4.1. Rối loạn n−ớc-điện giải:
Hầu hết các thuốc lợi tiểu đều gây thải natri, làm giảm nồng độ natri, clo, kali và canxi máu; bệnh nhân thấy mệt mỏi, chuột rút, ch−ớng bụng; khi kali máu giảm dễ gây nhiễm độc digoxin.
4.2. Tăng đ−ờng máu:
Các thuốc lợi tiểu gây mất kali có thể làm khởi phát bệnh đái tháo đ−ờng hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đ−ờng vì làm giảm kali máu do đó gây rối loạn dung nạp glucoza ở ngoại vi.
4.3. Tăng axít uric máu:
Có thể làm khởi phát cơn Gút cấp tính ở bệnh nhân bị bệnh Gút hoặc làm cho bệnh Gút nặng thêm.
4.4. Gây ù tai, điếc không hồi phục:
Tai biến này gặp ở nhóm thuốc lợi tiểu quai (furosemit, axít etacrynic) khi dùng liều cao và kéo dài, nhất là ở ng−ời già, ng−ời đang có tình trạng mất n−ớc, bệnh nhân suy thân nặng hoặc khi phối hợp với nhóm thuốc kháng sinh aminoglycosit (streptomycin, gentamycin, kanamycin...).
4.5. Rối loạn các xét nghiệm chức năng gan:
Thuốc lợi tiểu có thể gây rối loạn các xét nghiệm chức năng gan và xuất hiện vàng da.
4.6. Phối hợp thuốc cần l−u ý:
+ Khi phối hợp thuốc lợi tiểu quai với corticoit có thể gây giảm kali máu nặng.
+ Thuốc lợi tiểu làm tăng tác dụng của thuốc kháng đông nhóm cumarin, nên phải giảm liều thuốc kháng đông khi dùng phối hợp.
Ch−ơng 3. Bệnh khớp và tổ chức liên kết ---
Triệu chứng học bệnh khớp
Bệnh khớp có các biểu hiện không chỉ ở khớp mà còn ở các cơ quan khác, do vậy việc thăm khám phải toàn diện bao gồm hỏi bệnh, khám thực thể, X quang và các xét nghiệm.