Ban QLDA ĐTXD chuyên ngành, Ban QLDA ĐTXD khu vực

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi (Trang 39 - 40)

Hình thức tổ chức QLDA: đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn nhà

nước ngoài ngân sách.

Người quyết định thành lập Ban QLDA: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định thành lập Ban Quản lý dự án ĐTXD chuyên ngành, Ban QLDA ĐTXD khu vực để thực hiện chức năng chủ đầu tư và nhiệm vụ quản lý đồng thời nhiều dự án, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách. Ban QLDA chuyên ngành, Ban QLDA khu vực có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định; thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện các dự án được giao; chịu trách nhiệm

trước pháp luật và người quyết định đầu tư về các hoạt động của mình; quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành khi người quyết định đầu tư giao.

Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Các Ban QLDA chuyên ngành, Ban QLDA khu

vực thành lập phù hợp với các chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý hoặc theo yêu cầu về xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng tại các vùng, khu vực.

Đối với cấp tỉnh: các Ban QLDA chuyên ngành; Ban QLDA khu vực do UBND cấp

tỉnh thành lập gồm Ban QLDA ĐTXD các công trình dân dụng và công nghiệp; Ban QLDA ĐTXD các công trình giao thông; Ban QLDA ĐTXD các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn. Riêng đối với các thành phố trực thuộc TW có thể thêm Ban QLDA ĐTXD hạ tầng đô thị và KCN; Ban QLDA phát triển đô thị [nd59]

Đối với cấp huyện: Ban QLDA ĐTXD trực thuộc thực hiện vai trò CĐT và quản lý các

dự án do UBND cấp huyện quyết định ĐTXD

Đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước: Các Ban QLDA chuyên ngành, Ban

QLDA khu vực được thành lập phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính hoặc theo các địa bàn, khu vực đã được xác định là trọng điểm đầu tư xây dựng

Ưu điểm: có tính chuyên nghiệp hóa, cơ sở vật chất đầu tư, phù hợp với quy mô cũng

như đặc điểm từng địa bàn quản lý được giao.

Nhược điểm: chỉ phù hợp với các dự án có vốn đầu tư lớn và vừa, các phòng chức

năng dễ chồng chéo nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi (Trang 39 - 40)