Giải pháp nâng cao năng lực Quản lý an toàn lao động,vệ sinh môi trường

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi (Trang 79 - 85)

An toàn lao động trong xây dựng luôn là yếu tố quan trọng được ưu tiên hàng đầu, vì thể ngay tư trong giai đoạn khảo sát, thiết kế cho đến giai đoạn thi công, Công ty cùng nhà thầu phải luôn tuân thủ một cách nghiệm ngặt theo các quy định hiện hành theo Luật an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Trước khi khởi công, trong hợp đồng ký kết với các nhà thầu, Công ty cần yêu cầu các nhà thầu tổ chức lập, trình Công ty chấp thuận kế hoạch, biện pháp tổng hợp về an toàn lao động, vệ sinh môi trường và kế hoạch này được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công trên công trường, nội dung cơ bản của kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định. Với nhiều dự án có tính chất phức tạp khác nhau, đặc trưng các dự án hầu hết thi công trong môi trường dưới nước, thường xuyên chịu nhiều chi phối bởi yếu tố thiên tai, lũ lụt nên cần tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình.

Đứng trên phương diện là Chủ đầu tư, Công ty cần tổ chức phối hợp với nhà thầu để thực hiện quản lý an toàn lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình. Chính vì lý do đó, tác giả xin đề xuất quy

trình giám sát về việc tuân thủ thực hiện công tác quản lý an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong thi công như sơ đồ dưới đây:

Hình THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MTV

THỦY LỢI BẮC SÔNG MÃ – THANH HÓA.6 Quy trình giám sát công tác Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong giai đoạn thi công

Bước 1: Sau khi có kết quả trúng thầu, đơn vị thi công bắt đầu chuẩn bị sẵn sang cho

công tác khởi công xây dựng. Trước khi vào giai đoạn khởi công, nhà thầu thi công chuẩn bị trình hồ sơ kế hoạch và biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường;

Bước 2: Hồ sơ đã được nhà thầu thi công trình lên Công ty thẩm định và phê duyệt.

Hồ sơ trong đó nêu rõ nội dung về kế hoạch, biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường theo đúng quy định trong Luật;

Bước 3: Phòng Kỹ thuật và quản lý công trình có trách nhiệm tiếp nhận thẩm định hồ

sơ của đơn vị thi công trình lên, để tham mưu giúp lãnh đạo Công ty cho phép nhà thầu thi công khởi công cũng như kiểm tra, giám sát, xử lý các vấn đề phát sinh, trong quá trình tổ chức thi công trên công trường;

Bước 4: Sau khi kiểm tra, giám sát quá trình trên đạt yêu cầu, phòng Kỹ thuật và quản

lý công trình làm văn bản tham mưu cho lãnh đạo cho phép đơn vị thi công được phép thi công. Trong suốt quá trình đơn vị thi công trên công trường, Công ty phân công Phòng Kỹ thuật và quản lý công trình cử các cán bộ giám sát cùng với đơn vị thi công phối hợp, kiểm tra chặt chẽ, xử lí các trường hợp có thể xảy ra.

Kết luận chương 3

Qua những phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã – Thanh Hóa trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả theo chiều hướng tốt, nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi được xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, hoàn thành đúng tiến độ, chỉ tiêu đề ra.

Song bên cạnh đó không thể không nói đến những hạn chế, tồn tại, khó khan còn đang diễn ra tại Công ty cần khắc phục, tìm ra hướng giải quyết. Vì vậy nhằm nâng cao chất lượng Quản lý dự án tại công ty trong thời gian tới, dựa trên cơ sở thực trạng đó và các kiến thức thực tiễn, lý luận khoa học, văn bản pháp luật, quy phạm hiện hành, tác giả đã đề xuất các giải pháp có tính thiết thực và áp dụng với đặc thù, tính chất tại Công ty

nhằm tăng hiệu quả các công tác trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Thời gian vừa qua, bên cạnh kết quả đạt được trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung thì vẫn còn một số tồn tại, hạn chế về năng lực công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã – Thanh Hóa đòi hỏi phải có nghiên cứu tìm ra giải pháp khắc phục. Qua đề tài luận văn này, tác giả đã thực hiện được một số nội dung như:

+ Thứ nhất, đề tài luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận, pháp lý về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng. Đồng thời đưa ra tổng quan về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của các chủ đầu tư tại Việt Nam thời gian qua.

+ Thứ hai, đề tài luận văn đã phân tích làm rõ thực trạng các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân dẫn tới về năng lực công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã – Thanh Hóa.

+ Thứ ba, đề tài đã đề xuất giải pháp nâng cao năng lực công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã – Thanh Hóa.

2. Kiến nghị

Để các giải pháp đề xuất nâng cao năng lực công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã – Thanh Hóa được hiệu quả, tác giả kiến nghị một số nội dung như sau:

- Các giải pháp đề xuất trong đề tài luận văn cần phải được thực hiện đồng bộ để mang lại hiệu quả chung.

- Kiến nghị Quốc Hội sớm chỉ đạo Chính phủ, Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Thanh Hóa cần sớm ban hành các quy định, quy trình cụ thể hơn nữa trong quá trình QLDA đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ xây dựng, Thông tư 04/2017/TT-BXD ngày 30 tháng 8 năm 2017 Quy định về Quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, Website Chính Phủ, 2017

2. Bộ xây dựng, Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 03 năm 2016 Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Website Chính Phủ, 2016 3. Chính phủ, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 Về quản lý

chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, Website Chính phủ, 2015.

4. Chính phủ, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Website Chính phủ, 2015.

5. Chính phủ, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 Về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Website Chính phủ, 2015.

6. Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã – Thanh Hóa, Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã – Thanh Hóa, 2017.

7. Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã – Thanh Hóa, Năng lực hoạt động của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã – Thanh Hóa, 2018.

8. Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã – Thanh Hóa, Các báo cáo tình hình đầu tư và quản lý dự án đầu tư xây dựng của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã – Thanh Hóa giai đoạn từ năm 2014 tới năm 2018, 2018.

9. Th.S Trần Văn Duy (2018), Luận văn Thạc sĩ: Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực Quản lý dự án cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, Đại học thủy lợi, Hà Nội.

10. Đoàn Thế Lợi (2004), Quản lý thuỷ nông trong nền kinh tế thị trường, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

11. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (2012), “Giáo trình lập dự án đầu tư”, Nhà xuất bản đại học KTQD, Hà Nội.

12. GS.TS. NGƯT Bùi Xuân Phong (2016), “Quản trị dự án đầu tư”, Nhà xuất bản đại học KTQD, Hà Nội.

13. TS. Từ Quang Phương (2005), “Quản lý dự án đầu tư”, Nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội.

14. Quốc hội, Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14, Website Chính phủ, 2017. 15. Quốc hội, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Website Chính phủ, 2014. 16. Quốc hội, Luật đầu tư số 67/2014/QH13, Website Chính phủ, 2014.

17. PGS.TS. Trịnh Quốc Thắng (2015), “Tư vấn dự án và Tư vấn giám sát thi công

xây dựng, Nhà Xuất Bản xây dựng”, Hà Nội

18. Viện Quản lý dự án, Cẩm nang các kiến thức cơ bản về Quản lý dự án, Website Chính phủ, 2016.

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi (Trang 79 - 85)