Đánh giá hoạt động cho vay trung-dài hạn đối với doanh nghiệp của chi nhánh

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng vietcombank chi nhánh thành công (Trang 79 - 85)

nhánh Vietcombank Thành công

2.5.1. Những kết quả đã đạt được trong hoạt động cho vay trung –dài hạn đối với doanh nghiệp

Trong những năm vừa qua,Vietcombank Thành Công có được sự phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển toàn diện của ngân hàng, cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp cũng đã đạt được những bước tiến mới góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội nói riêng và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước nói chung. Một số kết quả đạt được trong hoạt động cho vay trung- dài hạn đối với cả doanh nghiệp và cả Vietcombank Thành Công là:

Đối với doanh nghiệp

Nguồn vốn trung-dài hạn của chi nhánh đã đem lại những hiệu quả đầu tư quan trọng cho doanh nghiệp, cung cấp vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh, giúp các doanh nghiệp đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc công nghệ, mở rộng SXKD. Thể hiện ở một số mặt sau:

−Nguồn vốn trung- dài hạn đã kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã bổ sung được nguồn vốn thiếu hụt cho hoạt động SXKD, nhằm đầu tư tài sản cố định như mua máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Là nguồn vốn quan trọng giúp một số doanh nghiệp vượt qua khỏi nguy cơ phá sản, giải thể, ổn định và nâng cao được trình độ công nghệ.

−Thông qua dịch vụ tư vấn, thẩm định DAĐT từ chi nhánh Vietcombank Thành Công, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đã xây dựng được phương án SXKD tối ưu, kịp thời điều chỉnh phù hợp với môi trường kinh doanh mới. Trình độ quản lý của các chủ

doanh nghiệp được cải thiện, các báo cáo tài chính và xây dựng DAĐT của doanh nghiệp cũng được nâng cao. Cơ cấu vốn được sử dụng hợp lý và hiệu quả, tối đa hóa được lợi nhuận của doanh nghiệp, tránh việc lãng phí và sử dụng vốn sai mục đích. Nâng cao được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

−Nguồn vốn trung-dài hạn của chi nhánh đã tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp hoạt động SXKD có hiệu quả, có lợi nhuận để thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi, nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước. Từ đó, tạo việc làm cho nhiều lao động, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn và giảm được tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế các tệ nạn xã hội.

Đối với chi nhánh

−Huy động vốn trung-dài hạn và dư nợ cho vay trung-dài hạn đối với các doanh nghiệp tại chi nhánh ngày càng tăng. Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, huy động vốn trung- dài hạn đã tăng 1005,99 tỷ đồng, dư nợ cho vay trung-dài hạn đối với doanh nghiệp tăng 834,8 tỷ đồng. Với phương châm đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu, chi nhánh đã hướng tới những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, các DAĐT khả thi có khả năng sinh lời cao, tránh đầu tư tràn lan không hiệu quả. Ngày càng nâng cao được chất lượng cho vay trung- dài hạn đối với doanh nghiệp.

−Thu nhập từ hoạt động cho vay trung- dài hạn đối với các doanh nghiệp của chi nhánh tăng dần theo các năm và đóng góp một phần không nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng Vietcombank Việt Nam. Năm 2011 tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay trung- dài hạn đối với doanh nghiệp là 15,60 tỷ đồng; đến năm 2012 là 19,47 tỷ đồng và đến năm 2013 tăng lên là 28,93 tỷ đồng.

−Chi nhánh ngày càng đa dạng hóa các khoản vay không phân biệt thành phần kinh tế, nhưng hầu hết là các khoản cho vay doanh nghiệp nhà nước, các công ty và các tập đoàn lớn. Nhờ đó giảm tỷ lệ rủi ro và tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng, chi nhánh khác trên cùng địa bàn cũng như nâng cao uy tín của chi nhánh đối với khách hàng, doanh nghiệp.

−Với thế mạnh về công nghệ, chi nhánh đã áp dụng các công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các hoạt động ngân hàng. Từng bước đơn giản hóa các thủ tục hợp đồng cho vay, giảm thời gian cho doanh nghiệp trong quá trình đến vay vốn tại ngân hàng.

−CBTD có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình. Chi nhánh cũng đã có sự nghiêm túc kiểm diểm sai phạm, nâng cao nghiệp vụ cũng như đạo đức của cán bộ ngân hàng. Đây là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng cho vay cũng như thành công của hoạt động cho vay trung-dài hạn đối với doanh nghiệp.

Nhìn chung, hoạt động cho vay trung-dài hạn của chi nhánh là ổn định và khá hiệu quả. Với nền kinh tế còn nhiều biến động và khó khăn như hiện nay, chi nhánh

vẫn cố gắng, nỗ lực đáp ứng tối đa nhu cầu của doanh nghiệp. Chi nhánh đã đạt được nhiều bằng danh hiệu, bằng khen từ thành phố Hà Nội và từ ngân hàng Vietcombank Việt Nam về những đóp góp của mình. Tuy nhiên, để đạt được những thành tựu to lớn hơn trong những năm tới, chi nhánh cần phải nỗ lực hơn nữa, khắc phục những khó khăn. Ngày càng nâng cao chất lượng cho vay trung-dài hạn để mang lại lợi ích cho ngân hàng, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

2.5.2. Những mặt còn hạn chế trong hoạt động cho vay trung- dài hạn đối với doanh nghiệp

Những năm vừa qua, công tác hoạt động cho vay trung- dài hạn đối với doanh nghiệp ở chi nhánh đã đạt được một số kết quả khả quan, đóng góp vào sự phát triển chung của ngân hàng Vietcombank. Tuy nhiên chi nhánh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần sớm được khắc phục, bởi những hạn chế này có ảnh hưởng trực tiếp làm giảm đi chất lượng trong hoạt động cho vay trung- dài hạn. Một số hạn chế còn tồn tại như: − Về quy trình, thủ tục cho vay: Quy trình cho vay của chi nhánh Vietcombank Thành

Công đã khá hoàn chỉnh song chưa có hướng dẫn cụ thể trong các trường hợp đặc biệt như: Gặp phải dự án chuyên môn cao hoặc phân biệt giữa khoản vay lớn và nhỏ,… Ngoài ra, thủ tục cho vay trung- dài hạn đối với doanh nghiệp còn nhiều bước, thủ tục rườm rà, mất thời gian và gây ra bất tiện cho doanh nghiệp đi vay vốn.

Chất lượng thẩm định cho vay trung- dài hạn còn chưa cao: Việc chấp hành quy trình

thẩm định cho vay đôi khi chưa được chi nhánh coi trọng, thẩm định một cách kỹ lưỡng. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp vẫn dựa nhiều vào các tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp, CBTD thiếu thông tin chính xác, số liệu không đầy đủ về dự án. Trong quá trình xét duyệt và phán quyết cho vay trung-dài hạn cũng như quá trình kiểm tra trước, sau khi cho doanh nghiệp vay còn nhiều sao nhãng, chưa thực sự đi sát với tình hình SXKD của doanh nghiệp nên nhiều khi có dấu hiệu rủi ro. Những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải chưa được phát hiện, xử lý và giúp đỡ kịp thời.

Chính sách cho vay trung- dài hạn đối với các doanh nghiệp chưa hoàn thiện: Chi

nhánh chưa thay đổi kịp thời để thích ứng với điều kiện thực tế trên địa bàn. Hoạt động cho vay vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là tiềm năng về hoạt động cho vay trung và dài hạn. Khi mà nguồn vốn trung- dài hạn vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp.

Năng lực, phẩm chất của CBTD: CBTD có trình độ chuyên môn, nhiệt tình và nhanh

nhẹn nhưng lại thiếu kinh nghiệm, chưa lường hết được rủi ro trong kinh doanh. Chi nhánh còn thiếu cán bộ được đào tạo chuyên môn kỹ thuật để thẩm định tính khả

thi của dự án. Ngoài ra, CBTD còn thiếu kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ về các vấn đề liên quan như: Thuế, thị trường, khoa học công nghệ,...

Công tác huy động vốn chưa toàn diện: Sự chưa toàn diện ở đây thể hiện ở sự chênh

lệch khá lớn giữa tỷ trọng các loại tiền gửi. Chi nhánh chưa huy động được nhiều nguồn vốn trung -dài hạn: Mặc dù hiện nay, cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh là tương đối cao song tỷ trọng huy động vốn trung-dài hạn còn thấp so với tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn. Tỷ trọng bình quân nguồn vốn dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2011-2013 mới chỉ đạt 30%. Về sử dụng vốn cho vay trung- dài hạn đối với doanh nghiệp trong tổng dư nợ cho vay đạt 26,7%. Như vậy so với định hướng và yêu cầu của đầu tư phát triển phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước vẫn còn thấp.

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu mặc dù được duy trì

ở mức an toàn, nhưng tăng dần trong 2 năm 2012-2013 gần đây. Đặc biệt trong năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tăng cao, lần lượt là 3,26% và 4,23%. Điều này cho thấy chất lượng cho vay trung-dài hạn của chi nhánh có phần giảm sút. Các CBTD chưa thực sự có các giải pháp hiệu quả trong công tác xiết nợ, thu hồi nợ xấu của doanh nghiệp dẫn đến việc chi nhánh phải đối mặt với nguy cơ mất vốn cao.

Ngoài những hạn chế trên, còn một số hạn chế còn tồn tại như: Môi trường pháp luật ở nước ta chưa thật tốt, gây nhiều khó khăn cho chi nhánh trong công tác xử lý nợ quá hạn và phát mại tài sản thế chấp. Môi trường kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, đặc biệt là tỷ giá hối đoái. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến cho vay trung-dài hạn bằng ngoại tệ giảm

2.5.3. Các nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế trong hoạt động cho vay trung –dài hạn

Nguyên nhân về phía ngân hàng:

− Nguồn huy động vốn trung- dài hạn của chi nhánh chưa cao (chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn) dẫn đến việc cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Việc cho vay trung và dài hạn còn chưa khai thác hết những doanh nghiệp tiềm năng có trên địa bàn.

− Lãi suất cho vay trung-dài hạn của chi nhánh chưa thực sự linh hoạt, khi có biến động về lãi suất, muốn áp dụng lãi suất cạnh tranh phải chờ Giám đốc phê duyệt dẫn tới thời gian giải ngân sẽ chậm lại, lỡ cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

− Trình độ của CBTD cho vay trung - dài hạn còn thiếu kinh nghiệm thu thập và phân tích thông tin còn mang tính một chiều nên chưa khai thác xử lý thông tín kịp thời và độ chính xác chưa cao. Việc thu thập, khai thác thông tin còn nhiều hạn chế. Có thể nói 80% nguyên nhân của các khoản nợ xấu là do ngân hàng không đủ khả

năng thu thập và phân tích thông tin cũng như giám sát hoạt động của doanh nghiệp sau khi đi vay.

− Công tác xây dựng chiến lược cho vay trung- dài hạn đối với doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Chi nhánh chưa có những chiến lược hiệu quả để mở rộng cho vay trung- dài hạn. Công việc cho vay còn bị động, phụ thuộc vào doanh nghiệp, chi nhánh chỉ thẩm định những dự án do doanh nghiệp đưa đến để xin vay mà chưa chủ động tham mưu với doanh nghiệp để tạo ra những dự án khả thi để mở rộng cho vay trung- dài hạn.

− CBTD chấp hành quá máy móc các quy định của cấp trên, chưa có sự linh hoạt, sáng tạo. Công tác kiểm tra kiểm soát của chi nhánh chưa được thực hiện một cách thường xuyên và triệt để, nhiều khi chỉ mang tính hình thức.

− Công tác Marketing trong thời gian gần đây đã được chi nhánh quan tâm hơn nhưng vẫn còn hạn chế, chưa có nhiều biện pháp tuyên truyền các dịch vụ ngân hàng khiến cho nhiều doanh nghiệp chưa biết được các dịch vụ này cũng như tiện ích nó mang lại.

Nguyên nhân về phía doanh nghiệp:

− Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp còn lúng túng trong lựa chọn đầu tư, dựa án thiếu tính khả thi, không đủ điều kiện về mức vốn tự có tham gia. Các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất cao nhưng họ lại không hội đủ các điều kiện vay vốn.

Doanh nghiệp không có dự án, phương án khả thi: Đây là điều kiện tiên quyết và

không thể thiếu để chi nhánh xem xét và quyết định cho vay. Một dự án khả thi phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, thông tin đầy đủ, phân tích đánh giá tình hình một cách chính xác. Vì vậy dự án phải được nghiên cứu tỉ mỉ, phải do người có đầy đủ chuyên môn, kinh nghiệm, trách nhiệm xây dựng và thẩm định. Trong thực tế hầu hết các doanh nghiệp tự xây dựng DAĐT trung –dài hạn. Có những doanh nghiệp có ý tưởng đầu tư kế hoạch làm ăn lớn nhưng không lập được kế hoạch dưới dạng bảng biểu.

Doanh nghiệp không đủ vốn tự có tham gia DAĐT: Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu

vay vốn để đầu tư cho các dự án lớn. Tuy nhiên, vốn tự có của các doanh nghiệp tham gia vào dự án là rất nhỏ. Do vậy chi nhánh không thể mạo hiểm cho các doanh nghiệp vay vốn.

Doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp hợp pháp: Điều kiện doanh nghiệp phải có đủ

tài sản thế chấp hợp pháp là biện pháp bảo đảm vốn vay, phòng ngừa rủi ro khi dự án SXKD gặp khó khăn, hoạt động không hiệu quả.

− Các khách hàng là doanh nghiệp của chi nhánh đa số là lớn và uy tín, tuy nhiên trong quá trình hoạt động do cơ chế thị trường thay đổi làm cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ. Hoặc cũng có doanh nghiệp muốn chiếm dụng

vốn của chi nhánh để phục vụ mục đích khác nên dù vẫn đủ khả năng trả nợ nhưng vẫn xin gia hạn nợ, gây ra nợ quá hạn.

Nguyên nhân khách quan:

− Thị trường ngân hàng ngày càng phát triển sôi động và lớn mạnh. Hoạt động cho vay trung - dài hạn đối với doanh nghiệp của chi nhánh cũng đang bị vấp phải sự cạnh tranh gay gắt, thị trường bị chia sẻ bởi một số chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn như: Agribank, Đông Á bank , VP bank, MB bank, AB bank, TP bank,... hoặc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tiềm lực vững mạnh như: ANZ, HSBC, Standard Charter ...

− Hành lang pháp lý hoạt động cho vay đối với các ngân hàng là chưa đầy đủ, các cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy tờ sở hữu tài sản, bất động sản còn chưa rõ ràng. Do đó việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn còn nhiều khó khăn, phức tạp, nhiều giấy tờ không hợp pháp, hợp lệ. Vì thế việc thẩm định của chi nhánh gặp nhiều khó khăn hơn, mất thời gian hơn và giảm đi tính chính xác.

− Môi trường kinh tế xã hội: Ảnh hưởng của lạm phát, những cuộc đua tranh lãi suất, sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài,... cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh doanh và huy động vốn của chi nhánh.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH THÀNH CÔNG

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng vietcombank chi nhánh thành công (Trang 79 - 85)