Có nhiều loại nh−ng ở lâm sàng hay áp dụng 2 kỹ thuật sau:
- Lọc màng bụng liên tục (Continuos ambulatory peritoneal dialysis: CAPD). - Lọc màng bụng chu kỳ liên tục còn gọi là LMB gián đoạn vào ban đêm.
Trong kỹ thuật CAPD, ng−ời ta đ−a vào ổ bụng dịch lọc và rút ra 3-4 lần/ngày (thao tác bằng tay).
Trong kỹ thuật lọc màng bụng gián đoạn vào ban đêm, dịch lọc đ−ợc đ−a vào ổ bụng và thay đổi tự động bằng máy chạy tuần hoàn dịch lọc vào ban đêm, bệnh nhân vẫn ngủ.
Máy tự động thay dịch chu kỳ 4-5 lần/đêm. Lần thay dịch mới về sáng sẽ đ−ợc giữ lại trong ổ bụng.
Dịch lọc màng bụng có bán sẵn trên thị tr−ờng và đóng túi từ 2,5-3 lít. Ng−ời ta dùng lactat làm chất đệm thay cho axetat vì chất này thúc đẩy nhanh xơ màng bụng; còn nếu dùng chất đệm là bicacbonat sẽ gây tủa Ca++ và caramen hoá glucose. Khi bị viêm màng bụng cấp, ng−ời ta thêm vào dịch lọc heparin và kháng sinh. Insulin cũng có thể thêm vào nếu bệnh nhân bị tiểu đ−ờng.
Thành phần của dịch lọc màng bụng Na+ 132 mmol/l K+ 0 mmol/l Cl- 96 mmol/l Ca++ 3,5 mmol/l Mg++ 0,5 mmol/l D, L- Lactate 40 mmol/l Glucose với các nồng độ 15 g/l; 25 g/l ; 42,5 g/l. pH 5,2. 3. Chỉ định, chống chỉ định.
Lọc màng bụng có 2 ph−ơng pháp: lọc trong một giai đoạn ngắn và lọc lâu dài.
+ Lọc màng bụng trong một thời gian ngắn khi điều trị suy thân cấp hoặc trong lúc chờ tạo lỗ thông động- tĩnh mạch (chuẩn bị cho thân nhân tạo) hoạt động.
+ Lọc màng bụng lâu dài khi bệnh nhân bị suy thân mạn tính giai đoạn cuối có những đặc điểm sau:
- Không tạo đ−ợc đ−ờng vào mạch máu cho chạy thân nhân tạo. - Trạng thái tim mạch không ổn định dễ bị tai biến khi chạy thân nhân tạo. - Có loét dạ dày-tá tràng; không dùng đ−ợc heparin để chạy thân nhân tạo. - Bệnh nhân trên 65 tuổi.
+ Chống chỉ định của lọc màng bụng rất ít. Ng−ời ta không lọc màng bụng khi khoang màng bụng bị nhiễm trùng, dính màng bụng nhiều, cơ hoành không kín để dịch tràn lên khoang ngực, thoát vị bẹn rộng, hoặc do khả năng thanh lọc của màng bụng thấp.