Đặc điểm địa bàn quản lý của Hải đội 3

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền nam (Trang 67 - 68)

Theo quyết định số 3063/QĐ-TCHQ ngày 15/09/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định thì địa bàn hoạt động của Hải đội 3 là từ vùng biển từ

58

tỉnh Bình Thuận đến hết vùng biển tỉnh Kiên Giang; Vùng sông, luồng dẫn vào các cảng biển quốc tế nằm trong sông.

Địa bàn trải dài và rộng, tình hình hoạt động buôn lậu trên biển, trên sông có tính chất phức tạp. Trong đó, các khu vực thuộc địa bàn trọng điểm bao gồm:

• Khu vực vùng biển Vũng Tàu từ phao số “0” dẫn vào vùng ven biển Cần Giờ giáp Tiền Giang, vịnh Gành Rái; Khu vực sông Dinh, sông Thị Vải, vùng neo đậu, chuyển tải Gò Gia và vùng nước cảng thuộc cụm cảng Cái Mép, SP- PSA, Phú Mỹ, Gò Dầu. Tại khu vực cụm cảng Cái Mép -Thị Vải có hoạt động chuyển cửa khẩu vào thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và quá cảnh hàng hóa đi Campuchia qua cửa khẩu Vĩnh Xương, An Giang tiềm ẩn nhiều rủi ro như buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

• Khu vực các tuyến sông thành phố Hồ Chí Minh gồm: ngã ba Thiềng Liềng thuộc sông Lòng Tàu; sông Soài Rạp, khu vực phà Bình Khánh; ngã ba Đèn đỏ: sông Nhà Bè, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai (luồng vào cảng Cát Lái, cảng Đồng Nai, cảng Bình Dương).

• Tuyến biển ngoài khơi từ tỉnh Bình Thuận, BRVT, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang (bao gồm cả các đảo Phú Quý, Côn Đảo, Hòn Khoai, Phú Quốc).

• Địa bàn các tỉnh miền Tây Nam bộ tập trung vào một số khu vực trọng điểm của các tỉnh như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang (khu vực vùng biển giáp ranh giữa Thái Lan, Camphuchia và Việt Nam).

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền nam (Trang 67 - 68)