Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

Một phần của tài liệu Khóa luận Tổ chức, quản lý công tác văn thư lưu trữ tại Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Trang 30 - 34)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1 Tổng quan về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

2.1.1 Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chc ca B NN&PTNT

2.1.1.1 Lịch sử hình thành:

- Địa chỉ: Số 02 Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. - Lịch sử hình thành và phát triển:

+ Thời kỳ 1945-1954: Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết nghị về việc lập Bộ Canh nông;

+ Thời kỳ 1955-1975: Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết đổi tên Bộ Canh nông thành Bộ Nông lâm.

Từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 9 năm 1955, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I, quyết định tách Bộ Giao thơng Cơng chính thành 2 Bộ: Bộ Giao thông và Bưu điện, Bộ Thuỷ lợi và Kiến trúc.

Cuối tháng 4 năm 1960, quyết định tách Bộ Nông lâm thành 4 tổ chức: Bộ Nông nghiệp, BộNông trường, Tổng Cục Thuỷ sản và Tổng Cục Lâm nghiệp.

+ Thời kỳ 1976-1985: Quốc hội Việt Nam thống nhất trong kỳ họp đầu tiên năm 1976 đã thành lập Bộ Hải sản.

Ngày 22/01/1981, Uỷban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc thành lập hai Bộ: Bộ Công nghiệp thực phẩm và BộLương thực trên cơ sở tách BộLương thực và thực phẩm.

Quốc hội khoá VII (tháng 7/1981) đã quyết định thành lập Bộ Thuỷ sản. + Giai đoạn đổi mới từ 1986 đến nay:

24

Thời kỳ 1986 đến 1995: thành lập Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trên cơ sở sáp nhập 3 Bộ: Nông nghiệp, Lương thực, Công nghiệp thực phẩm.

Thời kỳ tháng 8/2007 đến nay: Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XII (tháng 8/2007) đã quyết định hợp nhất Bộ Thuỷ sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT:

Ngày 03/01/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 199/2013/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT. Nghị định quy định Bộ NN&PTNT là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

2.1.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:

- Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo văn bản của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ theo chương trình, kế hoạch được phê duyệt.

- Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, cơng trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.

- Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ.

- Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ.

- Ban hành thơng tư, quyết định, chỉ thị, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật.

25

- Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

- Về quản lý đầu tư, xây dựng:

+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư, xây dựng chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật;

+ Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá các chương trình, dự án đầu tư, xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thểđầu tư thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực của Bộtheo quy định của pháp luật.

- Về nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi): Chỉđạo xây dựng, kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển vùng cây trồng, vùng chăn nuôi tập trung, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn.

+ Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện sử dụng ngân sách cho các chương trình phịng, chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh trên động vật, thực vật;

+ Chỉ đạo thực hiện về cơ cấu cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi, thu hoạch, bảo quản và tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt, chăn nuôi hàng năm;

- Về lâm nghiệp:

+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp.

+ Chỉđạo, hướng dẫn, kiểm tra về sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản kết hợp trong rừng phòng hộ.

+ Chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả dịch vụmơi trường rừng theo quy định của pháp luật.

26

- Về thủy sản: Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách phát triển thủy sản sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định; Chỉđạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; phòng, chống dịch bệnh thủy sản;

- Về thủy lợi: Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sơng có đê, quy hoạch đê điều, đầu tư xây dựng, tu

- Về phát triển nông thôn:

+ Chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới; chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo theo phân cơng của Chính phủ;

+ Chủtrì, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bốtrí dân cư, di dân tái định cư các cơng trình thủy lợi, thủy điện.

- Về doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác:

+ Trình Chính phủban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ có điều kiện theo danh mục do Chính phủ quy định và xử lý hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền.

- Về khoa học và công nghệ:

+ Chỉđạo hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

+ Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghệ cao trong nông nghiệp theo quy định của pháp luật công nghệ cao.

- Về bảo vệ mơi trường, biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học: Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh

27

học đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

- Về quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ cơng:

+ Trình Chính phủban hành cơ chế, chính sách về cung ứng dịch vụ công; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ cơng thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ.

+ Trình Thủtướng Chính phủ về quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công.

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

- Thường trực quốc gia về cơng tác phịng, chống lụt, bão; kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng nông thôn mới.

2.1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức:

Bao gồm 26 cơ quan, đơn vị trực thuộc: Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Vụ Khoa học, Cơng nghệ và Môi trường, Vụ Hợp tác quốc tế,Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Quản lý doanh nghiệp, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ., Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Cục Quản lý xây dựng cơng trình,Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Thủy lợi, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nơng nghiệp nông thôn, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II, Trung tâm Tin học và Thống kê, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận Tổ chức, quản lý công tác văn thư lưu trữ tại Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)