Biến chứng trong điều trị bằng thân nhân tạo.

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 6 pot (Trang 29 - 31)

- Tụt huyết áp là biến chứng cấp tính hay gặp nhất trong lọc máu. Có rất nhiều yếu tố gây tụt huyết áp: siêu lọc quá mức (làm giảm khối l−ợng tuần hoàn), đáp ứng hoạt mạch suy giảm, thay đổi thẩm thấu máu, dùng thuốc hạ áp, giãn mạch do dịch lọc quá nóng. Vì acetate ức chế tim và làm giãn mạch nên dùng acetate làm chất đệm trong thành phần dịch lọc sẽ gây tụt huyết áp. Khi bị tụt huyết áp thì phải ngừng siêu lọc, truyền 100-250 ml dung dịch muối đẳng tr−ơng; ở những bệnh nhân albumin máu hạ có thể truyền albumin ít muối. Tụt huyết áp có thể dự phòng đ−ợc bằng cách đánh giá cẩn thân trọng l−ợng khô, không uống thuốc hạ áp ngày tr−ớc lọc và ngày lọc máu, loại bỏ kim loại nặng trong dịch lọc.

- Chuột rút cũng là biến chứng hay gặp. Tuy nhiên, từ ngày có máy thân nhân tạo chỉnh đ−ợc thể tích, điều hoà chuẩn đ−ợc Na+, tỉ lệ chuột rút ít gặp hơn. Nguyên nhân gây chuột rút còn ch−a rõ. Những thay đổi t−ới máu cơ do rút dịch quá mức, đặc biệt d−ới trọng l−ợng khô và việc dùng dịch lọc nồng độ Na+ thấp có thể gây chuột rút. Muốn dự phòng chuột rút thì khi lọc máu cần giảm siêu lọc, dùng dịch lọc nồng độ Na+ cao.

- Phản ứng dạng phản vệ với bộ lọc, đặc biệt hay xảy ra trong lần dùng đầu tiên bộ lọc cellulosa (do không phù hợp sinh học). Hội chứng này có thể là phản ứng tăng mẫn cảm do

IgE với oxyt ethylen (dùng làm chất khử trùng bộ lọc) hoặc là một phức hợp triệu chứng đau l−ng, đau ngực không đặc hiệu xuất hiện do hoạt hoá bổ thể và giải phóng cytokine.

- Nguyên nhân chính gây chết ở bệnh nhân STGĐC lọc máu chu kỳ là bệnh tim mạch. Tỉ lệ chết do chạy thân chu kỳ lớn hơn do lọc màng bụng và ghép thân. Nguyên nhân bệnh tim mạch ở ng−ời lọc máu bằng thân nhân tạo thì ch−a đ−ợc hiểu, có thể là do điều trị tăng huyết áp ch−a tốt, có tăng mỡ máu, thiếu máu, vôi hoá động mạch vành do tăng sản vật canxi-phospho và có thể do những thay đổi động lực học tim mạch khi chạy thân nhân tạo.

Lọc màng bụng (Peritonealdialysis)

Lọc màng bụng (LMB) là truyền 1-3 lít dịch lọc chứa glucose vào trong khoang màng bụng rồi lại rút ra sau 2- 4 giờ. Cũng nh− thân nhân tạo (TNT), các chất độc đ−ợc lấy đi qua màng bụng bởi siêu lọc và khuyếch tán do độ chênh nồng độ. Tốc độ lọc giảm dần theo thời gian giữ dịch lọc trong ổ bụng và ngừng hẳn khi có cân bằng các thành phần giữa huyết t−ơng và dịch lọc. Các chất tan, n−ớc hấp thụ từ khoang màng bụng qua phúc mạc vào tuần hoàn mao mạch màng bụng. Tốc độ hấp thu này thay đổi theo từng ng−ời bệnh và có thể thay đổi do nhiễm khuẩn màng bụng, do dùng thuốc (β block, thuốc chẹn dòng canxi) và những yếu tố vật lý (nh− t− thế, lao động).

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 6 pot (Trang 29 - 31)