lượng huy động vốn từ ngoại tệ. Cụ thể: Năm 2011, huy động từ VNĐ của chi nhánh đạt 4259,73 tương đương với tỷ lệ 79,98%. Sau đó tỷ lệ tiếp tục tăng dần qua các năm 2012, 2013 tương ứng lần lượt là 82,56% và 85,90%. Việc gia tăng vốn huy động VNĐ cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ cơ cấu huy động bằng đồng ngoại tệ bị giảm xuống. Năm 2010, tỷ lệ vốn huy động từ ngoại tệ là 20,02% đến năm 2013 chỉ còn lại 14,10% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do lãi suất tiền gửi đối với các khoản ngoại tệ còn rất thấp, thấp hơn lãi suất tiền gửi bằng VNĐ. Do vậy, chủ yếu nguồn tiền gửi của khách hàng là bằng VNĐ. Thứ hai, do lượng tiền ngoại tệ trên thị trường khan hiếm. Cuối cùng, do hiện tượng Dollar hóa tiền Việt Nam giai đoạn 2009-2010 khiến cho NHNN phải đưa ra các chính sách nhằm hạn chế giao dịch buôn bán sử dụng đồng ngoại tệ, ổn định nền kinh tế và đảm bảo an toàn cho các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng vietcombank chi nhánh thành công (Trang 46 - 50)