Thực trạng về năng lực nhân sự, thiết bị

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi (Trang 57)

Về nhân sự, hiện nay, nhân sự thuộc công tác quản lý dự án của Công ty TNHH MTV

Thủy lợi Bắc Sông Mã – Thanh Hóa bao gồm 30 người. Số lượng tuy không nhiều nhưng vẫn đảm bảo về mặt tiến độ, chất lượng, kinh tế, mang lại thành công cho các công trình mà UBND tỉnh giao cho Công ty quản lý trên địa bàn khu vực phía bắc Sông Mã, tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên với khối lượng công việc ngày càng nhiều, độ khó đòi hỏi chuyên môn sâu, tầm quan trọng tăng theo thời gian. Để đáp ứng yêu cầu công việc về chuyên môn sâu, khối lượng cũng như chất lượng công việc trong giai đoạn tới, Công ty cần bồi dưỡng, nâng cao năng lực của các nhân viên của các phòng ban trực thuộc.

Bảng THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỦY LỢI BẮC SÔNG MÃ – THANH HÓA.1 Tổng hợp nhân lực, trình độ, kinh

nghiệm cán bộ QLDA[6]

STT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Số lượng phân theo phòng 34 33 33

1.1 Giám đốc Công ty 1 1 1

1.1 Phó giám đốc công ty 2 2 2

1.3 Phòng tổ chức hành chính 6 7 7

STT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1.5 Phòng kỹ thuật & QL công trình 9 8 8

1.6 Phòng kế hoạch & QL tưới tiêu 8 7 7

2 Trình độ chuyên môn

2.1 Thạc sĩ 3 3 4

2.2 Đại học 29 28 29

2.3 Cao đẳng 2 1 0

Trình độ bằng cấp của khối quản lý dự án tương đối cao (Bảng 3.1), đây là một trong những nhân tố giúp tăng trưởng và tạo uy tín cao trên thị trường cạnh tranh hoạt động xây dựng cơ bản của tỉnh. Nhưng số người được đào tạo đúng chuyên ngành quản lý xây dựng là chưa có nên đây là yếu tố rất quan trọng khiến công việc của Khối quản lý nói riêng và của Công ty nói chung hiện tại và sắp tới sẽ có nhiều yếu kém nếu không thay đổi nhận thức và được bồi dưỡng thêm.

Độ tuổi trung bình của cán bộ, công nhân viên:

Bảng THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỦY LỢI BẮC SÔNG MÃ – THANH HÓA.2 Thống kê độ tuổi trung bình của các

cán bộ năm 2018[6] STT Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ 1 Dưới 30 tuổi 3 9% 2 Từ 30 tuổi đến 40 tuổi 20 60% 3 Từ 40 tuổi đến 50 tuổi 6 18% 4 Trên 50 tuổi 4 13%

Cán bộ dưới 30 tuổi, đây là đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn tương đối sâu, tiếp thu khoa học công nghệ nhanh, hăng hái, nhiệt tình, ham học hỏi, cầu tiến, có ý chí, có sức khỏe tốt (chiếm 9%). Tuy nhiên các cán bộ này đa phần hoạt động chưa nhiều, xử lý tình huống trong công việc còn nhiều hạn chế vì chưa được qua thử thách, rèn luyện và kiến thức thực tế còn ít, mà đặc biệt hoạt động quản

lý dự án luôn đòi hỏi có khả năng thực tế nhiều. Do vậy cần có những chính sách thu hút, đào tạo cán bộ trẻ làm bước đệm phát triển vững chắc sau này.

Cán bộ từ 30 đến 40 tuổi, đa phần đội ngũ cán bộ tham qua QLDA đểu nằm trong độ tuổi này (chiếm 60%). Đây là đội ngũ cán bộ đạt đến sự chín chắn cả về kinh nghiệm lẫn khả năng xử lý các vấn đề khẩn cấp, đòi hỏi chuyên môn cao, là lực lượng nòng cốt góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cả về khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và điểu hành.

Cán bộ trên 40 tuổi chiếm tỉ lệ trung bình (31%), đã có thâm niên trong nghề nhiều năm, được rèn luyện thực tiễn, đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong các thời kỳ của nền kinh tế xã hội. Trong quá trình đó dần thích nghi và đạt được nhiều thành công về tổ chức quản lý kinh doanh, tạo uy tín ngành nghề, có mối quan hệ tin cậy, bền vững với khách hàng, có trình độ lý luận, hiểu biết xã hội. Hạn chế duy nhất là ngại học tập tiên phong áp dụng khoa học kỹ thuật mới, khả năng sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ cao hạn chế.

Về thiết bị, Trong số lượng máy móc thiết bị hiện tại của Công ty, nhìn chung các vật

tư thiết bị đều đang trong thời gian hoạt động tốt. Đến nay, năng lực về máy móc, thiết bị phục vụ công việc Quản lý dự án đã đáp ứng được yêu cầu, trang bị đầy đủ về mặt thiết bị để hoạt động quản lý dự án đạt được hiệu quả cao nhất. Dưới đây là danh mục máy móc thiết bị hiện tại.

Bảng 3.3: Danh mục cơ sở vật chất, thiết bị [7]

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Xuất xứ Số lượng

1 Mạng ADSL cho toàn bộ Toàn bộ 01

2 Máy tính cố định cái Trung Quốc 33

3 Máy tính xách tay cái Nhật 05

4 Máy in các loại (A4, A3, màu) cái HP (Mỹ) 05

6 Máy đóng quyển cái Việt Nam 02

3.2.1 Thực trạng về công tác Quản lý chất lượng

Căn cứ theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý và bảo trì công trình xây dựng, quản lý chất lượng bao gồm các công tác: quản lý chất lượng khảo sát xây dựng, quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình, quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình. Nhận thấy tầm quan trọng của chất lượng công trình quyết định đến chất lượng dự án đầu tư xây dựng nên những năm gần đây, Công ty đã tiến hành quản lý chất lượng theo chiều sâu. Ở mỗi khâu, mỗi giai đoạn của dự án đều cử các cán bộ giám sát theo dõi công trình, lập biểu mẫu cho công tác hiện trường, nhật kí thi công. Định kỳ hàng tháng họp giao ban để Ban QLDA báo cáo trước Ban giám đốc và giải quyết những vướng mắc nảy sinh về chất lượng, kỹ thuật và tiến độ của công trình.

Trong công tác quản lý khảo sát chất lượng, luôn bám sát các hoạt động dù là nhỏ nhất, giám sát, kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng trong các nội dung: nhân lực, thiết bị khảo sát hiện trường, phòng thí nghiệm,... được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định tại hợp đồng xây dựng; theo dõi kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng: vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu trữ số liệu khảo sát và mẫu thì nghiệm; kiểm tra thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; kiểm tra sát cao công tác đảm bảo an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát. Tuy nhiên trong một số dự án, tư vấn vẫn chưa bám sát thực địa: địa hình, quy mô. Trong hợp đồng ký kết giữa Công ty và nhà thầu chưa quy định rõ trách nhiệm đối với bên thực hiện, chưa đi sát vào công việc cụ thể, chưa lồng ghép được hết các văn bản pháp luật.

Trong công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng phần lớn đều được thực hiện nghiêm túc. Các nhà thầu tư vấn thiết kế được lựa chọn khách quan, minh bạch; hình thức đấu thầu cạnh tranh, công khai; tổ chấm thầu được thành lập với đội ngũ lâu năm trong nghề. Các nhà thầu được lựa chọn, đánh giá qua nhiều bước, nhiều tiêu chí về kỹ thuật, nhân lực, thời gian thực hiện. Bản vẽ thiết kế được thẩm tra, thẩm định đúng với tiêu chuẩn, quy phạm của nhà nước. Các đơn giá công tác thực hiện đối chiều với đơn giá công bố theo tháng, quý, năm của UBND tỉnh, định mức ban hành. Song ở một vài

tiểu dự án, nhất là ở bước lập dự án và thiết kế cơ sở chưa đảm bảo chất lượng, dẫn đến giai đoạn thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công phải điều chỉnh, bổ sung, nhiều trường hợp phải điều chỉnh quy mô, giải pháp kỹ thuật, kéo dài thời gian thực hiện,...

Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng cũng được lãnh đạo hết sức chú trọng. Việc lựa chọn nhà thầu thi công được lọc lựa, đảm bảo quá trình thi công nối tiếp, không bị gián đoạn, sớm nghiệm thu công trình vào sử dụng một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số dự án, do yếu tố khách quan, Công ty chưa lường hết được, đó là các nhà thầu vì lợi ích kinh tế sau khi trúng thầu ở công trình này vẫn cố gắng đi mở thầu ở công trình khác, dẫn đến thi công một lúc nhiều dự án mà không đáp ứng được yêu cầu máy móc, nhân công, tài chính,... Hay tại một số ít dự án lớn trong giai đoạn thi công xây lắp công trình, nhà thầu thi công không đảm bảo được khối lượng theo thiết kế được phê duyệt hoặc thi công không đúng thiết kế dẫn đến phải phá đi làm lại.

Thực hiện phương án chống hạn phục vụ sản xuất vụ Chiêm Xuân 2016 trên địa bàn Công ty quản lý đã tiến hành nạo vét một số kênh chính, trục tiêu như nạo vét sông Gòng, kênh Lộc Vinh huyện Hoằng Hóa, nạo vét kênh Đình Vịnh huyện Nga Sơn. Để chủ động về nguồn nước phục vụ sản xuất vụ Chiêm xuân năm 2016 từ quý II năm 2015 Công ty đã cho rà soát các kênh tiêu, trục tiêu lớn có khả năng dẫn và trữ nước tiên hành thiết kế nạo vét để nâng khả năng dẫn nước và trữ nước đảm bảo nguồn cho chống hạn, cho đến nay trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đã tiến hành nạo vét 2 trục tiêu lớn là Sông Gòng đoạn K5+570-K9+170, kênh Lộc Vinh đoạn K0+00-K0+570 và sửa chữa cống điều tiết tại K2+400 đảm bảo dẫn nước tiêu cho hơn 2.700 ha và tưới cho hơn 2.000ha đất canh tác nông nghiệp của các xã Hoằng Vinh, Hoằng Đức, Hoằng Minh, Hoằng Thịnh, Hoằng Đồng Hoằng Lộc huyện Hoằng Hóa; Nạo vét kênh Đình Vịnh Nga Sơn và 03 tuyến kênh nhánh nâng cao khả năng dẫn và trữ nước tưới cho gần 550ha và tiêu cho 980ha diện tích đất nông ghiệp của các xã Ba Đình, Nga Vịnh huyện Nga Sơn.

Hình THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỦY LỢI BẮC SÔNG MÃ – THANH HÓA.2 Triển khai nạo vét chống hạn vụ Chiêm xuân 2016 của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã – Thanh Hóa

3.2.2 Thực trạng về công tác Quản lý tiến độ

Tiến độ thực hiện dự án có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng. Với các công trình cải tạo, nâng cấp những hạng mục đã xuống cấp, yêu cầu tiến độ luôn được quan tâm, coi trọng do các dự án công trình đều phải vừa thi công, vừa phải đảm bảo thời vụ sản xuất cho bà con. Tiến độ thực hiện một số dự án được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỦY LỢI BẮC SÔNG MÃ – THANH HÓA.4 Tiến độ thực hiện một số dự án[8]

STT Tên dự án Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ

1 Kiên cố kênh N7 và công trình trên kênh K0-K1+810 thuộc kênh chính Hoằng Khánh

90 ngày 91 ngày +1%

2 Kiên cố kênh trạm bơm Hoằng Giang

STT Tên dự án Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ

3 Kiên cố kênh Giáp An Thái 120 ngày 123 ngày +2,5% 4 Nâng cấp trạm bơm tiêu Hoằng

Quang 2

120 ngày 120 ngày 0%

5 Kiên cố kênh N12 và công trình trên kênh đoạn K0-K1+821

150 ngày 160 ngày +6,67% 6 Nâng cấp kênh Nam Hoằng Khánh 120 ngày 116 ngày -3,33% Qua bảng trên thấy rằng vẫn còn tồn tại các dự án bị chậm tiến độ, điển hình như dự án Kiên cố kênh N12 và công trình trên kênh đoạn K0-K1+821 bị chậm tiến độ 10 ngày. Lý do bị chậm tiến độ là do:

(1) Các dự án, công trình xây dựng gần đây càng có quy mô lớn việc kiểm soát tiến độ là khó khăn hơn trước.

(2) Công tác lập tiến độ các dự án, công trình của cán bộ quản lý dự án tại Công ty chưa tốt dẫn tới gặp khó khăn trong khâu kiểm soát tiến độ và phải điều chỉnh lại nhiều lần.

(3) Địa bàn của thành phố Thanh Hóa nhìn chung không có nhiều thuận lợi như: công tác giải phóng mặt bằng trì trệ làm chậm tiến độ tới các công việc liên quan;địa hình địa chất và khí hậu của thành phố phức tạp: nhiều công trình nhà thầu thi công phải di chuyển vật liệu, phương tiện, máy móc... bằng ghe xuồng vào chân công trình; địa chất lại phức tạp nhiều như túi bùn xen lẫn đất trầm tích nên quá trình khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng thường mất thêm thời gian thực hiện, kiểm tra, xử lý....

3.2.3 Thực trạng về công tác Quản lý chi phí

Công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng chủ yếu ở các nội dung sau: quản lý tổng mức đầu tư; dự toán và tổng dự toán; định mức, giá xây dựng công trình và chỉ số xây dựng, quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng. Việc quản lý chi phí do phòng Tài chính kế toán chịu trách nhiệm chính, trong thời gian qua đã luôn thực hiện theo đúng quy định hiện hành của nhà nước; tuyển dụng đúng người có năng

lực đảm nhiệm công việc, phân công đúng người đúng việc, có tinh thần trách nhiệm cao, kinh nghiệm trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng; luôn theo dõi, nắm bắt để áp dụng và thực hiện các văn bản, quy phạm pháp luật luôn được sửa đổi, thay thế theo thời gian.

Chi phí dự án đầu tư xây dựng của các dự án luôn được lập và quản lý trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí trong hoạt động xây dựng, hệ thống giá xây dựng và cơ chế chính sách có liên quan do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Để có thể quản lý chi phí một cách hiệu quả, giảm thiểu chi phí thi công, Công ty luôn lập kế hoạch điều chỉnh chi phí một cách hợp lý, từng bước để đảm bảo cả về mặt chi phí, thời gian cũng như chất lượng dự án. Các dự án có tổng mức điều chỉnh tăng không nhiều.

Bảng THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MTV THỦY LỢI BẮC SÔNG MÃ – THANH HÓA.5 Tổng mức đầu tư ban đầu và Tổng

mức đầu tư điều chỉnh[8]

Đơn vị tính: triệu đồng STT Tên dự án TMĐT ban đầu TMĐT điều chỉnh Tỷ lệ

1 Kiên cố kênh N7 và công trình trên kênh K0-K1+810 thuộc kênh chính Hoằng Khánh

5.000 5.200 +4%

2 Kiên cố kênh trạm bơm Hoằng Giang

15.000 15.130 +0,86%

3 Kiên cố kênh Giáp An Thái 5.500 4.500 -18,18%

4 Nâng cấp trạm bơm tiêu Hoằng Quang 2

5.600 4.800 -14,28%

5 Kiên cố kênh N12 và công trình trên kênh đoạn K0-K1+821

5.000 4.950 -1%

6 Nâng cấp kênh Nam Hoằng Khánh 4.200 4.500 +7,14% 7 Nâng cấp kênh Tây TB Đoàn Thôn 3.000 2.900 -3,3%

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, Công ty vấn luôn gặp khó khăn trong một số giai đoạn như là:

+ Trong công tác lập dự toán khi áp dụng định mức, đơn giá vào tính toán một số công tác chưa được đồng nhất theo quy định và thực tế. Việc thực hiện các dự án thi công qua nhiều giai đoạn, kéo theo thời gian dài, do đó vướng phải yếu tố về trượt giá, chi phí dự phòng bị độn lên nhiều so với thực tế vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.

+ Đơn vị tư vấn lập dự án đã sử dụng suất vốn đầu tư phần xây dựng đã quá cũ không

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi (Trang 57)