Đối với bản thân cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 70 - 76)

Dân tộc Kinh

3.2.3. Đối với bản thân cán bộ, công chức

Vấn đề tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CB,CC luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc biệt. Từ năm 2011 đến nay, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 03, Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong đó có nội dung rất quan trọng: “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm” nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm là thể hiện sự gương mẫu và đạo đức của đội ngũ CB,CC huyện Đắk Glong. Mỗi CB,CC bằng tâm huyết với nghề, cần phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm, cống hiến trong thực thi công vụ; cầu thị, sáng tạo, nâng cao chất lượng thực thi công vụ. Do đó:

Thứ nhất, bản thân mỗi CB,CC phải không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức trong thực thi công vụ. Vị trí công việc nào cũng đòi hỏi phải có những chuẩn mực nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp, nhất là đối với hoạt động thực thi công vụ. Nếu không có chuẩn mực nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp sẽ là môi trường nảy sinh tham ô, tham nhũng, lãng phí, hách dịch, cửa quyền, suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ CB,CC. Chính vì thế, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức trong thực thi công vụ cho đội ngũ CB,CC phải được đưa vào chương trình giáo dục ở các cấp, để hình thành thói quen và ngấm sâu vào nhận thức của mỗi công chức khi tham gia nền công vụ.

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực thi công vụ. Điều này đã được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật CB,CC: “CB,CC có nghĩa vụ phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước” [36]. Điều 34 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định, mỗi CB,CC đều có trách nhiệm “tích cực tìm hiểu, học tập pháp luật; tham gia các khóa học, lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật; gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật. Chủ động, tích cực kết hợp thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn, thực thi nhiệm vụ” [38]. Đồng thời, trong quá trình thực thi công vụ, mỗi CB,CC phải nghiên cứu kỹ các chủ trương, chính sách Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực công tác của bản thân để có thể áp dụng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Thứ ba, mỗi CB,CC phải phực hiện đúng bổn phận, trách nhiệm của CB,CC. Trách nhiệm, bổn phận thực thi công vụ của CB,CC là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ. Trong quá trình thực thi công vụ, nếu CB,CC không thực hiện đúng bổn phận, trách nhiệm của mình thì không những không đạt được hiệu quả của hoạt động công vụ, mà còn có thể gây những tác động tiêu cực đến cơ quan, đơn vị và của cả nền công vụ. Do vậy, mỗi CB,CC cần nhận thức sâu sắc và hiểu rõ được quyền, nghĩa vụ, những điều được phép hoặc không được phép làm trong quá trình thực thi công vụ, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình trong các mối quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp, với tổ chức, công dân.

Thứ tư, mỗi CB,CC phải có thái độ tôn trọng tổ chức, công dân trong quá trình giải quyết công việc. Điều này có nghĩa, trong quá trình thực thi công vụ, mỗi CB, CC phải tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của tổ chức, công dân; phải thể hiện thái độ đúng mực trong các mối quan hệ, có tinh thần cầu thị; sẵn sàng chịu sự giám sát của tổ chức, công dân. Thái độ đúng mực của CB,CC trong quá trình làm việc sẽ góp phần tạo dựng uy tín, hình ảnh của cơ quan nhà nước với công dân và tổ chức; tôn trọng công dân và tổ chức trong quá trình thực thi công vụ là biểu hiện cụ thể của mục tiêu cuối cùng của nền công vụ là phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân.

Thứ năm, mỗi CB,CC phải đề cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu và tăng cường nhận thức về trách nhiệm của CB,CC về việc không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực làm việc, thực thi nhiệm vụ, công vụ. CB,CC cần chủ động lựa chọn những chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới phù hợp với vị trí công việc, vị trí việc làm đang đảm nhận. Bên cạnh đó, cần xây dựng ý thức tự học tập, tự rèn luyện cho CB,CC. Cần có biện pháp phù hợp và đủ sức thuyết phục để công chức

ý thức rằng việc tự giác học tập không chỉ là sự khát khao, thôi thúc tự bản thân, mà còn là động lực để có thể thực hiện nhiệm vụ một cách bài bản và chuyên nghiệp.

Tiểu kết chương 3

Từ thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức huyện Đắk Glong, chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển công chức tại huyện Đắk Glong là cần thiết, nhằm tạo ra đội ngũ công chức đáp ứng đáp ứng được các yêu cầu thực thi công vụ. Mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025, huyện Đắk Glong sẽ xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt đảm bảo về tiêu chuẩn, đồng bộ về cơ cấu trình độ.

Để thực hiện được mục tiêu trên, quan điểm chỉ đạo thực hiện chính sách phát triển công chức huyện Đắk Glong là: 1) Việc thực hiện chính sách phát triển công chức huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông phải dựa trên sự lãnh đạo thống nhất của Đảng bộ các cấp. 2) Việc thực hiện chính sách phát triển công chức huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông phải đặt dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nướ, đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính. 3) Thực hiện chính sách phát triển công chức là giải pháp then chốt để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. 4) Thực hiện chính sách phát triển công chức huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và sự quyết tâm nổ lực của bản thân mỗi

CB,CC.

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển công chức tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, luận văn đề xuất một số giải pháp cơ sau

đây: Một là, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về thực hiện chính sách phát triển công chức. Hai là, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật có liên quan đến chính sách phát triển công chức. Ba là, thực hiện tốt công tác quy hoạch, tuyển dụng, đánh giá và luân chuyển công chức. Bốn là, đổi mới nội dung chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức. Năm là, tiếp tục đầu tư kinh phí cho chính sách phát triển công chức. Sáu là, phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức. Để tất cả các giải pháp trên phát huy được hiệu quả, cần có sự quan tâm chỉ đạo thống nhất cũng như sự phối hợp của UBND huyện cũng như các ban, ngành có liên quan.

KẾT LUẬN

Đắk Glong là huyện mới thành lập của tỉnh Đắk Nông, là một huyện khó khăn với 07 đơn vị hành chính, tổng số công chức của huyện tính đến 01/05/2021 là 341 người. Sau hơn 15 năm trưởng thành, huyện Đắk Glong đã có sự thay đổi về diện mạo, có sự khởi sắc trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Có được thành quả đó, sự đóng góp của đội ngũ CB,CC là không nhỏ. Nhìn chung, đội ngũ CB,CC của huyện đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Việc thực hiện chính sách phát triển công chức tại huyện Đắk Glong đã ghi nhận những kết quả tích cực, từ các chủ trương, chính sách, kế hoạch của Đảng, của tỉnh Đắk Nông, huyện Đắk Glong đã cụ thể hóa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học, nghiêm túc để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển công chức tại huyện Đắk Glong hiện nay.

Luận văn “Thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện

Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông” đã:

1) Nghiên cứu và đưa ra được một cách hệ thống những vấn đề lý luận về công chức, công chức cấp huyện; chính sách phát triển công chức nói chung và công chức cấp huyện nói riêng; quy trình thực hiện chính sách phát triển công chức và các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách phát triển công chức cấp huyện.

2) Luận văn cũng góp phần làm rõ những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước về phát triển công chức, về thực hiện chinh sách cán bộ. Đồng thời, luận văn cũng trình bày quan điểm của tỉnh ủy Đắk Nông về phát triển nguồn nhân lực cũng như các chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,

công chức.

3) Luận văn đã phân tích thực trạng đội ngũ CB,CC hiện có của huyện Đắk Glong, chỉ ra những kết quả chủ yếu của việc thực hiện chính sách phát triển công chức về: ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, LLCT, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc, học tập và quán triệt nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp. Luận văn cũng đã nghiên cứu, phân

tích, đánh giá nhằm chỉ ra những ưu điểm và tồn tại trong quá trình thực hiện chính sách phát triển công chức tại huyện Đắk Glong.

4) Từ thực trạng thực hiện chính sách phát triển công chức tại huyện Đắk Glong, luận văn đã đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển công chức trong thời gian tới.

Như vậy, sau hơn 15 năm hình thành, đến thời điểm hiện tại, mặc dù số lượng công chức tại huyện Đắk Glong đã có sự tăng lên về số lượng, nhưng chất lượng chưa thực sự đồng đều. Vẫn thiếu đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ cao về chuyên môn, LLCT, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ,… Cho nên, nhu cầu tiếp tục phát triển đội ngũ CB, CC tại huyện Đắk Glong là rất lớn. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa thực tiễn cao, góp phần làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển công chức của huyện Đắk Glong cũng như thúc đẩy nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển công chức trong thực tiễn của địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện chính sách phát triển công chức trên địa bàn huyện đắk glong, tỉnh đắk nông (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w