B. PHẦN NỘI DUNG
1.5.2 Yêu cầu về công tác lưu trữ
- Nhà nước thống nhất quản lý tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam. - Hoạt động lưu trữ được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật.
- Tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam được Nhà nước thống kê. - Đảm bảo tính chất nhanh chóng, chính xác, hiện đại và bí mật.
- Cán bộlàm công tác lưu trữ phải là người có quan điểm, đạo đức, chính trịđúng đắn, giác ngộ quyền lợi giai cấp, quyền lợi chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Luôn cảnh giác với âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, có tổ chức, có kỷ luật, trách nhiệm cao thực hiện công tác lưu trữ.
1.5.3 Yêu cầu về tổ chức, quản lý công tác VTLT:
21
Quá trình giải quyết công việc của cơ quan phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng văn bản và tổ chức quản lý, giải quyết văn bản. Do đó, xây dựng văn bản nhanh chóng, giải quyết nhanh chóng mọi công việc của cơ quan. Giải quyết văn bản chậm sẽ làm giảm tiến độ giải quyết công việc của mọi cơ quan, giảm ý nghĩa của sự việc được đề cập trong văn bản. Đồng thời gây tốn kém tiền của, công sức và thời gian của các cơ quan, tổ chức.
- Bí mật:
Trong nội dung một sốvăn bản của cơ quan có nhiều vấn đề thuộc phạm vi bí mật của cơ quan, của Nhà nước. Vì vậy, từ việc xây dựng văn bản và tổ chức quản lý, giải quyết văn bản, bố trí phòng làm việc, kho lưu trữ của cán bộ VTLT đến việc lựa chọn cán bộ văn thư, cán bộ lưu trữ của cơ quan đều phải bảo đảm yêu cầu đã được quy định trong Luật bảo vệ Bí mật Nhà nước năm 2018 do Quốc Hội ban hành.
- Hiện đại:
Việc thực hiện những nội dung cụ thể của công tác VTLT gắn liền với việc sử dụng các phương tiện và kỹ thuật văn phòng hiện đại. Vì vậy, yêu cầu hiện đại hóa công tác VTLT đã trở thành một trong những tiền đềđảm bảo cho công tác quản lý Nhà nước nói chung và của mỗi cơ quan nói riêng và có năng suất, chất lượng cao. Hiện đại hóa công tác VTLT ngày nay tuy đã trở thành một nhu cầu cấp bách, nhưng phải tiến hành từng bước, phù hợp với trình độ khoa học công nghệ chung của đất nước cũng như điều kiện cụ thể của mỗi cơ quan. Cần tránh những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, coi thường việc áp dụng các phương tiện hiện đại, các phát minh sáng chế có liên quan đến việc nâng cao hiệu quả của công tác VTLT.
22
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1:
Qua những nội dung đã tìm hiểu ởchương 1, ta đã có những cái nhìn khái quát, cơ bản về định nghĩa, vai trò, ý nghĩa, nội dung của công tác văn thư lưu trữ cũng như công tác tổ chức, quản lý công tác văn thư lưu trữ. Đồng thời tạo tiền đề cho việc triển khai các luận điểm, luận cứởcác chương tiếp theo để làm rõ chủđề của bài báo cáo.
23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ TẠI VĂN PHÒNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
2.1 Tổng quan về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
2.1.1 Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ NN&PTNT
2.1.1.1 Lịch sử hình thành:
- Địa chỉ: Số 02 Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. - Lịch sử hình thành và phát triển:
+ Thời kỳ 1945-1954: Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết nghị về việc lập Bộ Canh nông;
+ Thời kỳ 1955-1975: Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết đổi tên Bộ Canh nông thành Bộ Nông lâm.
Từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 9 năm 1955, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I, quyết định tách Bộ Giao thông Công chính thành 2 Bộ: Bộ Giao thông và Bưu điện, Bộ Thuỷ lợi và Kiến trúc.
Cuối tháng 4 năm 1960, quyết định tách Bộ Nông lâm thành 4 tổ chức: Bộ Nông nghiệp, BộNông trường, Tổng Cục Thuỷ sản và Tổng Cục Lâm nghiệp.
+ Thời kỳ 1976-1985: Quốc hội Việt Nam thống nhất trong kỳ họp đầu tiên năm 1976 đã thành lập Bộ Hải sản.
Ngày 22/01/1981, Uỷban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc thành lập hai Bộ: Bộ Công nghiệp thực phẩm và BộLương thực trên cơ sở tách BộLương thực và thực phẩm.
Quốc hội khoá VII (tháng 7/1981) đã quyết định thành lập Bộ Thuỷ sản. + Giai đoạn đổi mới từ 1986 đến nay:
24
Thời kỳ1986 đến 1995: thành lập Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trên cơ sở sáp nhập 3 Bộ: Nông nghiệp, Lương thực, Công nghiệp thực phẩm.
Thời kỳ tháng 8/2007 đến nay: Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XII (tháng 8/2007) đã quyết định hợp nhất Bộ Thuỷ sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT:
Ngày 03/01/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 199/2013/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT. Nghị định quy định Bộ NN&PTNT là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
2.1.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
- Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo văn bản của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủtheo chương trình, kế hoạch được phê duyệt.
- Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.
- Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Thủtướng Chính phủ.
- Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ.
- Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật.
25
- Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
- Về quản lý đầu tư, xây dựng:
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư, xây dựng chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộtheo quy định của pháp luật;
+ Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá các chương trình, dự án đầu tư, xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thểđầu tư thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực của Bộtheo quy định của pháp luật.
- Về nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi): Chỉđạo xây dựng, kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển vùng cây trồng, vùng chăn nuôi tập trung, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện sử dụng ngân sách cho các chương trình phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh trên động vật, thực vật;
+ Chỉ đạo thực hiện về cơ cấu cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi, thu hoạch, bảo quản và tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt, chăn nuôi hàng năm;
- Về lâm nghiệp:
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vềcơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp.
+ Chỉđạo, hướng dẫn, kiểm tra về sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản kết hợp trong rừng phòng hộ.
+ Chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả dịch vụmôi trường rừng theo quy định của pháp luật.
26
- Về thủy sản: Chỉđạo, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách phát triển thủy sản sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định; Chỉđạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; phòng, chống dịch bệnh thủy sản;
- Về thủy lợi: Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, đầu tư xây dựng, tu
- Về phát triển nông thôn:
+ Chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo theo phân công của Chính phủ;
+ Chủtrì, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bốtrí dân cư, di dân tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện.
- Về doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác:
+ Trình Chính phủban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh, dịch vụcó điều kiện theo danh mục do Chính phủquy định và xử lý hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền.
- Về khoa học và công nghệ:
+ Chỉđạo hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
+ Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghệ cao trong nông nghiệp theo quy định của pháp luật công nghệ cao.
- Về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học: Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh
27
học đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
- Về quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công:
+ Trình Chính phủban hành cơ chế, chính sách về cung ứng dịch vụ công; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ.
+ Trình Thủtướng Chính phủ về quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
- Thường trực quốc gia về công tác phòng, chống lụt, bão; kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng nông thôn mới.
2.1.1.2.2Cơ cấu tổ chức:
Bao gồm 26 cơ quan, đơn vị trực thuộc: Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ Hợp tác quốc tế,Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Quản lý doanh nghiệp, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ., Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Cục Quản lý xây dựng công trình,Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Thủy lợi, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II, Trung tâm Tin học và Thống kê, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của văn phòng
Bộ NN&PTNT:
28
- Văn phòng Bộ là tổ chức thuộc Bộ NN&PTNT có chức năng tham mưu tổng hợp vềchương trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt động của Bộ, giúp bộtrưởng tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ.
- Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, đảm bảo phương tiện, điều kiện làm việc, phục vụ chung cho hoạt động của Bộ và công tác quản trị nội bộ.
- Văn phòng Bộ có con dấu riêng để giao dịch, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật
2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Xây dựng, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ, của Lãnh đạo Bộ và các nhiệm vụđược Lãnh đạo Bộ giao cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; tham mưu, tổng hợp báo cáo công tác chỉ đạo điều hành của Bộ; đầu mối theo dõi việc thực hiện các nghị quyết liên tịch, quy chế phối hợp giữa Bộ với các cơ quan, địa phương.
- Chủ trì hoặc phối hợp chuẩn bị, tổ chức các cuộc họp, làm việc, tiếp khách, các chuyến đi công tác của Lãnh đạo Bộ; thông báo ý kiến kết luận, giao nhiệm vụ của Lãnh đạo Bộ.
- Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng bộ Quy chế công vụ của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện sau khi được ban hành.
- Xây dựng các quy định và văn bản hướng dẫn; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác văn thư, lưu trữđối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
- Xây dựng các quy định và văn bản hướng dẫn về hoạt động truyền thông; chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động thông tin và truyền thông về nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp tình hình hoạt động tuyên truyền của các báo, tạp chí và ấn phẩm khác của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; đầu mối cung cấp thông tin đối
29
với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức, cá nhân theo quy định và phân công của Bộtrưởng.
- Chủ trì xây dựng lịch sử truyền thống của ngành.
- Quản lý, tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ (quản lý hệ thống Văn phòng điện tử của Bộ; trang tin điện tử của Văn phòng Bộ).
- Quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài sản; bảo đảm phương tiện và điều kiện phục vụ làm việc chung của cơ quan Bộ.
- Thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết, tang lễ theo quy chế của Bộ. - Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ, quân sự, tự vệ, y tế, vệ sinh môi trường và đảm bảo cảnh quan trong cơ quan Bộ.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ thuộc nhiệm vụđược giao theo quy định.
- Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, sốlượng người làm việc, chếđộ tiền lương và các chếđộ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật:
+ Trình Bộ trưởng dự thảo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ; đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức thuộc Văn phòng Bộtheo quy định;
+ Ban hành Quy chế làm việc của Văn phòng Bộ; Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức trực thuộc Văn phòng Bộ (riêng các tổ chức có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộtrước khi ký ban hành); quy chế/điều lệ tổ chức và hoạt động của các tổ chức trực thuộc Văn phòng Bộ; Quyết định thành lập Tổ công tác của Văn phòng Bộtheo quy định của pháp luật;
+ Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo các tổ chức trực thuộc Văn phòng Bộ theo phân cấp của Bộtrưởng và quy định pháp luật;