Năng lực về nguồn lực

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi (Trang 42 - 46)

Năng lực được định nghĩa là khả năng thi hành các hoạt động trong phạm vi một nghề nghiệp đạt được mức tiêu chuẩn cần thiết để được tuyển dụng [18].

Các loại nguồn lực để thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm những khả năng hiện có về lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Đó chính là nhân lực ( kinh nghiệm hoạt động, tổ chức thực hiện,..) và thiết bị ( cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ,…)

Con người là tài sản quan trọng nhất mà một dự án cần có, quyết định sự thất bại hay thành công của tổ chức nói chung và của dự án nói riêng. Quản lý dự án xây dựng là hoạt động đòi hỏi tính sang tạo, chính vì vậy yếu tố con người càng quan trọng, nhất là đối với một cơ quan QLDA sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Lực lượng nhân lực và hạt nhân của công tác QLDA, chính lực lượng này xây dựng các nguyên tắc, phương thức và kết hợp các yếu tố khác để thực hiện công tác QLDA. Vì vậy, sự thành công của dự án phụ thuộc nhiều vào tính hiệu quả của cách “quản lý con người” (thường gọi là quản lý nhân lực) của Ban Quản lý. Bao gồm cả cách quản lý chính bản thân người lãnh đạo, quản lý nhân viên trong đơn vị hay quản lý nhà thầu.

Tương tự như các quy định về điều kiện năng lực của tổ chức hoạt động tư vấn thì Luật Xây dựng cũng quy định các điều kiện năng lực hoạt động của các cá nhân hành nghề xây dựng tại Việt Nam.

Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.

Cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động.

Các kỹ năng cơ bản của cá nhân để nâng cao năng lực bao gồm:

- Các kỹ năng thuộc lĩnh vực cốt lõi xác định năng lực chuyên môn: kỹ năng này đòi hỏi sự áp dụng những kiến thức chuyên môn thích hợp. Những kiến thức này thông thường được trang bị thông qua một chương trình giáo dục cấp bằng được cấu trúc phù hợp kết hợp với đào tạo và kinh nghiệm làm việc;

- Các kỹ năng giao tiếp; - Các kỹ năng cá nhân;

- Các kỹ năng quản lý và kinh doanh; - Kỹ năng thực hành chuyên môn;

- Kỹ năng sử dụng máy tính và công nghệ thông tin; - Kỹ năng hiểu biết về công nghệ xây dựng;

- Kỹ năng am hiểu quy định và pháp luật về xây dựng;

Căn cứ vào chiến lược phát triển và yêu cầu của thị trường, của dự án cũng như quy định của các cơ quan quản lý nhà nước mà các doanh nghiệp phải có cơ cấu số lượng cá nhân tư vấn cho từng lĩnh vực cho phù hợp.

Ở các giai đoạn phát triển, tiêu chí này có thể được sử dụng để đánh giá mức động nâng cao năng lực của tổ chức thông qua chỉ tiêu mức tăng số lượng nhân sự (K1):

- Chỉ tiêu tỷ lệ bộ môn chuyên môn trong tổ chức:

- Chỉ tiêu về lứa tuổi: Một cách tương đối có thể chia các nhân sự trong cùng một tổ chức thành các nhóm tuổi như sau:

Nhóm tuổi dưới 30 tuổi.

Nhóm tuổi từ 30 tuổi đến 50 tuổi. Nhóm tuổi trên 50 tuổi.

Từng nhóm tuổi nêu trên có nhu cầu, đặc điểm riêng về kiến thức, yêu cầu, khả năng thích ứng, mức độ hài lòng.... nên cơ cấu lứa tuổi có ảnh hưởng lớn tới khả năng nâng cao năng lực của tổ chức Quản lý dự án.

Tùy vào việc cung cấp dịch vụ Quản lý dự án cho từng dự án, hạng mục dự án mà doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng đủ số lượng và chất lượng nhân sự của từng bộ môn đáp ứng yêu cầu đặt ra của dự án. Trong lĩnh vực Quản lý dự án, thông thường năng lực, kinh nghiệm qua từng dự án sẽ tỷ lệ thuận với độ tuổi và sẽ được phân công các nhiệm vụ tương ứng với năng lực kinh nghiệm của cá nhân được phân công như thiết lập ý tưởng, phương án quản lý và triển khai thể hiện.

* Năng lực về cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp là sự kết hợp chặt chẽ giữa các cá nhân, quá trình và những hoạt động trong doanh nghiệp xây dựng gắn liền với môi trường kinh doanh và bên ngoài, nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu đề ra của doanh nghiệp xây dựng.

Cơ cấu tổ chức là phần tĩnh của doanh nghiệp: Bao gồm cơ cấu tổ chức của chủ thể quản lý và cơ cấu công việc sản xuất kinh doanh ( đối tượng bị quản trị)

- Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp phải đáp ứng được:

+ Phương hướng, mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. + Xác định phương án tổ chức thực hiện gồm cơ cấu tổ chức và tổ chức quá trình. + Chỉ đạo, điều hành quá trình thực hiện sản xuất – kinh doanh.

+ Kiểm tra tỉnh hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch + Hạch toán và tổng kết

- Cơ cấu tổ chức quản trị nhân sự phải đáp ứng được yêu cầu: + Tuyển chọn cán bộ hoặc lao động

+ Duy trì và phát triển con người về lao động cả về mặt tinh thần, nghề nghiệp cũng như vật chất thông qua chế độ, chính sách lương, thưởng và các chính sách xã hội. * Năng lực máy móc, trang thiết bị công nghệ:

Ngày nay, máy móc, trang thiết bị đã là yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nói chung và quản lý dự án nói riêng. Chính vì thế, ngoài các yếu tố về con người, phương pháp, tổ chức điều hành thì việc hiện đại hóa máy móc, trang thiết bị là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Tiến bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, chi phí,… Nhờ vậy sẽ nâng cao hiệu quả trong công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng. Tiến bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị thực sự là hướng đi đúng đắn của một doanh nghiệp giàu tiềm năng.

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi (Trang 42 - 46)